Thứ nhất, NHNN có thể xây dựng bộ công cụ tiêu chuẩn để quản lý rủi ro danh mục: Hiện nay mới chỉ một số NHTM áp dụng công nghệ AI vào quá trình haotj động của mình, vì vậy chưa có một bộ tiêu chuẩn nào về việc quản lý danh mục cho vay của các ngân hàng. NHNN cần xây dựng một bộ công cụ tiêu chuẩn để các ngân hàng có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đó để quản lý danh mục cho vay của mình một cách tốt hơn.
Thứ hai, Cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng: CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả. Các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là: thông tin của CIC phần lớn là do các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cung cấp. Thông tin này thường phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ pháp lệnh về kế toán thống kê, việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho các thông tin thường bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp. Về phía các tổ chức tín dụng, chưa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi cho mình. Chính vì vậy, đề nghị NHNN sớm có các giải pháp để CIC hoạt động hiệu quả. Cần bắt buộc các NHTM và TCTD tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC, xem đó như là một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng cũng luôn là
một trong những hoạt động cốt lõi, có tầm quan trọng bậc nhất của ngân hàng. Trong các chủ thể ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng doanh nghiệp luôn là đối tượng khách hàng chính được ngân hàng cấp tín dụng, lượng cấp tín dụng cho khách hàng DN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất đồng thời cũng nhiều rủi ro nhất. Đây vừa là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, vừa là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.Vì vậy, quản trị danh mục cho vay được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát rủi ro.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hiện nay đã và đang áp dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật để thực hiện quản trị danh mục cho vay một cách hiệu quả, giúp giải quyết mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, phân bổ phù hợp vốn vay mang lại danh mục cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tháng 5/2019, Ngân hàng ACB đã được trao quyết định áp dụng Basel II sau một thời gian được chọn làm ngân hàng thí điểm, đây được coi là tiêu chuẩn hoàn thiện nhất trong quản trị NHTM. Điều này đánh dấu thành công to lớn trong việc phát triển bộ máy, hệ thống ngân hàng, đưa ACB trở thành một trong những ngân hàng thuộc top đầu của Việt Nam.
Hiện nay, bằng việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, ACB đã đạt được nhiều thành tựu trong vấn đề quản trị danh mục cho vay, như: tỉ lệ nợ xấu giảm một cách đáng kể, trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng, mức tăng trưởng tín dụng khách hàng tăng,... Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những hạn chế: các công cụ đo lường quản trị rủi ro vẫn còn đơn giản, chưa hiện đại, quá trình xử lý tài sản đảm bảo vẫn còn mất nhiều thời gian, các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thường chú trọng mục tiêu trước mắt là gia tăng doanh số thay vì mục tiêu dài hạn là cân bằng giữa mức độ sinh lời,.. Ngân hàng cần phải đưa ra những biện pháp để hoàn thiện hơn vấn đề quản trị danh mục cho vay, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và có những biện pháp để khắc phục những hạn chế vẫn đang tồn tại, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải.
Thứ ba, NHNN cần hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Cụ thể: Công ty mua bán nợ đã được thành lập song đến nay thì công ty này hoạt động không có hiệu quả, chưa thực hiện được nhiệm vụ xử lý nợ đóng băng của các Ngân hàng. Công ty mua bán nợ cần mua lại các khoản nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại sau đó tiến hành phân loại trên cơ sở cơ cấu lại để nâng cao giá trị đem bán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các công ty này là một bộ phận trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên hoạt động có tính chất như một doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, NHNN cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng như danh mục nội dung cần trích lập để các tổ chức tín dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình.
Quản trị danh mục cho vay là một công việc khó khăn phức tạp. Nó đòi hỏi khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định, sự chặt chẽ trong quá trình thự c hi ệ n và sự uyển chuyển, linh hoạt trong việc điều chỉnh. Đây là điều mà Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung chưa đủ để đáp ứng. Vì vậy, để có thể hoàn thiện một hệ thống quản trị danh mục cho vay một cách tối ưu nhất, ngân hàng cần không ngừng thay đổi sao cho phù hợp với khách hàng, với thị trường và phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê
2. Báo cáo tài chính của ACB năm 2017, 2018, 2019
3. Báo cáo thường niên của ACB năm 2017,2018 và báo cáo thường niên quý 3 của ACB năm 2019.
4. Bùi Diệu Anh (2012), “ Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam “, Luận án tiến sĩ, trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Đào Thị Hải Yến (2015), “ Quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu “, Khóa luận tốt nghiệp, trường Học Viện Ngân Hàng.
6. Tổng Cục Thống Kê (2019), Tình hình kinh tế xã hội năm 2018, Hà Nội
7. Minh Lan (2019), “ Danh mục cho vay là gì? Thiết kế danh mục cho vay”,
Vietnambiz, truy cập ngày 3/4/2020, từ https://bom.to/vIiY29
8. Hải Lý (2020), “ ACB và tham vọng bứt lên ở nhóm đầu”, Sai gòn time online, truy cập ngày 5/4/2020, từ https://bom.to/2yTDG9
9. Phương Linh (2019 ), “Thông tư 22 - Góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và giúp thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh hơn “, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, truy cập ngày 6/4/2020, từ
https://bom.to/udFkNn
10.Anh Minh (2020), “ SBIC tiếp tục gánh lỗ khủng do ngành đóng tàu chưa hết khó “, Diễn đàn đầu tư kinh doanh online, truy cập ngày 8/4/2020, từ
https://bom.to/duSVlc
11.Anh Tuấn (2019), “ Từ hôm nay 1/10/2019, ngân hàng chấm dứt cho vay USD “, VietnamNet, truy cập ngày 10/4/2020, từ https://bom.to/az4ipm
12.Nguyễn Mạnh Dũng (2018), “ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu “, KB Securities, truy cập ngày 11/4/2020, từ https://bom.to/csmHNG
13.Trần Thanh (2019), “ Hiệu quả tăng trưởng tín dụng, chuyện từ các ngân
hàng “, Báo đầu tư chứng khoán, truy cập ngày 11/4/2020, từ
14.Diệp Bình ( 2020 ), “ACB, Bắc Á, Vietcombank giữ vị trí Top 3 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2019 “, VietNamBiz, truy cập ngày 12/4/2020, từ
https://bom.to/0FxLHk
15.Thanh Thủy ( 2019 ), “ ACB: Lãi 1.610 tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ nhóm G6 “, BSC, truy cập ngày 13/4/2020, từ https://bom.to/AtYiHm
16.“ ACB và chiến lược ngân hàng tương lai “, Bao Viet Securities, truy cập ngày 14/4/2020, từ https://bom.to/8R2vYs
17.Trần Lan Anh ( 2019 ), “ ACB đươc áp dụng tiêu chuẩn Basel II “, Tạp chí Kinh tế, truy cập ngày 16/4/2020, từ https://bom.to/SEv9BE
18.“ Mức tín nhiệm của ACB theo hệ thống đánh giá của Moody’s”, Tạp chí diễn đàn Doanh Nghiệp, truy cập ngày 17/4/2020, từ https://bom.to/r4Htfp
19.Thùy Thanh ( 2019 ), “ ACB trên hành trình trở lại vị thế hàng đầu “, Tạp chí Chứng Khoán, truy cập ngày 18/4/2020, từ https://bom.to/2zqIaz
20.Hải Vân ( 2019 ), “ Trước thềm 2020, Quy mô và bảng xếp hạng tổng tài sản của các ngân hàng hiện nay ra sao?” Báo CafeF, truy cập ngày 19/4/2020, từ https://bom.to/ucnElP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Đánh giá năng lự chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình viết KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD. Đồng ý/không đồng ý cho sinh viên bảo vệ KLTN)
Giảng viên hướng dẫn