Phương pháp quản trị danh mục cho vay của ACB

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 57 - 65)

Dựa trên quy chuẩn của Basel II và Theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN yêu cầu các ngân hàng xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để từ đó có các cách đánh giá của riêng mình, không dựa vào kết quả của các cơ quan”xếp hạng tín nhiệm bên ngoài.” Ngân hàng ACB cũng đã đưa ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đó xây dựng chính sách dự phòng rủi ro.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp của ACB gồm 2 hệ thống chấm điểm:

Hệ thống XHTD phục vụ cho xét duyệt: nhằm đánh giá rủi ro của khách hàng đồng thời phục vụ cho việc xét duyệt hồ sơ tín dụng, kết quả xếp hạng là căn cứ để ra quyết định tín dụng, là một trong những tài liệu bắt buộc khi trình cấp tín dụng đối với khách hàng tại ACB. Tuy nhiên đến đầu năm 2020, ACB đã bỏ hệ thống XHTD phục vụ cho xét duyệt, chỉ sử dụng mỗi hệ thống XHTD phục vụ cho phân loại nợ.

Hệ thống XHTD phục vụ cho phân loại nợ: là công cụ để thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế và căn cứ vào kết quả phân loại nợ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.” Sau khi cấp tín dụng, hàng quý thực hiện chấm điểm khách hàng trên Scoring phân loại nợ từ ngày 15 đến ngày 25 của tháng cuối cùng của quý.

Quy trình chấm điểm tín dụng:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế: Xác định dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục của khách hàng). Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu trên 50%, ACB sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp: Việc xác định quy mô khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao động bình quân; Doanh thu thuẩn; Tổng tài sản.

Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu:

Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Điểm tài chính + Điểm phi tài chính = Điểm khách hàng.

Kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD = Giá trị và loại TSĐB + Kết quả phân loại nợ (từ điểm khách hàng).

Trên cơ sở tổng số điểm xác định từ bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng, ACB xếp hạng khách hàng thành 10 hạng để phân lọai nợ:

85-95 ~ÃÃ Nợ đủ tiêu chuẩn

72-85 ~A Nợ đủ tiêu chuẩn

70-72 BBB Nợ cần chú ý

65-70 ^BB Nợ cần chú ý

59-65 ^B Nợ cần chú ý

56-59 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn

53-56 ~ẽC Nợ dưới tiêu chuẩn

45-53 ~C Nợ nghi ngờ

20-45 ^D Nợ có khả năng mất

nghiệp 1.AAA 1 0,15% ^τrn 2.AA 2 0,3% Tốt 37Ã 1 0,6% Khá 4.BBB 4 1,1% 5.BB 5 2% 6.B 6 3% Trung bình 7.CCC 7 5% Dưới trung bình 8.CC 8 8% 9.C 9 15% 10.D lõ 100% Vỡ nợ + xếp hạng khách hàng Bảng 2.11: xếp hạng khách hàng

gây thiệt hại xếp hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Loại TSĐB AAA AA A BBB BB B CCC C C C

STT Tiêu chí kiểm tra

Nội dung kiểm

tra____________ Đúng Sai Ghi chú______________

Nhóm tiêu chí khách hàng vay____________________________________________ J______Họ tên KH_______ 2______CMND/Hộ chiếu 2______Năm sinh________ 2______Địa chỉ hộ khẩu _5_____Trình độ học vấn 6 Tình trạng hônnhân____________ 7 Mã DNA_________ 8_____ Sổ tạm trú (KT3)

Nguồn: Tài liệu nội bộ của ACB

Sau khi xếp hạng người vay, ngân hàng tiếp tục xếp hạng TSBĐ theo các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ ứng với một tỷ lệ rủi ro không thu hồi được (còn gọi là mức gây thiệt hại do vỡ nợ)

+ Xếp hạng tài sản đảm bảo

Bảng 2.12: xếp hạng tài sản đảm bảo

Nguồn: Tài liệu nội bộ của ACB

Giá rủi ro tín dụng = Xác suất vỡ nợ* Mức gây thiệt hại

Cuối cùng ngân hàng đưa ra kết quả tổng hợp từ giá rủi ro tín dụng theo bảng này. Kết quả này sẽ là căn cứ để”các cấp quản trị của ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng.”

2.3.2.2Đối với KHCN:

ACB thực hiện chấm điểm tín dụng trên máy và phiếu đối chiếu, kiểm soát thông tin HSTD do nhân viên tín dụng soạn thảo theo mẫu và trình lên SRM và Trưởng đơn vị kiểm soát

Bảng 2.13 : Phiếu đối chiếu kiểm soát thông tin HSTD KHCN

10____ CMND/Hộ chiếu 11____ Năm sinh________ 12____ Địa chỉ hộ khẩu 13____ Trình độ học vấn 14 Tình trạng hôn nhân____________ 15 Mã DNA_________ 16 Sổ tạm trú ( KT 3 ) ' Nhóm tiêu chí TSBĐ____________________________________________________ 17____ Tên TSBĐ_______ 18 Họ tên chủ sở hữuTSBĐ___________ 19 Thông tin bên bảolãnh

Nhóm iêu chí khác_____________________________________________________

20 Hạn mức khởi tạo của nhân viên

2.3.2.3 Quy định phương thức bảo đảm tiền vay

Nguyên tắc nhận TSBĐ: ACB nhận thế chấp tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, theo đó người bảo lãnh thường là chủ sở hữu của tài sản đảm bảo; hoặc người có trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi gắn liền với khách hàng.

ACB phân TSBĐ thành 5 nhóm có tính thanh khoản, khả năng quản lý được từ cao xuống thấp và “ưu tiên nhận thế chấp theo thứ tự” như sau:

+ Nhóm 0: Tài sản bảo đảm là vàng, ngoại tệ mặt, số dư tiền gửi, giấy tờ có giá, bảo lãnh của bên thứ 3, chứng khoán;

+ Nhóm 1: Bất động sản là nhà ở, đất ở tọa lạc tại đô thị;

+ Nhóm 2: Bất động sản là nhà ở, đất ở tọa lạc tại nông thôn; đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà xưởng, văn phòng, đất nông nghiệp khác;

+ Nhóm 4: Tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, xe/máy chuyên dùng, khoản phải thu/quyền đòi nợ, quyền tài sản.

Tỷ lệ cho vay/ TSBĐ: Dựa vào mức độ uy tín, thời gian quan hệ với ACB, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn thu nhập của khách hàng,...mà ACB sẽ quy định tỷ lệ cho vay/TSBĐ khác nhau.”Trường hợp khách hàng bình thường, khách hàng mới thì áp dụng tỷ lệ cho vay chuẩn; trường hợp khách hàng tốt, quan hệ lâu năm với ACB thì áp dụng tỷ lệ cho vay cao hơn. Mức tỷ lệ cho vay/TSBĐ cụ thể đối với từng khách hàng do cấp phê duyệt xem xét, quyết định.”

2.3.2.4 Xử lý nợ xấu

Áp dụng theo Thông tư 02 và Thông tư 09 của ACB về việc xử lý nợ xấu: “các khoản cho vay khách hàng sẽ được xử lí bằng nguồn dự phòng khi được phân loại vào Nhóm 5 hoặc khi khách hàng vay bị phá sản hoặc giải thể (đối với trường hợp khách hàng vay là tổ chức), hoặc khi khách hàng vay chết hoặc mất tích (đối với trường hợp khách hàng vay là cá nhân). Các khoản nợ đã được xử lí rủi ro bằng nguồn dự phòng được ghi nhận vào tài khoản ngoại bảng phù hợp để theo dõi và thu nợ. Số tiền thu hồi được từ nợ đã xử lí rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lí tài sản bảo đảm , được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh riêng khi thu được.”

2.3.2.5 Các công cụ sử dụng để kiểm soát rủi ro danh mục cho vay

Hiện nay, ACB cũng như hầu hết các NHTM khác đều sử dụng phương pháp điều chỉnh nội bảng. Cụ thể khi muốn điều chỉnh giảm tỷ trọng dư nợ một loại hình cho vay nào đó, ACB thường áp dụng một trong các cách như: giảm dư nợ thông qua biện pháp tích cực thu nợ đối với loại hình cho vay cần giảm, tăng dư nợ các loại hình cho vay khác để thay đổi tỷ trọng các loại cho vay như mong muốn. Ngân hàng cũng thực hiện biện pháp bán nợ cho công ty mua bán nợ DATC của bộ tài chính, hoặc bán khoản nợ xấu cho VAMC. Trong thời gian qua, khi NHNN ban hành các quyết định, chỉ thị giới hạn dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cho vay phi sản xuất thì ACB cũng chủ yếu sử dụng biện pháp nội bảng để tuân thủ.

ACB cũng đã có công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), ACBA có nhiệm vụ chính là quản lý và thu hồi nợ quá hạn toàn hệ thống ACB. ACBA có

nhiều đổi mới quy trình xử lý nợ và đạt nhiều chuyển biến tích cực về kết quả thu

nợ, cụ thể: “như chuẩn hóa quy trình xử lý nợ, chuyên môn hóa quá trình thu nợ theo từng giai đoạn, xây dựngbộ phận hỗ trợ nghiệp vụ toàn hệ thống, xây dựng

bảng đo lường hiệu suất làm việc,và xây dựng chương trình quảnlý tiến độ và chất

lượng hồ sơ. Đây là một giải pháp giải quyết tình trạng nợ quá hạn cực kì hiệu quả.” Nhờ áp dụng những chính sách này mà đến năm 2017, ACB đã” tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC của những năm trước để lại.”

Ngoài ra, Ngân hàng ACB cũng đã sử dụng biện pháp bảo hiểm rủi ro tín dụng như một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro, đã được ACB thực hiện như sau: Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng: khi mà khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản,.. không có khả năng trả nợ vay thì công ty bảo hiểm sẽ trả thay. Hoặc ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng. Như vậy, ACB đã thực hiện điều chỉnh danh mục cho vay nhưng chủ yếu thông qua phương pháp nội bảng chứ công cụ điều chỉnh ngoại bảng như chứng khoán hóa hay phái sinh tín dụng là chưa được áp dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 773 (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w