ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 094 (Trang 79 - 81)

BIDV CHI NHÁNH BA ĐÌNH

3.2.8. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING

Hiện nay, nghiệp vụ TTQT không còn là dịch vụ độc tôn của bất kỳ ngân hàng nào mà đã được thực hiện ở tất cả các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đã, đang và sẽ được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, có một thực tế là hoạt động TTQT của các NHTM trong nước nói chung và BIDV nói riêng chưa được chú trọng trong hoạt động Marketing. Chất lượng dịch vụ dù có được nâng cao, cải thiện đến đâu mà không quảng bá tới khách hàng thì hoạt động TTQT cũng không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Để hoạt động Marketing thực sự hỗ trợ cho TTQT, ngân hàng cần nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập quán, thái độ và nhất là động cơ của khách hàng khi

lựa chọn ngân hàng. Từ thực tiễn có thể thấy rằng, sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, so sánh các tiêu chuẩn của ngân hàng như: chất lượng phục vụ, sự thuận tiện và dễ dàng khi giao dịch, thái độ của nhân viên giao dịch, hình ảnh về sức mạnh, uy tín và sự an toàn của ngân hàng, địa điểm của ngân hang... Từ việc nghiên cứu trên có thể tận dụng những hiểu biết về tâm lý khách hàng trong khu vực cũng như những vùng lân cận, đưa ra những biện pháp thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT.

Chi nhánh cần nghiên cứu khả năng cạnh tranh của mình trong hiện tại và tương lai, từ đó xây dựng một thương hiệu riêng cho hoạt động TTQT bằng cách xác định đâu là lợi thế cạnh tranh của mình trong việc cung ứng dịch vụ TTQT cho khách hàng so với đối thủ, đó là lợi thế về giá dịch vụ, về sự an toàn của dịch vụ hay về tốc độ thực hiện dịch vụ. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có thông tin chính xác về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Tuy nhiên, thực hiện điều này không phải đơn giản vì hầu hết các ngân hàng đều không tiết lộ bí quyết kinh doanh của mình. Vì vậy, NH ĐT&PT VN - Bắc Hà Nội cần xây dựng một bộ phận riêng hoặc lựa chọn một nhóm cán bộ dày dạn kinh nghiệm chuyên trách công việc phân tích thị trường và các hoạt động của ngân hàng đối thủ, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân và nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán TDCT. Từ đó tìm ra đấu pháp phù hợp, tránh tình trạng đi lệch hướng, gây tốn kém mà hiệu quả lại không cao.

Trong thời gian tới, Chi nhánh nên đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác Marketing: quảng cáo trên các báo, tạp chí, ẩn phẩm chuyên ngành, Internet nhằm tạo dựng hình ảnh về Chi nhánh với các sản phẩm dịch vụ TTQT đa dạng, hiệu quả và an toàn; giới thiệu về dịch vụ ngân hàng cung cấp thông qua các chương trình quảng bá quy mô về ngân hàng đến đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi giới thiệu dịch vụ TTQT của mình, tham gia các triển lãm để các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu luôn cảm thấy Chi nhánh là một địa chỉ quen thuộc và tin cậy. Các hoạt động này không chỉ đơn thuần là truyền tải thông tin về các dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng mà còn tạo dựng niềm tin và khuyến khích khách hàng lựa

chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán thông qua những thành tựu hay giải thưởng mà ngân hàng nhận được về TTQT.

Tuy nhiên, hoạt động Marketing này phải đi kèm với chất lượng thực tế của dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Tức là chất lượng dịch vụ phải được khách hàng cũng như phía đối tác công nhận. Như vậy Marketing và chất lượng là hai yếu tổ không thể tách rời để đạt được hiệu quả tốt nhất đối với biện pháp này.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 094 (Trang 79 - 81)