Giải pháp về chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 70 - 71)

Để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, ACB cần xem xét các vấn đề sau:

Thứ nhất, về chính sách khách hàng: Trong nền kinh kinh tế thị trường hiện nay, các khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn với đồng tiền mà họ bỏ ra. Chính vì vậy, ACB cần tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng nhóm vay, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế, đồng thời đa dạng hóa các phương thức vay mới phù hợp với nhiều loại khách hàng. Tiếp tục củng cố, tăng cường và mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp truyền thống trên địa bàn, vì đây là những khách hàng có quan hệ

thường xuyên với Ngân hàng, có nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất thường xuyên.

Thứ hai, về chính sách lãi suất: Lãi suất là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản vay của ngân hàng. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Để có được chính sách lãi suất phù hợp, cán bộ ngân hàng cần nắm bắt được sự biến động của thị trường, xu hướng biến động lãi suất để cho vay hợp lý. Tiêu biểu như đợt dịch Covid-19 vừa qua đã gây ra rất nhiều tổn thất cho nền kinh tế của đất nước đặc biệt là các ngành trong lĩnh vực du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu,.... Vì thế ACB cần đưa ra các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên.

Thứ 3, về chính sách bảo đảm tiền vay: hiện nay, hầu như ACB thường yêu cầu khách hàng phải có TSBĐ thế chấp. Theo tôi, ACB cần mở rộng thêm các gói sản phẩm vay tín chấp. Hình thức bảo đảm này sẽ được áp dụng cho những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản cố định và tài sản lưu động, sản xuất kinh doanh các mặt hàng không rủi ro và ổn định trên thị trường có quan hệ tốt với Ngân hàng. Thời gian cho vay không nên quá dài và mức cho vay không nên vượt quá vốn lưu động thực tế của người vay.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 70 - 71)