Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Fintech trong sản phẩm dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 775 (Trang 27 - 33)

NHTM. Doanh thu từ các dịch vụ này càng cao, tỷ lệ doanh thu từ cung ứng các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech được thực hiện. Việc cung ứng sẽ không được coi là phát triển nếu như không mang lại được doanh thu và lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. Đồng nghĩa với nó là dịch vụ đó ngày càng là sự lựa chọn của khách hàng và dịch vụ đó ngày càng được mở rộng.

- Chi phí giao dịch cho sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech

Chỉ tiêu cho thấy số tiền khách hàng bỏ ra để sử dụng dịch vụ, so sánh với chất lượng dịch vụ xem đã phù hợp chưa, so sánh với các ngân hàng khác để thấy lợi thế và hạn chế của ngân hàng để từ đó xây dựng phương án phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế, tạo điều kiện phát triển hơn nữa sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech.

- Lợi nhuận thu được từ dịch vụ có ứng dụng Fintech

Doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech của khách hàng sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí sẽ tính toán được lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech đã thực sự có hiệu quả. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để so sánh các ngân hàng với nhau trong lĩnh vực phát triển dịch vụ có ứng dụng Fintech.

2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Fintech trong sản phẩm dịchvụ ngân hàng vụ ngân hàng

a. Nhân tố chủ quan

• Nguồn nhân lực

Khi phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech, có thể các ngân hàng giảm được đáng kể nguồn nhân lực do có nhiều công đoạn được tự động hóa và có máy móc hỗ trợ đắc lực. Nhưng cũng chính điều này đòi hỏi mỗi nhân viên ngân hàng phải trang bị cho mình những kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc bằng các phương tiện điện tử, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng lại càng phải nắm chắc hơn vì họ không còn làm việc trực tiếp với khách hàng nữa. Để đạt được điều đó, các cán bộ ngân hàng cần được đào tạo bài bản

về công nghệ thông tin cũng như các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của bất kỳ hoạt động nào, phát triển nhân lực mạnh mẽ sẽ góp phần to lớn cho những thành công của Fintech.

Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Mặc dù tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học của các ngân hàng tương đối cao (đa số là trên 70%) nhưng có nhiều cán bộ được đào tạo dưới thời bao cấp, đồng thời trình độ ngoại ngữ, tin học của phần lớn cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế công việc. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam là một vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển các dịch vụ có ứng dụng Fintech.

• Trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng

Các ngân hàng có đội ngũ kỹ thuật cao sẽ thích hợp với việc phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech. Việc có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật với trình độ thích hợp trong công nghệ truyền thông và thông tin sẽ dễ dàng cho ngân hàng hơn trong việc lựa chọn công nghệ và tốc độ để phát triển. Vì thế để phát triển dịch vụ có ứng dụng Fintech, ngân hàng ngoài sự kết hợp với các công ty Fintech còn cần có đội ngũ kỹ thuật và khoa học cao thì mới có thể vận hành được hệ thống đó, đồng thời có thể xử lý được rủi ro và các tình huống bất ngờ khi thực hiện phát triển dịch vụ có ứng dụng Fintech.

Cơ sở hạ tầng bên trong ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ có ứng dụng Fintech. Khi một ngân hàng muốn phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech thì họ phải ước lượng được sự đồng bộ hóa giữa các kênh điện từ mới đòi hỏi về phương tiện đa truyền thông, mạng lưới cơ sở hạ tầng, công nghệ điện tử có sẵn, các mối liên hệ bên trong, các chương trình tiên tiến và kỹ thuật chia sẻ thông tin an toàn.

• Nguồn vốn đầu tư

Các dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố khoa học công nghệ nên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Ngân hàng cần phải mua sắm các trang bị công nghệ, đào tạo nhân lực vận hành đảm bảo hoạt động dịch vụ được

thông suốt, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng và dễ sử dụng đối với khách hàng. Trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay, công nghệ ngân hàng được xem là tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng nên các NHTM không ngừng đầu tư vốn để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng một kết cấu công nghệ thông tin hiện đại để tránh bị bỏ lại phía sau.

• Năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động dịch vụ Fintech nói riêng. Việc đưa ra những chiến lược phát triển, quyết định đầu tư, ban lãnh đạo sẽ định hướng cho tổ chức và sử dụng, khai thác một cách tốt nhất các nguồn lực như: con người, tài sản, tài chính... cũng như tận dụng các cơ hội nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra theo đúng pháp luật. Sự phát triển của dịch vụ có ứng dụng Fintech cũng không ngoại lệ, phải gắn liền với chất lượng điều hành của mỗi ngân hàng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững và có thể kiểm soát được.

• Uy tín của ngân hàng và chiến lược Marketing

Sản phẩm có ứng dụng Fintech là sản phẩm gắn với công nghệ, do đó, nó vẫn tồn tại một số lỗi như: lỗi phần mềm, lỗi mạng... Đây là những lỗi mà bản thân khách hàng khi chưa sử dụng dịch vụ vẫn có thể dự đoán trước được và chính sự nghi ngờ này ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng, qua đó tác động đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech. Vậy, để đảm bảo mục tiêu phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech, ngân hàng cần phải chấp nhận những chi phí liên quan. Chi phí phát triển của dịch vụ đó bao gồm: chi phí mua, chi phí tiếp cận, chi phí sử dụng. Đây là chi phí bắt buộc mà ngân hàng nào cũng phải chấp nhận khi quyết định phát triển dịch vụ này.

Chính bởi vậy, việc hoạch định chiến lược của các ngân hàng cũng như các uy tín của ngân hàng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech.

b. Nhân tố khách quan

• Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech. Môi trường kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có xu hướng ưa chuộng việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ công nghệ hơn bao giờ hết, bởi lẽ các tiện ích mà nó đem lại sẽ cho khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, kiểm đếm, làm cho quá trình thanh toán nhanh chóng chính xác và an toàn hơn. Ngân hàng sẽ không thể đẩy mạnh các dịch vụ có ứng dụng Fintech nếu như nền kinh tế đình trệ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì các dịch vụ phải thay đổi để bắt kịp nhu cầu, lúc này dịch vụ ngân hàng truyền thống sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chính bởi vậy, sản phẩm sử dụng công nghệ Fintech ra đời.

Mặt khác, sự ổn định của tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu như đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao thì sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ có xu hướng hạn chế đầu tư, trong trường hợp này nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác cũng bị hạn chế.

• Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội bao gồm các yếu tố như: chính trị, dân số, trình độ dân trí, thu nhập... Một thể chế chính trị ổn định không có những biến động bất thường

sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nói chung và sản phẩm dịch vụ Fintech nói riêng phát triển. Các ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của yếu tố chính trị, khai thác những cơ hội kinh doanh mà môi trường chính trị đem lại, tìm ra cách để có thể vượt qua những rào cản một cách thích hợp nhất, để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ trong kinh doanh từ sự phát triển đó tìm hướng phát triển cho dịch vụ có ứng dụng Fintech. Chính sự ổn định trong chính trị xã hội sẽ tạo sự yên tâm trong hoạt động kinh doanh cũng như tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội của ngân hàng và cả khách hàng. Từ đó nảy sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nói chung và các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech nói riêng.

Ngân hàng muốn phát triển dịch vụ đó, cần phải được công chúng đón nhận. Công chúng cần phải hiểu được và nắm bắt được những tiện ích khi họ sử dụng dịch vụ có ứng dụng Fintech của ngân hàng. Điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ của mỗi khách hàng. Nó được thể hiện ở khả năng và mức độ tiếp cận cũng như nhận thức thông tin, khả năng sự đón nhận thành tựu khoa học công nghệ ở họ.

• Yếu tố tâm lý

Tâm lý có thể nói là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có ứng dụng Fintech. Tâm lý có thể biểu hiện qua nguyện

vọng, ý thích, thị hiếu... của mỗi người. Tâm lý lại chịu tác động lớn từ môi trường con người sống và làm việc. Chính bởi vậy, ngân hàng trước hết phải nắm bắt được tâm lý của khách hàng, qua đó cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu, đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, của từng đối tượng khác nhau trong từng điều kiện khác nhau. Đối với các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech - là những sản phẩm mới, hiện tại thì yếu tố tâm lý lại càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ. Bởi lẽ, theo tâm lý, con người thường sẽ sử dụng những dịch vụ quen thuộc, ngại phải thay đổi sang một dịch vụ mới khi chưa biết nó như thế nào. Do vậy, để thay đổi được tâm lý của khách hàng cũng như nắm bắt được hết tâm lý của họ, đòi hỏi sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech phải thật đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời dễ sử dụng, tiện lợi, hiện đại.

• Thu nhập, sự hiểu biết và thói quen sử dụng công nghệ

Dịch vụ sản phẩm có ứng dụng Fintech cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ thu nhập của người dân. Thu nhập tăng đồng nghĩa với việc khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt các dịch vụ sản phẩm có ứng dụng Fintech bởi các tiện ích mà nó mang lại. Đồng thời, khi đời sống của người dân được cải thiện cũng buộc ngân hàng phải không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu thiết thực của khách hàng. Mặc dù các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech rất tiện lợi bởi các lợi ích của nó mang lại, tuy nhiên muốn sử dụng được các sản phẩm đó thì khách hàng cần có những hiểu biết tối thiểu về công nghệ và nắm được các bước cơ bản nhất để sử dụng các thiết bị hiện đại như: máy tính, thiết bị mạng, dịch vụ viễn thông để có thể thực hiện các giao dịch. Nếu khách hàng

không sử dụng được các thiết bị đó, thì rất khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ có ứng dụng Fintech hiện đại. Tuy nhiên, đối với những người am hiểu công nghệ, cũng như ưa thích công nghệ thì lợi ích mà sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech mang lại là rất lớn.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech không thể không kể đến thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng. Khi khách hàng có thói quen sử dụng tiền mặt thì rõ ràng công tác thanh toán qua ngân hàng giảm xuống và kém hiệu quả mà hiện nay các sản phẩm dịch vụ ứng dụng Fintech chủ yếu hướng tới việc thanh toán. Do đó, để phổ biến dịch vụ này thì ngân hàng phải có được sự chấp nhận của khách hàng bằng cách truyền thông cho khách hàng về sản phẩm và cách sử dụng nó.

STT Nội dung Mục đích

1 Giới tính Phân luồng được khách hàng

sử dụng theo độ tuổi, giới tính,

PHẦN 3: SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 775 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w