trạng lúc khách hàng không trả được nợ mới xuống tận cơ sở và phát hiện ra thực tế hoàn toàn khác.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thêm thông tin từ bên ngoài. Đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định. Nguồn thông tin này khá đa dạng, phong phú và khách quan, do đó, đối với mỗi cán bộ thẩm định, thu thập được thông tin từ nguồn này giúp việc thẩm định DAĐT được chính xác hơn. Cán bộ thẩm định có thể thu thập được thông tin bằng nhiều cách khác nhau: Tiến hành đi khảo sát thực tế, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông qua các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan quản lý, công ty tư vấn, công ty kiểm toán, các bạn hàng mà khách hàng có quan hệ, phối hợp với các chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng, thu thập thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua mạng internet,...
3.2.1.6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư
Ngân hàng cũng nên đầu tư áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào công tác thẩm định, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị tin học văn phòng đầy đủ. Nên tăng thêm kinh phí đầu tư cho việc hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định, mạnh dạn áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để kết quả thẩm định chính xác, khoa học, giảm bớt yếu tố chủ quan của con người mà lại tiết kiệm thời gian. Cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao cũng đồng nghĩa với việc thông tin được lưu trữ tốt hơn, hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác thẩm định.
3.2.1.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ nói chung cũngnhư như
cán bộ thẩm định, cán bộ quan hệ khách hàng nói riêng, chuyên môn hóa theo từng
ngành nghề lĩnh vực
Muốn làm được những điều trên thì yếu tố quyết định vẫn là con người. Nếu chỉ có quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định phù hợp mà không có yếu tố con người thì cũng không có ý nghĩa gì. Chính vì vậy, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác thẩm định DAĐT, thẩm định khách hàng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DAĐT. Gắn với cán bộ ngân hàng luôn có hai khía cạnh quan trọng đó là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định, cán bộ quan hệ khách hàng bản thân các cán bộ cần phải có tinh thần làm việc tốt, luôn luôn cập nhật thông tin về quy định của Nhà nước về các lĩnh vực đầu tư, thông tin của Bộ Tài chính, của
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nguồn kiến thức khác nhau. Điều này bổ trợ rất nhiều cho các cán bộ trong công tác thẩm định. Để khuyến khích thêm tinh thần cho các cán bộ thì chi nhánh cần phải có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh, các phong trào hoạt động hấp dẫn như giao lưu văn nghệ, thể thao... nhằm tạo ra sự thoải mái cho các cán bộ sau những giờ làm việc căng thẳng, cũng như những hình thức động viên kịp thời khác, việc này cũng giúp ngân hàng giữ chân được những chuyên viên thẩm định có năng lực. Để chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng lĩnh vực đầu tư, chi nhánh cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong từng lĩnh vực, đây cũng là đội ngũ chịu trách nhiệm kèm cặp và hỗ trợ các cán bộ trẻ trong công tác chuyên môn, đặc biệt là truyền dạy những kinh nghiệm trong công tác thẩm định DAĐT, thẩm định khách hàng trong lĩnh vực đó. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao, đào tạo kết hợp lý thuyết với thực tế. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy trình, những quy định của ngân hàng và của pháp luật liên quan. Mặt khác để có một đội ngũ chuyên viên thẩm định thì ngay từ đầu ngân hàng nên đặt vấn đề tuyển dụng đối với các trường đào tạo có chất lượng cao để có thể đi tắt đón đầu được những nhân viên xuất sắc. Phải thường xuyên cho các cán bộ tham gia các lớp đào tạo về nghiệp vụ thẩm định, các buổi toạ đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định... Xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo, trao đổi, nghiên cứu với các ngân hàng, Tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tiếp cận với những kinh nghiệm về cung cấp các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng (bao gồm công tác thẩm định cho vay DAĐT). Đây là những công việc cần thiết giúp những cán bộ này được liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình bằng việc tham gia các lớp đào tạo sau Đại học, nghiên cứu sinh.. .Chi nhánh cũng cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại các cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực (kinh tế, thị trường, kỹ thuật...), vì số đông các cán bộ thẩm định tốt nghiệp các trường khối ngành kinh tế còn các trường khối ngành kỹ thuật lại khá ít, điều này hạn chế chất lượng công tác thẩm định DAĐT
Bên cạnh đó các cán bộ cần phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp của mình. Phải làm việc trong môi trường có nhiều áp lực nhưng cũng đầy cám dỗ nên họ phải là những người có tư cách đạo đức tốt, có lập trường vững vàng, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Ngân hàng nên phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng công việc, từng người, các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định, từ đó, các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng để khi xảy ra sự cố có thể dễ giải quyết hơn. Ngân hàng cũng cần đảm bảo trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định không chỉ dừng lại ở việc đưa ra được một Báo cáo thẩm định chính xác mà còn phải có trách nhiệm trong suốt quá trình đưa dự án vào hoạt động.