BIDV CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.2.4. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
TOÁN
TDCT
Rủi ro trong thanh toán TDCT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động này. Mặc dù đây là phương thức thanh toán tương đối ưu việt trong TTQT, song nó không phải là phương thức tuyệt đối an toàn. Chính vì vậy, trong thanh toán TDCT, ngân hàng cần phải đảm bảo tuân thủ đúng theo thông lệ quốc tế (UCP 600, ISBP 681). Việc tuân thủ nguyên tắc và quy trình kiểm tra chứng từ sẽ đảm bảo chất lượng kiểm tra bộ chứng từ, hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho chính ngân hàng. Các nguyên tắc, quy trình này chính là cơ sở để ngân hàng kiểm tra chính xác và phát hiện được hết lỗi của bộ chứng từ, không bắt nhầm lỗi, bỏ quên lỗi. Khi kiểm tra chứng từ, các thanh toán viên cần phải có sự linh hoạt trong những tình huống cụ thể để đưa ra quyết định hợp lý, không gây khó khăn cho khách hàng mà vẫn đảm bảo uy tín và an toàn cho khách hàng. Sau khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên cần đảm bảo:
- Chứng từ đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện và điều khoản của L/C. - Giữa các chứng từ không được mâu thuẫn nhau.
- Tuân thủ các căn cứ pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ kiểm tra chứng từ.
Mặt khác, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc và quy trình, ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp riêng để hạn chế rủi ro, nhằm nâng cao chất lượng thanh toán TDCT:
- Dưới góc độ là ngân hàng phát hành L/C:
Trước khi quyết định phát hành L/C, ngân hàng cần tiến hành thẩm định kỹ năng lực tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định tỷ lệ ký quỹ phù hợp. Việc xác định một tỷ lệ ký quỹ thấp sẽ giúp ngân hàng có được lợi thế trong cạnh tranh nhưng lại đẩy ngân hàng vào trạng thái rủi ro trong trường hợp khách hàng (nhà NK) không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng sau này. Chính vì vậy, việc xác định tỷ lệ ký quỹ nên được ngân hàng xem xét một cách thận trọng để vừa đảm bảo tính cạnh tranh lại vừa tránh rủi ro cho ngân hàng. Mức ký quỹ nên được xác định căn cứ vào quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, năng lực tài chính và khả
năng thanh toán của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới...
Mặt khác, với vai trò là ngân hàng phục vụ nhà NK, NHPH cũng cần phải có những hỗ trợ, tư vấn thích hợp đối với khách hàng để tránh khách hàng do thiếu thận trọng hoặc do trình độ nghiệp vụ còn hạn chế mà chấp nhận những điều khoản bất lợi do phía xuất khẩu đưa ra. Thực hiện dịch vụ tư vấn như vậy vừa có tác dụng nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, giúp khách hàng tránh được những rủi ro có thể có sau này, vừa giúp ngân hàng đảm bảo được phần nào khả năng thanh toán từ phía khách hàng.
Khi thanh toán L/C nhập khẩu, căn cứ theo các điều khoản của L/C đã phát hành và các thông lệ quốc tế, Chi nhánh cần kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ. Nếu phát hiện sai sót thì phải thông báo cho ngân hàng chuyển chứng từ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ. Nội dung thông báo phải nêu rõ các bất hợp lệ mà ngân hàng phát hiện, các bất hợp lệ phải là toàn bộ và cuối cùng, nghĩa là ngân hàng sẽ không được bổ sung thêm bất kỳ một bất hợp lệ nào khác mà ngân hàng phát hiện sau này. Ngân hàng phải thực hiện như vậy để tránh trường hợp mất quyền từ chối thanh toán hoặc tránh phát sinh những tranh cãi và chi phí vô ích.
- Dưới góc độ là ngân hàng xác nhận:
Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành là như nhau đối với việc thanh toán và gánh chịu rủi ro. Vì vậy, Chi nhánh chỉ nên thực hiện xác nhận L/C khi chắc chắn được khả năng thanh toán của NHPH để đảm bảo uy tín và tránh rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần lưu ý không xác nhận đối với những L/C không chịu sự điều chỉnh của UCP 600 hoặc L/C có thể hủy ngang.
- Dưới góc độ là ngân hàng thông báo:
Ngân hàng thông báo tham gia vào phương thức thanh toán TDCT với tư cách là ngân hàng cung ứng dịch vụ xác minh tính chân thật của L/C và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán. Khi nhận được L/C, Chi nhánh cần kiểm tra mã khóa nếu nhận L/C qua Telex hoặc SWIFT hay chữ ký nhận qua thư để xác định tính chân thật bề ngoài của L/C, đề phòng thông báo L/C giả. Nếu không thể xác định được tính chân
thật bề ngoài của L/C thì phải thông báo ngay cho NHPH biết. Trong trường hợp ngân hàng từ chối thông báo L/C thì cần thông báo không chậm trễ quyết định của mình cho NHPH. Ngoài ra, Chi nhánh có thể tư vấn cho nhà XK để tránh những sai sót trong việc lập bộ chứng từ thanh toán.
- Dưới góc độ là ngân hàng được chỉ định:
Chi nhánh cần thận trọng trong việc kiểm tra bộ chứng từ, chú ý từng loại chứng từ, cơ quan cấp, tên người hưởng... Khi phát hiện sai sót phải yêu cầu người bán chỉnh sửa kịp thời trong thời hạn hiệu lực của L/C để đảm bảo bộ chứng từ là hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của L/C. Chi nhánh không nên thanh toán hoặc chiết khấu những bộ chứng từ lập theo L/C được phát hành bằng thư hay những bộ chứng từ mà vận đơn do các hãng tàu không tin cậy phát hành. Đồng thời với trường hợp quốc gia của nhà nhập khẩu có tình hình chính trị không ổn định, nội chiến., Chi nhánh cần kiên quyết từ chối thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ. Ngoài ra, trước khi quyết định chiết khấu, Chi nhánh cần xem xét uy tín, khả năng thanh toán của nhà XK (phòng trường hợp bộ chứng từ không được chấp nhận thanh toán trong nghiệp vụ chiết khấu truy đòi), uy tín và khả năng thanh toán của NHPH và nhà nhập khẩu cũng như chiều hướng biến động giá cả của hàng hóa.