Định hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 775 (Trang 71 - 73)

hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Có thể nói, công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng. Do vậy, ngân hàng nhà nước luôn coi trọng và quan tâm phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện đại hóa ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu

và là mục tiêu quan trọng được đặt ra sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành ngân hàng. Những năm qua, ngành ngân hàng đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ngân hàng.

Đối với các ngân hàng thương mại, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả thông qua việc tập trung hóa tài khoản khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hiện đại.

Bên cạnh những cơ hội đang có, Techcombank nói chung - Chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng nhận thức được rõ những khó khăn sẽ phải đối mặt, khi mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đang quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và nhóm sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech là một trong những ưu tiên hàng đầu. Do đó, định hướng của Techcombank - Chi nhánh Thăng Long là:

- Thứ nhất, Cần tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech đang có để có được những phiên bản với nhiều lợi ích, tốc độ xử lý cũng cao hơn, độ bảo mật, an toàn cao hơn. Hoàn thiện các tính năng dịch vụ thông qua việc hợp tác với các đối tác mới, tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm,... của các nước và tổ chức quốc tế nhằm từng bước ứng dụng công nghệ tài chính vào Việt Nam đạt trình độ cao.

- Thứ hai, Thực hiện việc ứng dụng Fintech vào các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cần phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, hệ thống mở, hướng đến sự tự động hóa và phù hợp với lộ trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech hiện đại: tuân thủ các chuẩn mực quốc tế nhằm đổi mới toàn diện.

- Thứ ba, Tập trung nguồn lực hơn nữa cho hệ thống các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech: tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng mới cả về số lượng và chất lượng đủ khả năng tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cá bộ nhân viên ngân hàng về nhận thức và phải coi “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là các

sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động ngân hàng, là phương tiện chiến lược để rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới”.

- Thứ tư, Tích cực đẩy mạnh truyền thông nâng cao tính chủ động bán kèm, bán chéo giữa các sản phẩm ngân hàng điện tử của cán bộ bán hàng, tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình khuyến mại, xúc tiến bán hàng đa dạng, thu hút khách hàng.

- Thứ năm, Ưu tiên đầu tư vốn vào các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech, chủ động tìm nguồn vốn phát triển công nghệ do chính mình, hoặc kết hợp với các ngân hàng hay công ty tài chính có trình độ công nghệ cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 775 (Trang 71 - 73)

w