BIDV CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.3.3.3. Thực hiện đúng các cam kết đã ký với ngân hàng
Khi tham gia vào các nghiệp vụ thanh toán TDCT, doanh nghiệp cần thực hiện đúng những chỉ dẫn và tư vấn từ phía ngân hàng về việc thực hiện các điều khoản trong L/C. Doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nghĩa vụ thanh toán đã cam kết trong L/C. Nếu vì bất cứ lý do gì mà doanh nghiệp cố tình trì hoãn thanh toán trong vai trò nhà nhập khẩu đều ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng với đối tác ngân hàng nước ngoài, có thể gây tổn thất tài chính cho ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán của mình, góp phần giúp ngân hàng đảm bảo chất lượng TTQT. Qua đó xây dựng mối quan hệ thiện chí giữa ngân hàng và khách hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá về chất lượng thanh toán TDCT ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã trình bày một số vấn đề sau:
- Nêu ra định hướng hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.
- Đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhưng vẫn là nghiệp vụ tương đối phức tạp. Nhờ tính ưu việt của phương thức này và nhu cầu thanh toán hàng xuất nhập khẩu giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng một cách phổ biến và chiếm ưu thế hơn hẳn. Tuy TTQT theo phương thức L/C chưa phải là thế mạnh nổi bật của BIDV - Chi nhánh Ba Đình, nhưng cũng như các NHTM khác, BIDV - Chi nhánh Ba Đình đang nỗ lực phát triển và hoàn thiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng cũng như đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp và phân tích số liệu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, khóa luận đã hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
- Tổng hợp và phân tích có hệ thống những vấn đề có tính chất lý luận về hoạt động thanh toán TDCT. Từ đó đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán TDCT và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán TDCT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Đình, đồng thời đề xuất những kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan nhằm thực hiện các giải pháp này.
Hy vọng rằng, những nghiên cứu và đề xuất của khóa luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Đình.
I. Sách
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011): Giáo trình Thanh toán Quốc tế & Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012): Cẩm nang Thanh toán Quốc tế & Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. GS.TS. Lê Văn Tư (2005): Tín dụng tài trợ XNK TTQT và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. PGS.TS. Đinh Xuân Trình (2008): Cẩm nang sử dụng thư tín dụng - L/C - Tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 2007 ICC, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 5. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010): Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà Nội.
6. PGS.TS. Phạm Duy Liên (2012): Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.