Khái quát về ACB

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 33)

2.1.1 Giới thiệu về ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên tiếng Anh là Asia Commercial Joint Stock Bank) được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 04/6/1993. Trải qua gần 27 năm hình thành và phát triển, ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ hơn 9.000 cán bộ nhân viên chuyên nghiệp đang làm việc trong 350 CN/PGD không gian giao dịch hiện đại được phủ rộng trên toàn quốc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Sự phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng cao đã giúp ACB có được niềm tin của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Trụ sở chính của ngân hàng đựơc đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ACB không dừng lại ở quy mô hoạt động của một ngân hàng mà đã hướng tới phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên hoạt động hiệu quả gồm:

“Công ty chứng khoán ACB (ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL), công ty quản lý quỹ ACB

vậy, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ số vốn ngân hàng đẵ mất càng lớn, thiệt hại cho ngân hàng càng cao

+ Khả năng bù đắp rủi ro:

, , , 11 , , 4~,. X, DPRR tín dụng được trích lập

Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay đã bị mất =---———-7————---o t j

Dư nợ hi thất thoảt

ττ^ X,,, - .-U ,. ,, , DPRR tín dụn.g được trích lập

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = —— ,, ", ,—-7-7-

Nợ quả hạn khó đòi ( nợ xấu)

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng phản ánh khả năng bù đắp của ngân hàng đối với các khoản nợ có rủi ro cao, mà ngân hàng đã xác định không có khả năng thu hồi, đây là chỉ tiêu quan trọng giúp ngân hàng nhận biết và duy trì khả năng chống đỡ của ngân hàng. Một khi ngân hàng không đảm bảo được cho điều này thì ngân hàng đó sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.

Các chỉ tiêu trên đều phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại của ngân hàng trước những rủi ro đã gặp và có thể gặp phải. Các chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng tốt, đảm bảo sự vận hành liên tục của ngân hàng dù ngân hàng có bị thất thoát vốn. Song nếu số tiền để dự phòng cao thì chi phí cho hoạt động ngân hàng lớn, lợi nhuận thu được sẽ giảm đi. Vì vậy, vấn đề đặt ra với nhà quản trị là xác định dự phòng bao nhiêu là đủ để có thể bù đắp thiệt hại cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra với danh mục của mình, đồng thời vốn kinh tế và chi phí cho việc trích lập dự phòng là thấp nhất mà vẫn đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn.

sẽ không ngừng tự hoàn thiện và đề ra hàng loạt chiến lược đột phá nhằm nâng cao vị thế trong ngành. Theo KB Securities, từ năm 2018, đối với tầm nhìn tương lai, hai chiến lược trọng tâm được ACB hướng tới trong 3 - 5 năm tiếp theo bao gồm:

Thứ nhất: đẩy mạnh ngân hàng số, hoàn thiện hệ sinh thái KHCN: ACB đã đưa ra chiến lược đầu tư 35 triệu USD mỗi năm phát triển hoạt động fintech, đẩy mạnh ngân hàng số nhằm vươn lên số 1 trong xu thế ngân hàng bán lẻ hiện nay. Các sản phẩm nổi bật bao gồm: Số hóa hoạt động (4 quy trình của khách hàng: mở tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, quy trình thanh toán nội địa và quy trình thanh toán quốc tế); Giảm thiểu thủ tục giấy tờ qua các sản phẩm như số hóa hóa đơn; ứng

dụng công nghệ mới như Big data nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn đến khách hàng.

Thứ hai: phát triển các nguồn thu ngoài lãi, khai thác hoạt động Bancassurance:

Tận dụng mạng lưới khách hàng cá nhân sẵn có, cùng với xu hướng và tiềm năng phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam, hoạt động bán chéo bảo hiểm sẽ là một trong những nguồn thu lớn của ACB trong 1 - 2 năm tới sau khi tìm được đối tác phù hợp, tạo ra tăng trưởng lớn trong thu nhập ngoài lãi.

2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của ACB

Khối KHCN và khối KHDN phối hợp với khối tài chính: Quy định mức lãi suất phù hợp để bù đắp cho phần chi phí vốn tăng lên do hệ số rủi ro tăng trong trường hợp khách hàng không cung cấp báo cáo thuế/ báo cáo tài chính được kiểm toán đúng tần suất 1 năm/lần trên cơ sở giá vốn do khối tài chính ban hành

Phòng phân tích tín dụng: Soạn thảo/điều chỉnh, hướng dẫn các quy định cụ thể, các mẫu biểu có liên quan phù hợp với yêu cầu của định hướng chính sách tín dụng và kiểm soát các đơn vị việc thực hiện thẩm định dòng tiền trả nợ, thẩm định khách hàng phù hợp với yêu cầu của chính sách tín dụng. Quy định loại báo cáo tài chính (báo cáo thuế/ báo cáo có kiểm toán / báo cáo nội bộ) sử dụng để phân tích tín dụng trong hướng dẫn thẩm định tín dụng.

Phòng vận hành tín dụng - Khối vận hành: Phối hợp với khối KHCN, khối KHDN kiểm soát và đảm bảo việc nhập liệu trên hệ thống đảm bảo được chính xá theo nội dung phê duyệt.

Giám đốc khối quản lý rủi ro: Có trách nhiệm đánh giá danh mục tín dụng định kỳ tháng/ lần hoặc đột xuất và đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng danh mục tín dụng không vượt mức rủi ro tối đa được quy định.

Phòng quản lý rủi ro tín dụng - Khối quản lý rủi ro: Quản lý, theo dõi và thông báo các giới hạn tín dụng định kỳ hàng tháng /tuần /ngày trên cơ sở cân đối hạn mức còn lại của các giới hạn tín dụng. Phân tích rủi ro danh mục tín dụng của ACB theo các tiêu chí của định hướng chính sách và hoạt động tín dụng. Đồng thời có trách nhiệm cập nhật tình hình và đề xuất những điều chỉnh của chính sách cho phù hợp với thực tế.

Trung tâm pháp lý chứng từ phối hợp với phòng phân tích tín dụng: Hướng dẫn thể hiện nội dung trong hợp đồng tín dụng nội dung sau: trong quá trình cấp tín dụng,khách hàng phải cung cấp BCTC được kiểm toán 1 năm /lần, trường hợp khách hàng không cung cấp trong thời gian 6 tháng kể từ ngày bổ sung thì không thực hiện giải ngân mới và theo dõi thu hồi nợ đến hạn

Khối công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống phần mềm quản lý các giới hạn tín dụng theo hướng dẫn và mô tả của phòng quản lý rủi ro tín dụng, khối KHCN và

khối KHDN. Bên cạnh đó, thống kê và cung cấp số liệu theo yêu cầu, biểu mẫu của phòng quản lý rủi ro tín dụng theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất để quản lý các giới hạn tín dụng.

Các chi nhánh và phòng giao dịch có trách nhiệm: Phân nhóm khách hàng theo quy định, tính nguồn thu nhập, đánh giá dòng tiền trả nợ và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng một cách thận trọng, đúng nguyên tắc theo định hướng chính sách và hoạt động tín dụng và theo hướng dẫn của phòng phân tích tín dụng trong từng thời kỳ. Thông báo kịp thời cho khách hàng về những điều chỉnh chính sách tín dụng của ACB. Đề xuất, đóng góp ý kiến để hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp hoạt động thực tế tại đơn vị. Cơ quan quản lý, báo cáo: thực hiện việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo các tiêu chí đã được liệt kê trên trong quá trình tiếp thị, đánh giá và phê duyệt khách hàng/ khoản vay mới. Các trường hợp ngoại lệ phải trình cho cấp thẩm quyền phê duyệt tùy theo thẩm quyền phê duyệt trong từng thời kỳ. Thực hiện đúng và đầy đủ việc nhập liệu trên hệ thống (hiện tại là DNA, CLMS) theo hướng dẫn từ các bộ phận/ phòng ban/ hội sở.

Ban kiểm soát nội bộ: Có trách nhiệm phối hợp với ban điều hành kiểm tra tính tuân thủ của các đơn vị đối với chính sách tín dụng của ngân hàng

2.1 Khái quát về danh mục cho vay của ACB

2.2.1 Đối tượng khách hàng và các sản phẩm tín dụng nổi bật

Đối tượng khách hàng mục tiêu: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tập trung vào mảng khách hàng SME và khách hàng bán lẻ. Đối với SME, ACB hướng đến cả một chuỗi cung ứng nên đặt mục tiêu thu hút nhà cung cấp và đơn vị phân phối của doanh nghiệp cốt lõi bằng chính sách hợp lý về lãi suất và phí. Từ đó, ACB kỳ vọng có thể áp dụng các giải pháp dài hạn và đồng bộ trong việc cung cấp các gói sản phẩm. Các cá nhân là nhân viên của SME cũng là khách hàng mục tiêu thông qua các khoản cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, tài khoản lương. Đối với nhóm KHCN có thu nhập cao, ACB định hướng khai thác tăng huy động tiền gửi, thu nhập từ dịch vụ bán bảo hiểm, thẻ tín dụng.. .Một số sản phẩm tín dụng nổi bật:

2.2.1.1 Cho vay kinh doanh

Vay đầu tư sản xuất kinh doanh: Cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn thường xuyên nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (SXKD) của khách hàng. Đối tượng: Khách hàng cá nhân là người Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, khách hàng đang có nhu cầu về vốn để thực hiện: mở mới cơ sở SXKD, mở rộng hoạt động SXKD, nâng cấp, đổi mới kỹ thuật, công nghệ SXKD. Lợi ích: số tiền vay lên đến 05 tỷ đồng, thời hạn vay: tối đa 5 năm, phương thức vay: cho vay từng lần, ân hạn vốn đến 06 tháng, phương thức giải ngân linh hoạt, có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần theo nhu cầu thực tế của hoạt động SXKD. Phương thức trả nợ linh hoạt: lãi trả hàng tháng hoặc hàng quý, vốn trả hàng tháng hoặc định kỳ ≤ 12 tháng/lần theo phương thức góp đều hoặc vốn góp bậc thang tăng 10-20%/năm. Điều kiện vay: hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có phương án SXKD khả thi và nguồn thu nhập từ hoạt động SXKD, có tài sản thế chấp: bất động sản, động sản, giấy tờ có giá.

Vay cơ ngơi bền vững: Sản phẩm áp dụng: Đầu tư tài sản cố định - Mua/Xây dựng làm địa điểm sản xuất kinh doanh, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng.. .Đặc điểm nổi bật về chương trình và lãi suất áp dụng: Ân hạn vốn đến 06 tháng, lịch trả nợ được thiết kế phù hợp với thu nhập của khách hàng, miễn phí phạt trả nợ trước hạn khi thanh toán thêm tối đa 100 triệu đồng/tháng, tặng ngay tài khoản Thương Gia với các ưu đãi: miễn phí quản lý Tài khoản Thương Gia trong vòng 1 năm kể từ ngày mở tài khoản, miễn phí chọn số tài khoản theo nhu cầu, giảm tối thiểu 30% phí chuyển tiền trong nước, ưu tiên phục vụ tại chi nhánh/ phòng giao dịch, lãi suất bậc thang cao hơn TGTT thông thường. Hồ sơ đơn giản, phục vụ nhanh chóng trong 24 giờ kể từ lúc nhận đủ hồ sơ.

Vay bổ sung vốn lưu động: Nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động: mua nhiên/ nguyên vật liệu ... phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ (SXKD). Áp dụng cho khách hàng cá nhân có quốc tịch Việt Nam. Vay bổ sung vốn lưu động mang lại một số lợi ích sau: số tiền vay được tính dựa theo phương án SXKD, giá trị TSBĐ và khả năng trả nợ của khách hàng; lãi suất cạnh tranh: tính trên dư nợ giảm dần, thời gian vay: tối đa 12 tháng. Phương

thức trả nợ linh hoạt: lãi trả hàng tháng/hàng quý; vốn trả cuối kỳ/theo khế ước nhận nợ. Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng. Điều kiện vay: hoạt động .SXKD hợp pháp, có phương án SXKD khả thi và nguồn thu nhập từ hoạt động SXKD, có tài sản thế chấp: bất động sản, động sản, giấy tờ có giá.

2.2.1.2 Vay tiêu dùng

Vay tiêu dùng linh hoạt: Hạn mức và lãi suất của chương trình vay tiêu dùng linh hoạt có tài sản đảm bảo phục vụ nhu cầu cá nhân: Đáp ứng nhanh tất cả các nhu cầu vốn của bạn, không giới hạn trong các sản phẩm vay hiện có của ACB. Trong 06 tháng đầu tiên, bạn chưa cần phải thanh toán ngay vốn vay, phương thức trả nợ linh hoạt, thời hạn vay linh hoạt, lên đến 10 năm, khách hàng có thể thanh toán thêm tối đa 20 triệu đồng mỗi tháng để rút ngắn thời hạn trả nợ mà không phải đóng phí phạt, trả nợ trước hạn sau 5 năm cũng không bị tính phí, tư vấn tận nơi bởi Đội ngũ Tư vấn tài chính cá nhân (PFC) chuyên nghiệp, tận tình.

Vay tiêu dùng tín chấp: Áp dụng cho các đối tượng là cá nhân người Việt Nam tuổi từ 22 và tuổi + thời gian vay không quá 55 đối với nữ hoặc 60 đối với nam. Lợi ích: không bảo lãnh, không cần thế chấp tài sản, giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình, số tiền vay lên đến 15 lần thu nhập và tối đa 500 triệu đồng, thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh, dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/7, vốn trả hàng tháng hoặc định kỳ ≤ 12 tháng/lần theo phương thức góp đều hoặc vốn góp bậc thang tăng 10-20%/năm.

Điều kiện vay: Khách hàng có thu nhập từ lương: Tp.HCM và Hà Nội: từ 7 triệu đồng/tháng, Tỉnh/TP khác: từ 5 triệu đồng/tháng; Thời gian làm việc tại công ty hiện tại: tối thiểu 12 tháng.

2.2.2 Quy mô cho vay

Xét trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 ta có thống kê sau:

Trung hạn 18.603.440 17.111.259 17.596.497

Dài hạn 80.071.055 90.072.453 105.269.543

Tổng 195.506.443 227.759.122 265.981.486

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2017 đến 2019

Biểu đồ 2.2: Quy mô cho vay của ACB từ 2017 đến 2019

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Dựa vào bảng 2.1

Biểu đồ 2.2 đã thể hiện rõ tình trạng tín dụng của ACB trong 3 năm qua, và đây cũng là điều mà ngân hàng muốn hướng tới, đó là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Nhìn bảng 2.1 ta thấy, quy mô cho vay của ACB tăng liên tục qua từng năm, trong đó tín dụng năm 2018 tăng 32.252.678 triệu đồng (+ 16,5%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 38.222.364 triệu đồng (+16,78%) so với năm 2018.

Theo KB Securities (2019), hiện ngân hàng giữ 4,28% thị phần huy động và 3,41% thị phần cho vay, đứng thứ 2 trong khối NHTMCP. Với sự gia tăng thị phần nhanh chóng trong các năm qua cho thấy ACB đang từng bước lấy lại vị thế là NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam, như thời điểm trước năm 2012 với số lượng 350

chi nhánh và phòng GD, ACB hiện đứng thứ hai trong khối NHTMCP về quy mô mạng lưới hoạt động trên cả nước, chỉ sau STB.

2.2.3 Cơ cấu cho vay

2.2.3.1 Cơ cấu cho vay theo kì hạn

Bảng 2.2 : Quy mô cho vay của ACB qua các năm 2017 -2019

(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) Doanh nghiệp Nhà Nước 1.766.522 0,9% 1.407.230 0,62% 1.193.119 0,45% CTCP, công ty TNHH, DNTN 81.954.082 41,92% 93.751.307 41,16% 102.647.829 38,59% Công ty liên 1.403.850 0,72% 788.056 0,35% 529.697 0,2%

Nguồn: BCTC cuả ACB từ năm 2017 đến 2019

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu cho vay theo kì hạn của ACB từ 2017 đến 2019

300000000 250000000 200000000 150000000 100000000 50000000 2017 2018 2019 ■Ngắn hạn BTrung hạn BDai hạn BTOng

Nguồn:Tính toán của tác giả dựa trên số liệu bảng 2.2

Cuối năm 2019, hoạt động cho vay khách hàng của ACB ghi nhận năm (năm 2017 chiếm 49,5%, năm 2018 chiếm 52,94% và năm 2019 chiếm 53,81%). Nợ dài hạn cũng là một bộ phận được ngân hàng chú trọng nên luôn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w