Đánh giá rủi ro danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 48 - 57)

2.2.4.1 Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ACB và toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2017-2019

■Tỷ lệ nỢ xấu của ACB ■Tỷ lệ nỢ xấu của toàn ngành

Những năm gần đây, ACB được biết đến là một ngân hàng có bộ máy quản trị rủi ro ở mức rất tốt, do đó họ luôn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép. Theo Báo cáo thường niên năm 2017 cho biết: “Năm 2017 là năm ACB giải quyết triệt để toàn bộ các khoản nợ xấu tồn đọng, cũng như các tài sản xấu không sinh lời bằng cách thu hồi và trích lập dự phòng nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Đến cuối năm 2017, tổng số nợ xấu của ACB giảm còn 1.390 tỷ đồng, tương đương 0,7% tổng dư nợ, tiếp tục giảm sâu thêm 2% nợ xấu về giá trị tuyệt đối, giảm 0,17% về tỷ lệ, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn dưới 3% của toàn ngành và là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Đặc biệt ACB đã tất toán toàn bộ danh mục trái phiếu VAMC.”

Theo thống kê của NHNN: tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 149,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng

2017 2018 2019 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.446.286 901.003 238.096 Tổng dư nợ 195.506.443 227.759.122 265.981.486 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng____________ 0,0126 0,004 0,0009

(TCTD) là 1,89% giảm so với mức 1,99% của năm 2017 và 2,46% của năm 2016. Cùng với sự thay đổi về con số nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cũng có những thay đổi lớn. Top 3 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất (trong số 20 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính) là sự có mặt của ACB, Bac A Bank và Kienlongbank. Tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2018 là 0,73%, tuy có tăng so với năm trước nhưng ACB vẫn dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (đã vượt qua Bac A Bank đang đẫn đầu các ngân hàng).

Sau khoảng thời gian dài nỗ lực xử lí nợ xấu, con số thống kê nợ xấu của các ngân hàng đang cho những tín hiệu thực sự tích cực trong năm 2019. Theo công bố từ NHNN, tính đến tháng 12/2019, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính của 21 ngân hàng đã công bố (có thuyết minh), tổng nợ xấu của các ngân hàng đã có dấu hiệu giảm nhẹ 0,5% so với cuối năm trước với 77.475 tỉ đồng. Đây là lần đầu tiên trong khoảng 3 năm trở lại đây con số khảo sát nợ xấu các ngân hàng sụt giảm. Tại ACB, nợ xấu của ACB còn được kiểm soát chặn chẽ hơn nữa, giảm chỉ còn 0,54% - thuộc Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2019.

Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM năm 2019

2.00% 1.80% 1.60% 1.40% 1.20% 1.00% 0.80% 0.60% 0.40% 0.20% 0.00%

So sánh với một số ngân hàng khảo sát,”ACB với khẩu vị rủi ro cao và tích cực trong xử lí nợ xấu, năm 2019 mặc dù cho vay khách hàng của ACB tăng hơn 16% nhưng số dư nợ xấu lại giảm 13,5%; đưa tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 0,73% xuống 0,54%, mức thấp nhất trong số các ngân hàng khảo sát. ACB trở thành Top 3 Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm 2019.”

2.2.4.2 Trích lập dự phòng

Bảng 2.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2017 — 2019

sự giảm đi của nợ xấu, ACB có xu hướng trích lập dự phòng rủi ro ít hơn. Năm 2018 chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm còn 901.003 triệu đồng, giảm 0,0086% so với năm trước. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm này chính là: ACB đã bỏ ra nhiều chi phí để trích lập dự phòng thời gian trước đây đối với nhiều khoản nợ xấu, các khoản phải thu và nay thu hồi được trở lại làm tăng lợi nhuận của nhà băng này. Theo số liệu về dòng tiền của ngân hàng, ACB đã thu về tổng cộng 1.765 tỷ đồng bằng tiền từ các khoản nợ đã xử lý, bù đắp bằng nguồn rủi ro trong cả năm 2018, gấp 4,78 lần con số năm 2017. Nửa đầu năm 2018, ACB đã thu hồi được 481 tỷ đồng khoản phải thu của 2 công ty trong nhóm G6 và 361 tỷ đồng nợ đã xử lý liên quan đến nhóm này. Ở nửa cuối năm, ngân hàng tiếp tục thu hồi nợ được thêm 768 tỷ đồng. Quy mô tổng các khoản phải thu và nợ xấu liên quan đến G6 đến cuối 2018 còn xấp xỉ 1.484 tỷ đồng, giảm 47% so với cuối năm 2017 (3.103 tỷ đồng).

Trong khi thu được "quả ngọt" từ các khoản trích lập dự phòng trước đây, ACB cũng đồng thời giảm được đáng kể chi phí dự phòng rủi ro tín dụng nhờ trích

lập được hầu hết đối với số nợ đã bán cho VAMC. Cả năm 2018, chi phí dự phòng đối với trái phiếu VAMC chỉ hơn 8 tỷ đồng đưa số dư trái phiếu VAMC đến cuối năm xấp xỉ 21 tỷ đồng, trong khi trích 937 tỷ đồng năm trước. Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2018 nhờ đó giảm 64%. Đến năm 2019, chi phí dự phòng rủi ro tiếp tục giảm thêm 662.907 triệu đồng và chỉ còn 238.096 triệu đồng. Năm 2019, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ACB chỉ còn 0,0009% giảm 0,0031% so với năm 2018. Con số này cho biết mỗi đồng dư nợ năm 2019 ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ít hơn năm 2018 là 0,0031 đồng.

2.3 Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.3.1. Chính sách tín dụng

Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tác động đến tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại ACB, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Ngoài ra, liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu cũng đã xảy ra một số trường hợp không thể xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng nước ngoài, hàng hóa bị phong tỏa tại các nước nhập khẩu, khách hàng từ chối nhận Iiang,... làm ảnh hưởng đến tình hình thanh toán hợp đồng của khách hàng tại ACB. Ngân hàng ACB đã quy định một số lưu ý trong công tác cấp tín dụng đối với khách hàng tại ACB như sau:

Định hướng trong công tác cấp tín dụng tại ACB: Khách hàng mới thì tỷ lệ cấp tín dụng /tài sản bảo đảm (LTV) đối với bất động sản tối đa 80%, các tài sản khác thì theo quy định tại phụ lục 1, công văn 124 của ACB ban hành ngày 20/4/2020. Điều này cho thấy ACB đã và đang bắt kịp được tình hình nền kinh tế. Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình phát triển chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động trong một thời gian, doanh thu giảm khiến việc tất toán các khoản nợ, thiếu vốn để kinh doanh, ACB đã dựa vào tình hình này để đưa ra được các chính sách trên nhằm hỗ trợ cho các khách hàng

Từ tháng 5/2008 lần đầu tiên ACB ban hành văn bản cụ thể về định hướng chính sách tín dụng. Định hướng chính sách tín dụng tại ACB gồm những nội dung

sau: Có 11 nhóm chỉ tiêu được áp dụng để thẩm định và phê duyệt tín dụng cũng như đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng, của khoản vay hay danh mục cho vay đối với khách hàng. Cụ thể gồm các chỉ tiêu sau: Đối tượng khách hàng, ngành nghề, sản phẩm tín dụng, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, kỳ hạn và loại tiền, quy mô khoản vay, vị trí địa lý, kênh phân phối. Trong giai đoạn 2017 -2019 định hướng chính sách tín dụng thường xuyên thay đổi theo biến động của nền kinh tế và chính sách của nhà nước.

Chiến lược cho vay: ACB ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thuộc các chương trình cho vay của ACB, khách hàng mục tiêu của ACB là các khách hàng đang ở giai đoạn bắt đầu tăng trưởng hoặc/và phát triển ổn định và tập trung vào một ngành nghề kinh doanh chính. Có thể thấy rằng ACB đang tập trung vào những khách hàng có độ ổn định cao nhằm giảm thiểu rủi ro khi cấp tín dụng.

2.3.1.1 Đối với khách hàng cá nhân

ACB chủ yếu cho vay đối với những khách hàng có tài sản bảo đảm đem ra thế chấp, những khách hàng có khả năng trả nợ cao cũng như”là những khách hàng đang có quan hệ tốt với ACB.

Khách hàng cá nhân được chia thành 3 nhóm theo các tiêu chuẩn: độ tuổi, nơi cơ ngụ và sản xuất kinh doanh, lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, thu nhập,.... Đối với mỗi nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, ACB có các chính sách khác nhau để duy trì và phát triển phân khúc tín dụng cá nhân:

Khách hàng thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường: Tập trung vào bán chéo.sản phẩm nhằm cấp thêm các sản phẩm tín dụng mới cho khách hàng, khai thác tối đa khách hàng còn thừa hạn mức lớn, đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng trên 80% hạn mức thì tiến hành cấp mới hoặc nâng hạn mức. Các trường hợp do chịu sự biến động của thị trường, nền kinh tế, làm giảm kết quả kinh doanh thì phải giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng.”

Khách hàng thu ộc nhóm cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức: Tiếp tục duy trì các mức tín dụng. Xem xét cấp các mức tín dụng mới một cách thận trọng để không vượt giới hạn tín dụng dành cho nhóm “Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức” và không để việc cấp các mức tín dụng mới của khách hàng thàn h nhóm “ Kiểm soát cấp tín dụng”.

Khách hàng thu ộc nhóm Kiểm soát cấp tín dụng:Duy trì mức cấp tín dụng hiện hữu đối với khách hàng có th ời gian quan hệ tín dụng với ACB. Xây dựng kế hoạch chuyển khách hàng sang nhóm “Cấp tín dụng bình thường”, “Cấp tín dụng bình thường có kiểm soát hạn mức” và trình cấp phê duyệt duy trì cấp mức tín dụng trong quá trình đó.

2.3.1.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp

ACB chủ yếu cho vay đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có khả năng phát triển chuỗi cung ứng ( supply chain), phát triển dịch vụ thu phí, casa. Doanh nghiệp vay trong thời hạn ngắn để bổ sung vốn lưu động các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt ngành nghề ưu tiên như sản xuất, chế biến và thương mại: nhựa, thủy sản, dệt may, giày dép, bao bì in ấn, cơ khí chế tạo, kho bãi và các hoạt động cho vận tải (logistics), dược phẩm và thiết bị y tế. Khách hàng doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy (Tổng nợ vay/tổng tài sản) và tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ thấp. Đối với những khu vực có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, TP.HCM thì tập trung cho vay các ngành có triển vọng cao như: sản xuất phân phối hàng tiêu dùng, dệt may, giày dép, nhựa,in ấn, bao bì, dược phẩm và thiết bị y tế. Đối với khu vực có kinh tế chính là nông lâm nghiệp thì tập trung cho vay kinh doanh nông sản gỗ, điều, cao su, sắn lát; khai thác chế biến thủy hải sản, công nghiệp phụ trợ ngành dầu khí.

Đây đều là các ngành thế mạnh và đang trên đà phát triển của Việt Nam. Có thể thấy, việc ACB tập trung cho vay đối với những ngành trọng điểm trên cho thấy được sự thay đổi rõ rệt trong định hướng chính sách tín dụng những năm gần đây của ACB, từ khẩu vị rủi ro cao (cho vay kinh doanh bất động sản,...) xuống còn khẩu vị rủi ro thấp bằng việc cho vay đối với một số ngành mang tính ổn định, cho vay khi có tài sản bảo đảm để thế chấp. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm

2012 là một năm đầy khó khăn, nợ quá hạn chuyển giao cho ACBA tăng đột biến, thị trường bất động sản đóng băng nên việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ rất phức tạp. Rút kinh nghiệm từ sự việc trên, những năm gần đây, ACB định hướng cho vay đối với một số ngành đang phát triển, ổn định để giảm thiểu rủi ro.

2.3.1.3 Chính sách giới hạn tín dụng

Tổng dư nợ đối với 1 khách hàng trên vốn tự có của

ACB Tối đa 15%

Tổng dư nợ đối với 1 khách hàng và người có liên

quan trên vốn tự có của ACB Tối đa 25%

_2 Cho vay đối với nhóm khách hàng

Tổng dư nợ cho vay của nóm Hạn chế cấp tín dụng

trên tổng dư nợ cho vay của ACB Tối đa 20% Tổng dư nợ cho vay của nhóm Kiểm soát cấp tín

dụng trên tổng dư nợ cho vay của ACB Tối đa 10%

3 Cho vay tín chấp: Tổng dư nợ cho vay tín chấptrên tổng dư nợ của ACB Tối đa 15% Tổng dư nợ cho vay tín chấp KHDN/tổng dư nợ cho

vay của ACB Tối đa 10%

Tổng dư nợ cho vay tín chấp KHCN/tổng dư nợ cho

vay của ACB Tối đa 5%

4 Cho vay đối với một số ngành nghề lĩnh vực

Tổng dư nợ cho vay, chiết khấu GTCG để đầu tư,

Tổng dư nợ cho vay đối với sản xuất kinh doanh

thép/tổng dư nợ cho vay của ACB Tối đa 5% Tổng cho vay đầu tư các dự án BOT 5000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng áp dụng”chính sách tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng về việc không cấp tín dụng đối với các đối tượng, chẳng hạn như: cha, mẹ, vợ, con ... của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát... và hạn chế cấp tín dụng đối với một số đối tượng như: những người trực tiếp cho vay, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập... nhằm tránh nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do những quyết định cho vay thiếu khách quan. Theo quy định, dư nợ cho vay đối với các đối tượng bị hạn chế không vượt quá 5% tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này là cần thiết để giảm rủi ro tập trung trên danh mục.Từ đó cùng với chính sách giới hạn cho vay, những quy định hạn chế cho vay/không cho vay giúp các ngân hàng tránh xung đột quyền lợi dẫn đến lệch hướng trong cho vay và tập trung rủi ro trên danh mục.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w