DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH BA
ĐÌNH
3.1.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Cuộc khủng hoảng nợ công tại nhiều nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu bắt đầu từ năm 2010 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tài chính toàn cầu. Những ảnh hưởng của nó kéo dài từ năm 2011 và tiếp diễn trong năm 2012, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới, bao gồm cả nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn dưới một góc độ tích cực, đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nội lực của cả nước. Quả thật, những kết quả khả quan đạt được trong năm 2012 đã cho thấy những triển vọng mới. Cụ thể là, theo số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vẫn đạt 114,57 tỷ USD, tăng trưởng 18,2% so với năm 2011, cao hơn 5,2% so với chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra. Lần đầu tiên sau 20 năm Việt Nam đã xuất siêu khoảng 780 triệu USD, góp phần cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá ngoại tệ, nâng cao dự trữ ngoại hối.
Bước sang năm 2013, trong điều kiện những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu chưa thể chấm dứt, thêm vào đó là những thách thức từ xu hướng bảo hộ ở các nước ngày càng gia tăng, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ rất khó khăn do phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt từ phía quốc tế. Trước tình hình đó, trong nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã
hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo” với các chỉ tiêu cụ thể về XNK: kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2013, chúng ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 5 năm 2011- 2015, cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt chiến lược XNK giai đoạn 2011-2015 để tiến tới mục tiêu tổng quát của Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng. Chiến lược đã đề ra ba nhóm mục tiêu cụ thể, bao gồm:
Một là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 12%/năm
trong giai đoạn 2011 - 2015.
Hai là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu;
tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân dưới 11%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.
Ba là, phấn đấu giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức
dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015. • Định hướng xuất khẩu:
Chiến lược cũng nêu định hướng xuất khẩu chung gồm: Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Định hướng phát triển thị trường:
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu
mới có tiềm năng.
- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và
châu Phi khoảng 5%. • Định hướng nhập khẩu:
- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp
ứng nhu
cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các
mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định
hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên,
vật liệu
mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.
Những định hướng về XNK được đề ra sẽ là căn cứ quan trọng để Chi nhánh hoạch định phương hướng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung
Bám sát vào phương hướng phát triển của BIDV, chi nhánh Ba Đình đã đề ra phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo, đó là: hoạt động kinh doanh đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược là:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Dựa trên những định hướng chiến lược mà BIDV đã đề ra, Chi nhánh Ba Đình đã vạch ra cho mình phương hướng hoạt động trong giai đoạn 2011-2015 với một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Về dư nợ tín dụng: đạt chỉ tiêu 17%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. - Vốn huy động đạt 18 - 20%/năm.
- Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2%/năm. - Lợi nhuận trước thuế đạt 25%/năm.
- Cổ tức không thấp hơn lãi suất tiết kiệm bình quân 12 tháng.
Góp phần vào mục tiêu chung của Chi nhánh, hoạt động thanh toán quốc tế cũng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Để đạt được điều này, Chi nhánh đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế như sau:
- Tiếp tục duy trì và phấn đấu tăng kim ngạch thanh toán XNK, nhất là thanh toán L/C, tăng doang thu từ hoạt động TTQT.
- Củng cố những phương thức thanh toán hiện có, mở rộng thêm các phương thức và các loại hình thanh toán mới hoặc chưa được áp dụng tại ngân hàng. - Nâng cao công tác quản trị điều hành hoạt động TTQT, đẩy mạnh công tác
kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị khách hàng, có hệ thống nhằm quảng bá, giới thiệu dịch vụ TTQT và các tiện ích khác cho khách hàng. Mở rộng mạng lưới khách hàng, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ xuất và nhập, thu hút nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động TTQT với các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, tín dụng XNK nhằm đảm bảo cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT.
- Tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo để có được đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng cả về lý thuyết và thực tiễn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN
TDCT TẠI