Doanh số cho vay DAĐT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 073 (Trang 56)

Tăng trưởng doanh số cho vay DAĐT (%) 35.36 87.72 - 12.38 -38.00 Doanh số cho vay DAĐT /tổng doanh số cho vay

2014 2015 2016 2017 Dư nợ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 1706 2062 2345 2715 Mức tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT (tỷ

đồng)

345 356 283 370 Doanh số thu nợ DAĐT ( tỷ đồng) 111 500 467 95 Dư nợ cho vay DAĐT /tổng dư nợ cho vay (%) 41.56 44.6 40.4

6 46.17

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm)

Sinh viên: Trần Thị Lam 44 Lớp: NHP - K17 Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Doanh số cho vay DAĐT của chi nhánh giai đoạn 2014 - 2017 có nhiều biến động, nhìn chung còn chưa cao tuy nhiên còn phải xem xét đến quy mô hoạt động của chi nhánh cũng như các điều kiện khác mới có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay DAĐT. Năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 35.36% đã khá cao thì sang năm 2015, nắm bắt được những cơ hội từ nền kinh tế đang phục hồi với nhiều điểm thuận lợi cho hoạt động đầu tư, doanh số cho vay DAĐT của chi nhánh tăng trưởng tới 87.72%, nâng tỷ trọng doanh số cho vay DAĐT trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh lên 41.25%. So với năm 2014 cho vay 15 dự án, năm 2015 số dự án cũng chỉ tăng lên 16, chứng tỏ quy mô của các dự án lớn hơn rất nhiều. Hai năm tiếp theo, hoạt động cho vay DAĐT lại bị thu hẹp dần, năm 2016 doanh số giảm 12.38% xuống còn 750 tỷ đồng nhưng lại cho vay tới 21 dự án cho thấy quy mô trung bình của mỗi dự án giảm đi đáng kể. Tuy nhiên chưa thể kết luận là hoạt động cho vay DAĐT của chi nhánh không tốt bởi trong năm này tình hình kinh tế thế giới lẫn trong nước đều không mấy thuận lợi, thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả và thương mại giảm, phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thời tiết khiến cho việc thực hiện các dự án cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Năm 2017 doanh số cho vay DAĐT giảm mạnh tới 38.00% so với năm trước. Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay lại vẫn tăng, cho thấy năm 2017 doanh số cho vay của chi nhánh cũng giảm và còn giảm với tốc độ lớn hơn. Quy mô trung bình của mỗi DAĐT trong năm này cũng giảm đi khi cho 15 dự án vay 465 tỷ.

Trong cả giai đoạn, tỷ trọng doanh số cho vay DAĐT trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh luôn thấp hơn so với cùng chỉ tiêu của toàn hệ thống BIDV cho thấy cơ cấu cho vay của chi nhánh còn khá an toàn hơn

2.2.2.2. Dư nợ cho vay và doanh số thu nợ cho vay DAĐT

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay DAĐT cuối kỳ tại BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014 -2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Dù doanh số cho vay DAĐT biến động tăng giảm nhưng dư nợ vẫn tăng dần qua các năm. Hai năm 2015 và 2016 là 2 năm mà chi nhánh có doanh số thu nợ cho vay DAĐT lớn với 487 tỷ và 608 tỷ, nên dù doanh số cho vay lớn thì dư nợ của 2 năm này chỉ tăng tương ứng là 356 tỷ và 283 tỷ. Năm 2016 dù tình hình kinh tế không thuận lợi nhưng doanh số thu nợ lớn cho thấy các DAĐT mà chi nhánh cho vay vẫn hoạt động hiệu quả để có khả năng trả nợ đúng hạn, góp phần tăng hiệu quả công tác thu nợ cũng như hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng. Ngược lại, năm 2017 trong khi doanh số cho vay DAĐT giảm mạnh thì mức tăng dư nợ lại cao nhất trong giai đoạn này với 370 tỷ do doanh số thu nợ chỉ có 95 tỷ.

Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT trong tổng dư nợ của chi nhánh hầu như cao hơn tỷ trọng doanh số cho vay DAĐT trong tổng doanh số cho vay trong giai đoạn này, một phần nguyên nhân có thể do có những khoản cho vay ngắn hạn tất toán ngay trong năm, hay những khoản cho vay DAĐT từ giai đoạn trước vẫn chưa đến hạn trả nợ. Tuy nhiên so với cùng chỉ tiêu của toàn hệ thống BIDV và cả một số ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank và Techcombank thì tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT của chi nhánh vẫn ở mức thấp hơn.

Xem xét cơ cấu dư nợ cho vay DAĐT theo lĩnh vực của dự án, có thể thấy những lĩnh vực mà BIDV Hoàn Kiếm cho vay là không nhiều, trong đó chỉ riêng dư nợ cho vay xây dựng công trình giao thông đã luôn chiếm một phần lớn, chỉ trừ năm 2015 chiếm 32% còn lại là không dưới 40%. BIDV là một trong những ngân hàng cho vay dự án BOT giao thông nhiều nhất và chi nhánh Hoàn Kiếm dù không phải là chi nhánh lớn nhưng cũng là một trong những chi nhánh có cho vay theo hình thức này. Trong giai đoạn 2014 - 2017 chi nhánh không cho vay thêm dự án BOT mới nào, dư nợ và doanh số cho vay DAĐT xây dựng công trình giao thông trong 4 năm này tăng lên là từ dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mà chi nhánh cho vay từ trước đó nhưng chưa giải ngân hết. Tuy tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay BOT giao thông trong những năm qua khá thấp nhưng vẫn luôn thường trực rất nhiều rủi ro. Ngoài rủi ro chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng, giá vật liệu tăng dẫn đến tăng chi phí, dự án có thể gặp rủi ro pháp lý khi có sự thay đổi về các quy định, chính sách của Chính phủ, ví dụ như chính sách giảm phí thu sẽ làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả về mặt tài chính, hay rủi ro do chất lượng công trình không đảm bảo dẫn đến phát sinh chi phí khắc phục,...Dự án Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bị hư hỏng nhanh chóng khi đi vào khai thác đã bị Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu dừng thu phí từ tháng 5/2016, hay sự việc trạm BOT Cai Lậy bị người dân phản ứng gay gắt về mức phí phải trả gây ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính là một số ví dụ điển hình. Do đó đòi hỏi chi nhánh luôn có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa, phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra. Các dự án xây dựng bất động sản và dự án khác chiếm phần lớn hơn trong

Sinh viên: Trần Thị Lam 46 Lớp: NHP - K17 Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

dư nợ cho vay DAĐT nhưng nhìn vào quy mô có thể thấy đều chưa phải là những dự án lớn. Thị trường bất động sản trong giai đoạn vừa rồi đã phục hồi và phát triển nhưng cũng vì sự sôi động, nóng lên từng ngày của thị trường mà khiến không ít người lo ngại về “bong bóng bất động sản”. Nếu đầu tư vào thời điểm này cũng phải mất một thời gian dài dự án mới đi vào hoạt động được, việc chưa thể lường trước những biến động trên thị trường cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư e ngại, cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay DAĐT của chi nhánh.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay DAĐT cuối kỳ theo lĩnh vực của dự án tại BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm)

2.2.2.3. Chỉ tiêu sử dụng vốn trong cho vay DAĐT

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng vốn huy động trung, dài hạn cho vay DAĐT tại BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014 - 2017

HĐV trung, dài hạn (tỷ đồng) 2691 3695 4409 6271 Dư nợ cho vay DAĐT/HĐV trung, dài hạn

2014 2015 2016 2017 Doanh số thu nợ DAĐT (tỷ đồng) 111 500 467 95 Dư nợ cho vay DAĐT bình quân (tỷ

đồng)

1455 1952 2253 2554 Vòng quay vốn cho vay DAĐT 008 026 021 0N4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm)

Giai đoạn 2014 -2017, NHNN đã phải nhiều lần điều chỉnh quy định về tăng, giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Tháng 12/2014, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng là

Sinh viên: Trần Thị Lam 47 Lớp: NHP - K17 Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

19.42%, cuối năm 2015 tăng lên thành 31% và tháng 5/2017, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống TCTD chỉ chiếm khoảng 15%, tạo sưc ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho hê thống ngân hạng. Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ cho vay DAĐT / hủy động vốn trung, dài hạn của chi nhánh luôn ở mức thấp, cao nhất chỉ là 63.40% năm 2014 và giảm dần qua các năm. Đồng thời cho vay DAĐT lại chiếm phần lớn trong cho vay trung, dài hạn qua đó có thể thấy chi nhánh đàng sử dụng vốn khá an toàn. Tuy điều này sẽ giúp ngân hàng tránh nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản nhưng hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.2.2.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn trong cho vay DAĐT.

Bảng 2.8: Tình hình vòng quay vốn cho vay DAĐT tại BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014 - 2017

2014 2015 2016 2017 Lợi nhuận từ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 36.38 52.70 47.31 56.19 Lợi nhuận cho vay DAĐT / dư nợ cho vay

DAĐT bình quân (%)

2.5 2.7 2.1 2.2

Lợi nhuận cho vay DAĐT / tổng LNTT (%) ____________________

22.15 23.22 19.57 18.30

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm)

Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay DAĐT của chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014 -2017 nhìn chung chưà cao, tốc độ thu hồi vốn chậm. Năm 2015 với những điều kiện kinh tế thuận lợi, doanh số thu nợ cao khiến cho vốn cho vay DAĐT quay vòng nhanh hơn nhiều so với năm 2014. Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này giảm dần , nhất là năm 2017 khi doanh số thu nợ thấp làm cho số vòng quay vốn DAĐT 1 năm chỉ còn 0.04 vòng. Một nguyên nhân có thể kể đến là do kỳ hạn của những khoản vay dài, nhất là những DAĐT xây dựng công trình giao thông không những thời hạn dài mà việc trả nợ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà ngân hàng cũng như chủ đầu tư không thể kiểm soát hết được. Thêm một ví dụ như dự án BOT cầu Việt Trì. Với tổng vốn đầu tư 1900 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng BIDV tài trợ vốn 1635 tỷ đồng, chủ đầu tư phải đạt doanh thu 300 triệu đồng mỗi ngày thì mới có thể hoàn vốn theo thời hạn 18 năm trong hợp đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 6/2016 chủ đầu tư chỉ thu được khoảng 100 triệu đồng/ngày vì các phương tiện đã chuyển hướng đi theo đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Với mức thu như vậy (chỉ khoảng 36 tỷ đồng/năm) thì phải mất hơn 50 năm dự án BOT này mới thu đủ vốn.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.2.2.5. Nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay DAĐT

Hoạt động cho vay DAĐT với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nên thông thường các ngân hàng sẽ cố gắng đưa tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn về một mức có thể chấp nhận. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho vay DAĐT của các ngân hàng. BIDV thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng vay vốn sẽ căn cứ vào các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, bao gồm nhiều bước được sắp xếp khoa học, hợp lý. Từ việc phân loại này, kết quả là trong giai đoạn 2014 - 2017, bên cạnh việc mở rộng cho vay DAĐT, chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm không có khoản nợ cho vay DAĐT nào bị đánh giá là nợ quá hạn hay nợ xấu. Kết quả trên có được là nhờ công tác thẩm định dự án tốt, công tác quản lý, giám sát vốn cho vay hiệu quả của chi nhánh, các khách hàng vay vốn là những khách hàng có uy tín, có năng lực tài và kinh doanh tốt. Tuy nhiên cùng với các chỉ tiêu đánh giá ở trên có thể thấy chính sách của chi nhánh trong cho vay DAĐT còn rất chặt chẽ và an toàn, có thể khiến cho nguồn vốn huy động không được tận dụng một cách triệt để để mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

2.2.2.6. Lợi nhuận từ cho vay DAĐT.

Bảng 2.9: Lợi nhuận từ cho vay DAĐT của BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 của BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm)

Hai năm 2014 và 2015 vẫn là thời điểm mà hoạt động cho vay DAĐT của chi nhánh mang lại lợi nhuận tốt hơn với tỷ lệ lợi nhuận trên dư nợ bình quân đạt 2.5% và 2.7%, chiếm 22.15% và 23.22% tổng LNTT của chi nhánh. Hai năm tiếp theo giảm đi đáng kể khi lợi nhuận cho vay DAĐT chỉ đạt 2.1% và 2.2%, giảm tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động này trong tổng LNTT xuống còn 19.57% năm 2016 và năm 2017 chỉ còn 18.30%. Nhìn chung cả giai đoạn, khả năng sinh lời của hoạt động cho vay DAĐT là chưa cao khi mà biên độ cho vay dự án trung bình của các NHTM cũng đã từ 3 - 4%. Sự đầu tư vào việc phát triển các hoạt động dịch vụ nhiều hơn cũng làm cho vai trò mang lại lợi nhuận của cho vay DAĐT giảm đi đáng kể.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.3. Đánh giá chất lượng cho vay DAĐT tại BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm

2.3.1. Những kết quả đạt được

Là một trong những chi nhánh còn non trẻ trong hệ thống BIDV, với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, tầm nhìn chiến lược đúng đắn, chi nhánh Hoàn Kiếm đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài với nhiều khách hàng tiềm năng, giúp chi nhánh nhanh chóng tạo lập được uy tín, có thị phần nhất định và lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Hoạt động cho vay DAĐT đã góp một phần vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh, chất lượng cho vay DAĐT của chi nhánh là khá tốt thể hiện ở một số điểm như:

- Dư nợ cho vay DAĐT liên tục tăng trưởng qua các năm

Mặc dù dư nợ cho vay DAĐT phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như khả năng nguồn vốn của ngân hàng, chính sách tín dụng của trụ sở chính, lãi suất vay vốn và các chính sách của Nhà nước đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư, các điều kiện kinh tế xã hội khác cũng như năng lực của chủ đầu tư, tính khả thi của dự án nhưng với những định hướng đúng đắn, sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh trong từng mặt nghiệp vụ cùng với sự tin tưởng của khách hàng, dư nợ cho vay DAĐT của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt qua các năm. Đây được xem là một kết quả rất đáng khích lệ của Chi nhánh trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng

- Bảo đảm được các điều kiện cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay DAĐT đều bằng 0.

Với việc thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay theo quy định của NHNN cũng như các quy định do ngân hàng đề ra, thực hiện tốt khâu thẩm định, luôn chú trọng đến việc giám sát khách hàng và DAĐT trước, trong và sau khi cho vay để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, trong cả giai đoạn vừa qua chi nhánh luôn duy trì nợ quá hạn và nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 073 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w