2.3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Là một thành viên của BIDV, một trong những ngân hàng lớn và uy tín ở Việt Nam với lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức đang được hình thành và hoàn thiện theo mô hình của một tập đoàn Tài chính - Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, kể từ khi thành lập, BIDV chi nhánh Ba Đình luôn nỗ lực phấn đấu hết mình để góp phần thực hiện tốt các mục tiêu mà BIDV đã đề ra. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, BIDV Ba Đình luôn chú trọng đẩy mạnh công tác kinh doanh đối ngoại, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Nhờ đó, các hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
• Thời gian thực hiện giao dịch tối ưu:
Tuân theo các chỉ tiêu về thời gian thực hiện đối với các nghiệp vụ L/C, các thanh toán viên tại BIDV Ba Đình luôn thực hiện đúng khung thời gian cho phép. L/C luôn phát hành đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng thương mại; các giao dịch thanh toán đúng thời hạn theo quy định của UCP. Chỉ trong một vài trường hợp do bản thân khách hàng chưa chuẩn bị đầy đủ, đúng hẹn các giấy tờ cần thiết nên việc phát hành bị quá thời hạn. Với các chỉ tiêu về thời gian mà BIDV đã đặt ra, khách hàng luôn luôn được phục vụ một cách nhanh chóng nhất, từ đó mang lại sự hài lòng cho khách hàng và giúp Chi nhánh có được sự tín nhiệm của khách hàng.
• Doanh số và lợi nhuận đạt được từ hoạt động thanh toán TDCT luôn tăng qua các năm:
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo trong Chi nhánh cùng với sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của các cán bộ, phòng TTQT luôn bám sát các chương trình công tác đề ra, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ban giám đốc về công tác chuyên môn, nâng cao trách nhiệm cá nhân. Từ đó, BIDV chi nhánh Ba Đình đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ, doanh số và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT tăng trưởng đều và ổn định. Tỷ lệ thanh toán TDCT luôn giữ ở mức cao trên 60% trong tổng khối lượng thanh toán quốc tế, góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh.
• BIDVchi nhánh Ba Đình đã làm tốt vai trò của mình trong hoạt động thanh toán L/C:
- Vai trò là NHPH: Công tác phát hành L/C được thực hiện đúng theo hợp đồng thỏa thuận với khách hàng và phù hợp với hợp đồng thương mại mà khách hàng
đã ký.
L/C được tiến hành mở khá nhanh chóng, chỉ trong vòng 1 ngày theo quy trình nhất
định, tạo thuận lợi và an toàn cho nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, chất lượng kiểm tra
những chứng từ được chuyển đến từ phía ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng, việc
thực hiện thanh toán L/C nhập khẩu được tiến hành đúng theo quy định.
- Vai trò là NHTB: Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra tính chân thật bề mặt của L/C, không thông báo nhầm L/C giả. Ngoài ra, các cán bộ TTQT của BIDV Chi nhánh Ba Đình cũng đã thực hiện tốt công tác tư vấn cho khách hàng trong
khâu lập bộ chứng từ thanh toán.
Từ đó, BIDV Ba Đình đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín của Chi nhánh nói riêng và của BIDV nói chung trên thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, việc thực hiện hoạt động TTQT theo mô hình tập trung không những cải thiện hoạt động TTQT mà còn góp phần hạn chế rủi ro. Với mô hình tập trung, công việc của Chi nhánh Ba Đình và Trung tâm tác nghiệp Tài trợ thương mại tại Hội sở chính có mối liên quan mật thiết, các bộ phận này có thể kiểm soát chéo lẫn nhau nhằm sớm phát hiện sai sót, ngăn ngừa rủi ro tác nghiệp.
2.3.2. NHỮNG TỒN TẠI
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng tự hào từ hoạt động thanh toán TDCT nhưng do năng lực có hạn cùng với những ảnh hưởng và tác động khách quan không mong muốn, do đó, hoạt động thanh toán TDCT tại BIDV chi nhánh Ba Đình vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
• Lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán TDCT còn thấp, chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào tổng lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh:
Lợi nhuận từ thanh toán L/C chỉ khoảng 0,6% trong tổng lợi nhuận trước thuế của BIDV Ba Đình. Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng là xu hướng chung mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đều hướng tới, trong đó, hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng cần được đặc biệt chú trọng.
• Bộ chứng từ thanh toán do các nhà xuất khẩu lập còn nhiều sai sót:
Một trong những điểm yếu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế là trình độ nghiệp vụ ngoại thương và sự am hiểu về pháp luật quốc tế còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do vị thế yếu hơn nên các doanh nghiệp Việt Nam thường phải chấp nhận những điều khoản bất lợi trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương. Chính những điều này đã làm cho khâu lập chứng từ đòi tiền của nhà xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi vai trò tư vấn ngày càng cao của các thanh toán viên.
• Sự mất cân đối giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu:
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu trong thanh toán TDCT tại BIDVchi nhánh Ba Đình giai đoạn 2010 — 2012
□ L/C xuất khẩu □ L/C nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo KQKD hoạt động TTQT của BIDVBa Đình từ 2010 - 2012)
Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu luôn lớn hơn nhiều so với doanh số thanh toán L/C xuất khẩu, chiếm hơn 80% tổng doanh số thanh toán L/C trong hai năm 2010 và 2011. Điều này một phần là do tình trạng nhập siêu của nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua. Đến năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện, lần đầu tiên sau 20 năm đã đạt mức thặng dư 780 triệu USD, giúp cho tỷ trọng doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV Ba Đình cũng được cải thiện đáng kể, từ 16,67% vào năm 2010 và 19,13% vào năm 2011 đã tăng lên gần 25,84% vào năm 2012. Tuy nhiên, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, lên tới hơn 70% tổng doanh số thanh toán L/C. Sự mất cân đối này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng về nguồn vốn ngoại tệ dành cho hoạt động TTQT, làm ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT của BIDV Ba Đình.
• Trình độ của các thanh toán viên chưa đồng đều:
Trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm của các cán bộ TTQT tại BIDV chi nhánh Ba Đình chưa đồng đều nên chưa tạo ra được chất lượng đồng nhất. Với các giao dịch phức tạp, không phải tất cả các cán bộ đều thực hiện được, cách thức, tốc độ xử lý giao dịch cũng không hoàn toàn đồng đều. Do đó mức độ hài lòng của khách hàng cũng khác nhau. Hơn nữa, các cán bộ TTQT còn thiếu chủ động linh hoạt trong việc cập nhật các thông tin, luật thương mại, tình hình hàng hóa XNK... nên công tác tư vấn cho khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.
2.3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan