Một số kiến nghị phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 775 (Trang 81 - 89)

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là một mục tiêu không dễ để thực hiện. Do đó, để các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech thực sự đi sâu vào đời sống và phát huy những ưu điểm của nó thì bên cạnh sự nỗ lực của Techcombank thì cần có sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước cùng các cơ quan, ban, ngành...

a. Đối với Chính phủ

Chính phủ cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech từ việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, hành lang pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, thể hiện sự tôn trọng tính độc lập đồng thời cũng phát huy được thế mạnh của từng ngân hàng. Chỉ có một hệ thống đồng bộ thì việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ đó mới đi vào nề nếp, có định hướng.

Có thể nói rằng đến thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng đã hội tụ đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch hiện đại có tình công nghệ cao, các tiện ích như: mobile banking, internet banking,... đã được triển khai đến khách hàng nhưng cơ sở pháp lý vẫn còn thiếu.

Về chính sách phát triển Fintech, đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án liên quan đến phát triển Fintech; trong đó, tập trung vào hoàn thiện, tạo lập khung khổ hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, các mô hình kinh doanh, hệ thống thanh toán điện tử; xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí, đào tạo... Bên cạnh, việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thể hiện chính sách tập trung cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Fintech ở Việt Nam phát triển.

Khung khổ pháp lý quản lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác.

Như vậy, để việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech trước hết cần hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động Fintech bao gồm:

• Thứ nhất, xây dựng đầy đủ và đồng bộ các quy định về Fintech: Thiết lập các quy tắc và quy định cho hệ sinh thái Fintech. Quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để ngân hàng hoạt động một cách tối ưu, minh bạch.

• Thứ hai, thiết lập chính sách, bao gồm thiết lập các mục tiêu kinh tế và các chính sách tổng thể cho hệ sinh thái Fintech: Hình thành mục tiêu kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế tổng thể, theo ngành và địa phương, tạo định hướng cho hoạt động Fintech cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, có các chính sách miễn giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện miễn phí; hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mạng lưới kết nối với chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và quốc tế; hỗ trợ trong đào tạo nhân lực và cố vấn kỹ thuật, xây dựng môi trường thân thiện và ổn định cho các bên tham gia vào hoạt động Fintech ngày càng phát triển.

• Thứ ba, hình thành các trung tâm và Hiệp hội Fintech: Bên cạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, cần hình thành các trung tâm Fintech tại các khu vực, thành phố lớn với vai trò là trung tâm nâng cao nhận thức, nuôi dưỡng, trực tiếp hỗ trợ các điều kiện chuyên môn, kỹ thuật và hướng dẫn chính sách cho sự phát triển của Fintech. Đồng thời, thành lập Hiệp hội Fintech là tiếng nói của cộng đồng Fintech, tạo liên kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

- Hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính

- Nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương

mại nhà nước, tiến hành đổi mới cơ chế đại diện chủ sở hữu tại các NHTM nhà nước từng bước tách quyền quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước cần hỗ trợ các ngân hàng trong việc áp dụng các công cụ và phương pháp quản trị ngân hàng có ứng dụng Fintech để có thể quản lý tốt được hoạt động của chính các ngân hàng đó.

- Tăng cường hợp tác và gia tăng đầu tư, phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech.

Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, truyền thông, quảng bá hoạt động Fintech cùng với tạo sự kết nối trong đầu tư, khai thác và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty công nghệ, viễn thông, các công ty Fintech, ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức và cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech. Bên cạnh, tiếp tục thực hiện liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ, viên nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ sẽ hỗ trợ, tư vấn đầu tư, lựa chọn công nghệ đầu tư, phần mềm ứng dụng có hiệu quả cho doanh nghiệp. Đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính sẽ lựa chọn công nghệ và phần mềm ứng dụng Fintech theo hướng sẽ gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo để có những ứng dụng tạo ra các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, nhiều tiện ích, thay thế cho các sản phẩm về dữ liệu lớn, mạng ngang hàng, nhận diện kỹ thuật số, ML, UX, NLP, công nghệ Blockchain, Robotics,... sẽ trở thành một nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech trong thời gian tới.

Hiện nay, trong thời cơ phát triển vượt bậc của nền công nghiệp cách mạng khoa học 4.0, chính phủ đang có các chính sách khuyến khích các dự án Startup (khởi nghiệp), đặc biệt là các dự án có hàm lượng công nghệ cao, có ý tưởng đột phá trong công nghệ thông tin. Đây là cơ hội để trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và ngân hàng có ứng dụng Fintech nói riêng chuyển mình, tập trung phát triển hơn nữa công nghệ thông tin, tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án công nghệ thông tin.

b. Đối với Ngân hàng Nhà nước

• Thứ nhất, Đưa ra các định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech

Ngân hàng nhà nước cần có những thông tư, quyết định, chính sách định hướng để đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech.

Trong quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/03/2017 của Thống đốc NHNN ban hành kế hoạch thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính. Điều đó tạo ra động lực và cơ sở để các ngân hàng triển khai và đưa dịch vụ đến với người dân ngày một nhiều hơn và chất lượng hơn. NHNN cần có những chính sách, chiến lược rõ ràng cụ thể hơn nữa để thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech.

• Thứ hai, Hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, cá nhân nhằm tạo cầu về dịch vụ sản phẩm có ứng dụng Fintech

Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân và doanh nghiệp thông qua việc phối hợp với Bộ, Ngành liên quan và tổ chức các hội thảo, diễn đàn... để tạo cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Khi đó, dù khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, khi hiểu được đầy đủ, logic hơn về dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech sẽ nhận ra những điểm lợi ích của nó mang lại và tham gia sử dụng loại hình dịch vụ đó.

• Thứ ba, Tăng cường phối hợp với các tổ chức, bộ, ban ngành liên quan

Phối hợp với các bộ, ban ngành và địa phương triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech; đẩy mạnh công tác giám sát, đảm bảo an toàn và thông suốt hệ thống Internet và mạng viễn thông trong giao dịch các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech. Phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý tội phạm công nghệ cao để nâng cao tính an toàn của sản phẩm và của toàn hệ thống.

c. Đối với các bộ, ngành

• Bộ Tài chính: Ban hành các chính sách ưu đãi, mở rộng hơn nữa phạm vi, đối tượng tác động của các chính sách thuế cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động của các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech như: Giảm thuế VAT hoặc có chính sách khuyến khích tương tự như thanh toàn bằng.

• Bộ Công thương: Xây dựng và áp dụng các biện pháp hành chính, có kinh nghiệm tổ chức thi đua, khen thưởng, vinh doanh, xếp hạng để đánh giá được thành tích của ngân hàng.

• Bộ Kế hoạch xây dựng, đầu tư: Đầu tiên tái đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech, tăng cường hợp tác. Đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức Fintech nền quốc tế để nhận hỗ trợ vốn phát triển các dịch vụ Fintech.

PHẦN 5: KẾT LUẬN

Fintech - khái niệm dù đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam thì khái niệm này thực sự vẫn mới mẻ đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Fintech đang đổ bộ mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng phát triển tất yếu và là một trong những vũ khí cạnh tranh hàng đầu giữa các ngân hàng trong kỷ nguyên công nghệ số.

Với tầm nhìn đi trước - đón đầu, Techcombank sớm tạo lợi thế nền tảng công nghệ để nhanh chóng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại, từ khách hàng doanh nghiệp lớn, đa quốc gia đến khách hàng cá nhân. Điều này đã mang lợi vị thế cũng như lợi nhuận khủng cho Techcombank, đồng thời đóng góp vào những mục tiêu, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh những thành công to lớn không thể phủ nhận về các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech thì tại Chi nhánh Thăng Long nói riêng - Techcombank nói chung vẫn tồn tại một số hạn chế trong qua trình vận hành, hoạt động chưa thể như kỳ vọng mong đợi. Dù vậy, điều đó lại trở thành chính động lực thúc đẩy Techcombank và các NHTM Việt Nam cần có những định hướng, chính sách đúng đắn để đưa các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech trở nên phổ biến hơn, góp phần phát triển nền công nghệ Việt Nam cũng như nâng cao đời sống xã hội trong thời gian tới.

Trên cơ sở lý thuyết, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp phân tích, ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận đã giải quyết được một số nội dung chủ yếu sau:

Phần 2, đã khái quát được những khái niệm cơ bản về Fintech, các chủ thể tham gia và vai trò của nó trong xã hội. Hơn nữa, bức tranh toàn cảnh về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ có ứng dụng Fintech tại các ngân hàng thương mại cũng được khắc họa sơ bộ. Qua đó, tác giả có lý thuyết nền tảng để phát triển khóa luận theo định hướng đúng đắn nhất cho những phân tích trong các phần tiếp theo.

Phần 3, nêu rõ nguồn gốc, cơ sở số liệu được cung cấp trong bài cũng như phương pháp nghiên cứu vấn đề. Nhờ vậy, tác giả xác định được cách thức để giải

quyết vấn đề, khai thác các số liệu mình đang có để phục vụ bài luận một cách hiệu quả nhất.

Phần 4, tác giả đã miêu tả khái quát về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long, phân tích thực trạng ứng dụng Fintech vào các sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh. Hơn nữa, khóa luận đã chỉ ra được những thành tựu mà chi nhánh nói riêng - ngân hàng nói chung đã đạt được, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế và thách thức to lớn trong quá trình vận hành các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech. Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi với Techcombank - Chi nhánh Thăng Long và đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng Fintech tại ngân hàng Việt Nam.

Mặc dù đề cập đến khá nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tế trong việc phát triển ứng dụng Fintech vào các sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, tuy nhiên, do đây là khái niệm mới mẻ, cho nên bài viết vẫn còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được các thầy cô góp ý để đề tài khóa luận hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Carla Stamegna and Cemal Karakas (2019), “Fintech (financial technology) and the European Union”, Tr.1.

2. Lê Thị Kim Nhạn; TS.Phạm Minh Điển (2013), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) ”,

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng, 102tr.

3. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, “Báo cáo tài chính giai đoạn 2016- 2018”, Website Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019. <https://www.techcombank.com.vn/nha-dau-tu/thong-tin-tai-chinh>

4. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, “Báo cáo thường niên Techcombank giai đoạn 2016-2018”, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019.

<https://www.techcombank.com.vn/nha-dau-tu/bao-cao-thuong-nien>

5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, “Lịch sử Techcombank”, Website Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.

<https://www.techcombank.com.vn/gioi-thieu/ve-chung-toi/lich-su-techcombank>

6. TS. Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ - Ngân hàng nhà nước (2018), “Fintech: Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam”,

Tạp chí Ngân hàng - 2018 - số 9 tháng 2.

7. TS. Lê Huyền Ngọc (2018), “Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng - Fintech cùng phát triển tại Việt Nam”.

8. TS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2018), “Xu hướng phát triển Fintech trên thế giới,những cơ hội, thách thức đặt ra với ngành ngân hàng và thực tiễn tại Việt Nam”, 978-604-922-684-7.

9. TS. Phạm Đình Long, TS. Dương Quỳnh Nga, Nguyễn Huỳnh Mai Trâm (2018), “Sựphát triển của Fintech trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tương lai của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới” ngày 22 tháng 11 năm 2018, TP. Hồ Chí Minh.

10. Yoshitaka Kitao (2018), “FINTECH 4.0 Những điển hình thành công trong cuộc cách mạng công nghệ tài chính”, Tr.61-204.

PHỤ LỤC

( Phiếu khảo sát ) 1. Anh/chị vui lòng cho biết giới tính?

□ Nam □ Nữ

2. Anh/chị vui lòng cho biết độ tuổi? □ Dưới 25 tuổi

□ Từ 25 - 35 tuổi □ Từ 35 - 45 tuổi □ Trên 45 tuổi

3. Anh/chị vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện tại? □ Học sinh/Sinh viên

□ Đang làm tại các doanh nghiệp, tổ chức □ Lao động tự do

□ Hưu trí □ Khác

4. Anh/Chị đã sử dụng dịch vụ của Techcombank trong bao lâu? □ Ít hơn 1 năm

□ Từ 1 -3 năm □ Trên 3 năm

5. Anh/chị có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech của

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tại NH TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 775 (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w