BIDV CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.3.1.3. Chính phủ cần có những chính sách phù hợp, khuyến khích hoạt động
kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, bằng việc ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh tế như: Luật thương mại, Luật ngân hàng, Pháp lệnh chứng khoán... Tuy nhiên, trong lĩnh vực TTQT, chúng ta chưa có nguồn luật điều chỉnh cụ thể. Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành một số văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam, làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động TTQT. Trước hết, các cam kết với WTO, UCP 600 cần nhanh chóng được nội luật hóa, tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.
Bên cạnh các văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế, cần có những văn bản mang tính chất quốc gia. Đề nghị Chính phủ tạo sự thống nhất giữa các bộ, các ngành có liên quan để tránh xung đột giữa các thông lệ quốc tế và các quy định trong nước về nghĩa vụ cam kết tài chính của ngân hàng nước ngoài.
3.3.1.3. Chính phủ cần có những chính sách phù hợp, khuyến khích hoạtđộng động
xuất nhập khẩu
Để đẩy mạnh hoạt động XNK, nhà nước cần có chính sách mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với các bạn hàng quan trọng và giàu tiềm năng, đặc biệt là công tác thương mại với những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và các nước trong liên minh châu Âu.
Chính phủ cũng cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong quản lý XNK, tinh giảm thủ tục hải quan. Tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và quản lý thị trường nội địa nhằm tăng thu ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng cường ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời phải đề ra các chính sách bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp XNK nước nhà khi tham gia vào thị trường mua bán ngoại thương; giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế; xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng hàng hóa đạt chuẩn quốc tế.
Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại với các nước được mở rộng và có những bước phát triển đáng kể. Tuy
nhiên, sản phẩm xuất khẩu của ta còn nghèo nàn, chủ yếu là nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thô. Vì vậy, cần cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có về tài nguyên, nguồn nhân lực nhằm giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm nhằm giảm nhập siêu.