Đa dạng hóa phương thức cho vay nhằm san sẻ rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lí rủi ro tín dụng tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 016 (Trang 91 - 93)

- Phương pháp đo lường rủi ro tíndụng hiện đại:

2010 2011 Tổng dư nợ cho

3.2.5. Đa dạng hóa phương thức cho vay nhằm san sẻ rủi ro

Để phù hợp với sự đa dạng về nhu cầu vốn của khách hàng, quy mô cho vay, đối tượng vay vốn và khả năng kiểm soát của ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro, MB cấn áp dụng nhiều hình thức cho vay. Cụ thể là: + Tiếp tục duy trì phương thức cho vay từng lần: Phương thức này cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của MB trong thời gian qua và đối tượng

khách hàng chính là cá nhân và kinh tế hộ gia đình. Thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì quy mô cho vay từng lần đã đạt được và các khoản vay này có độ an toàn cao và số lượng vay cũng rất lớn vì kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển, nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân ngày càng tăng lên.

+ Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng vì đối tượng khách hàng chính là các Doanh nghiệp, tập đoàn. Đây là những đối tượng mà ngân hàng đang tập trung cho vay nhiều. Do đó, trong tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi hẳn thì ngân hàng cũng nên tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức và các điều khoản ghi trong hợp đồng. Ngân hàng cũng cần cẩn thận khi sử dụng phương thức này vì nó đặt ngân hàng vào vị thế rất khó giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng và dễ xuất hiện rủi ro.

+ Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Hình thức này dễ kiểm soát việc sử dụng vốn, nên có thể hạn chế rủi ro.

+ Phương thức cho vay theo dòng tiền: Đây là phương thức mới, giúp cho CBTD có cách nhìn mới với những thông tin rõ ràng, cụ thể, chính xác về tình hình sản xuất, kinh doanh, có căn cứ để xác định cho vay đúng thời điểm nảy sinh nhu cầu, đúng mục đích, đúng mức cho vay, thẩm định chính xác hiệu quả đầu tư, xác định được khả năng trả nợ, có được những đánh giá rõ ràng cụ thể và quản lý rủi ro.

+ Cho vay đồng tài trợ: Việc cho vay các dự án loại này thường khó khăn do nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, MB nên phối hợp với các ngân hàng khác để cùng nhau liên kết trong thẩm định dự án, hợp vốn cho vay, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra.

3.2.6. Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán và kiểm soátrủi ro tín dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lí rủi ro tín dụng tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 016 (Trang 91 - 93)