Vận dụng mô hình giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 42)

VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

2.5.2. Vận dụng mô hình giáo dục STEM

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Giáo dục STEM là một trong những định hướng quan trọng được vận dụng trong CTGDPT năm 2018. Dựa trên điều kiện thực tiễn tại trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng một số chủ đề STEM được trình bày trong bảng 2 dưới đây:

Bảng 2.2: Các chủ đề STEM trong kế hoạch dạy học môn Hoá học 11 tại trường THPT

Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng

STT Tên chủ dề STEM Thời gian thực hiện chủ đề 1 Chủ đề Stem : Chất chỉ thị màu thiên nhiên 2 tiết

2 Dạy học STEM làm giấm ăn từ hoa quả 4 tiết

2.6. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11

Sau khi phân tích bối cảnh thực tiễn trong dạy học môn Hoá học 11 ở trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học. Dựa trên chương trình, sách giáo khoa môn Hoá học 11 hiện hành, sự chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục của sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và bối cảnh thực tiễn của trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng, chúng tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn (tổ Lý Hóa Sinh) và ban Giám hiệu của hai nhà trường tổ chức xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11 cho năm học 2018 - 2019. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11 đã được xin ý kiến của 6 chuyên gia gồm các nhà khoa học giáo dục có uy tín, hiệu trưởng và GV là tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT có nhiều kinh nghiệm dạy học. Kết quả cho thấy 100% chuyên gia cho rằng rất cần thiết và cần thiết xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học11; 100% cho rằng Kế hoạch giáo dục NT môn Hoá học 11 đã xây dựng đảm bảo được tính mục tiêu, chính xác, khoa học, tính thực tiễn, khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS ở trường THPT hiện nay. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Hoá học 11 đã được ban Giám hiệu

của hai Nhà trường trên phê duyệt và áp dụng trong năm học 2018 - 2019. Nội dung kế hoạch được chúng tôi trình bày trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Kế hoạch nhà trường môn Hoá học 11 tại trường THPT Xuân Hòa và THPT

Hai Bà Trưng

CHƯƠNG TRÌNH BỘ MÔN HÓA HỌC KHỐI 11

Cả năm học 37 tuần (70 tiết) = Học kì I (19 tuần -36 tiết) + Học kì II (18 tuần - 34 tiết)

CHƯƠNG TRÌNH SAU XÂY DỰNG

Tuần Tiết Nội dung

HỌC KỲ I

1 1;2 Ôn tập đầu năm

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

2 +3 3-6 Chủ đề 1.1. Sự điện li 1. Sự điện li

2. Axit - Bazơ - Muối 3. Sự điện li của nước. pH

4 7+8 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li + Luyện tập

5 9+10

Chủ đề 1.2. Chủ đề Stem : Chất chỉ thị màu thiên nhiên

1. Tổ chức dạy học "Điều chế chất chỉ thị màu từ bắp cải tím và hoa dâm bụt".

2. Báo cáo và sử dụng chất chỉ thị màu thiên nhiên để thử: Tính axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

6 11 Luyện tập sự điện li 12 Kiểm tra 45 phút bài số 1

CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO

13-16 Chủ đề 2.1. Nitơ và hợp chất của nitơ

17-18 Chủ đề 2.2. Photpho và hợp chất của photpho

19-20 Chủ đề 2.3. Phân bón hóa học với sức khỏe cộng đồng

21 Luyện tập chương 2

22 Kiểm tra 45 phút bài số 1 (HKI)

24-27 Chủ đề 3. Cacbon và một số hợp chất của cacbon 28 Silic và một số hợp chất của silic

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ 29 Mở đầu về hoá học hữu cơ

30 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

31-33 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

34-35 Ôn tập học kì I

36 Kiểm tra học kì I

CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO

37-40 Chủ đề 5. Ankan - vấn đề sử dụng gas an toàn

CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO

41-46 Chủ đề 6. Hiđrocacbon không no 47-48 Luyện tập hidrocacbon không no

49 Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etylen, axetilen 50 Kiểm tra 45 phút

CHUYÊN ĐỀ 7: HIĐROCACBON THƠM

51-52 Benzen và đồng đẳng của benzen

53

Một số hiđrocacbon thơm khác - Không dạy: Mục B.II. Naphtalen.

- Không yêu cầu học sinh làm bài 12 và 13 trang 161 do giảm tải naphtalen và không dạy điều chế stiren.

54 Hệ thống hoá về hiđrocacbon

CHUYÊN ĐỀ 8: ANCOL – PHENOL

55-58 Chủ đề 8. Ancol với đời sống thực tiễn 59 Phenol

60 Bài thực hành số 5 61 Kiểm tra 45 phút

CHUYÊN ĐỀ 9: ANĐEHIT – AXIT CACBOXYLIC

62-63 Anđehit

64-67 Axit axetic -Dạy học STEM làm giấm ăn từ hoa quả

70 Kiểm tra cuối năm

2.7. Tổ chức dạy học một số chủ đề trong chương trình nhà trường môn Hoá học 11theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi xây dựng nội dung chi tiết và đề xuất kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học chủ đề là: Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn, Ancol với đời sống thực tiễn cùng với 1 chủ đề STEM là: Làm giấm ăn từ hoa quả.

2.7.1. Chủ đề “Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn’’

I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện

1. Tên chủ đề: Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn 2. Nội dung của chủ đề

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất vật lý và tính chất hóa học của

ankan

- Ứng dụng của ankan và vấn đề sử dụng gas an toàn 3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 04 tiết trên lớp và 02 tuần ở nhà.

II. Mục tiêu

1. Về kiến thức

HS nêu được:

- Khái niệm về ankan, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo. - TCVL, TCHH.

- Phương pháp điều chế khí metan. - Ứng dụng của ankan.

HS trình bày được:

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ankan phụ thuộc vào khối lượng phân tử và cấu trúc mạch cacbon.

- Đặc điểm cấu trúc phân tử ankan.

- Nguyên nhân ankan khó tham gia phản ứng hóa học.

2. Về kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử từ đó rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất của ankan.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số đồng phân ankan.

halogen, tách, oxi hóa.

- Giải các dạng bài tập liên quan đến ankan.

3. Về thái độ tình cảm

- Xây dựng tinh thần tích cực, chủ động, giao tiếp và hợp tác trong học tập.

- Giáo dục cho HS lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như việc sử dụng hợp lí tài nguyên.

4.Về năng lực chính cần hướng đến

Ngoài việc phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên môn còn tập trung phát triển NLGQVĐ&ST, thể hiện trong quá trình làm việc nhóm và kết quả làm việc nhóm. Cụ thể:

- HS phát hiện ra được những vấn đề trong nhiệm vụ học tập của nhóm mình từ đó cùng nhau đưa ra hướng giải quyết các vấn đề bằng khả năng sáng tạo của mình, trao đổi, thảo luận để tìm ra phương hướng GQVĐ và cũng dự đoán được những thuận lợi, khó khăn trong khi giải quyết vấn đề của nhóm, cá nhân được GV giao .

- HS biết chủ động phân tích những vấn đề từ đó trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm để tìm hướng giải quyết tối ưu nhất, cùng nhau thiết kế phẩm của nhóm theo yêu cầu của GV sẽ giúp HS phát triển NLGQVĐ&ST.

- Đề xuất, lựa chọn được phương án GQVĐ đặt ra phù hợp, sáng tạo.

III.Sản phẩm cuối cùng của chủ đề

- Bài báo cáo của 3 nhóm tìm hiểu về ứng dụng của ankan và vấn đề sử dụng gas an toàn

IV. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ đề

1. Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp kết hợp dạy học dự án. 2. Phương pháp dạy học: Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sau:

- Dạy học giải quyết vấn đề; - Hợp tác theo nhóm.

- Quan sát, đàm thoại, gợi mở;

- Phương pháp dạy học theo dự án nhỏ (giao nhiệm vụ cho HS thực hiện, sau đó báo cáo trước lớp).

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên (GV)

- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập, mô hình phân tử các ankan.Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

- Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. - Sổ theo dõi dự án cho 3 nhóm..

- Phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thực hành dự án cho từng HS. - Nội dung bộ câu hỏi định hướng.

- Phiếu đánh giá dự án của giáo viên và học sinh.

- Tài liệu tra cứu, bảng kiểm tra củng cố kiến thức sau dự án. - Trang thiết bị và cơ sở cật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án.

2. Học sinh (HS) - Học bài cũ.

- Bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

- Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, chuẩn bị bài mới.

- Tìm hiểu các kiến thức về ankan, về dạy học dự án và kiến thức liên quan. - Trang bị tốt kĩ năng thiết kế, sử dụng phần mềm powerpoint, Word, máy tính…

V.Thiết kế các hoạt động dạy học

Tiết 1 + 2: ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN

Hoạt động 1:Khởi động ( 10 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV giới thiệu với HS chủ đề học tập, mục tiêu chủ đề, sử dụng KTDH "KWL", yêu cầu HS hoàn thiện các nội dung ở cột K và W.

- GV tổng hợp và nhận xét sơ bộ những điều HS đã biết và nhu cầu tìm hiểu các vấn đề về nước của HS trong chủ đề.

- GV: Theo các em, ankan có vai trò như thế nào trong đời sống?

- HS hoàn thành các nội dung trong cột K và W trong phiếu học tập theo sự hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời khác nhau. - Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập trong chủ đề - Đề xuất

- GV: Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày các em đã gặp những loại nhiên liệu nào? Hãy kể các loại nhiên liệu mà các em đã biết?

- GV nhận xét, nêu vấn đề: Trong các loại nhiên liệu trên, các hợp chất hiđrocacbon no và đặc biệt là ankan đóng vai trò quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ankan và ứng dụng cũng như cách sử dụng nó an toàn qua chủ đề “Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn”

- HS suy ngẫm và chuẩn bị tâm thế học tập. được các câu hỏi/vấn đề cần giải quyết trong chủ đề.

Hoạt động 2: Tìm hiều về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp ( 35 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động nghiên cứu tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan

- GV yêu cầu các nhóm HS xem các mô hình phân tử CH4, C2H6, C3H8… nghiên cứu SGK, tài liệu sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập số 1(Phụ lục…)

- GV: Yêu cầu 1 nhóm HS báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại kiến thức.

- HS: Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức.

- HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu tư liệu, thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập số 1.

- HS: Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập.

- Thu thập, phân tích, kết nối các kiến thức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng sản phẩm, báo cáo kết quả thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu, đầy đủ, chính xác.

- Trình bày sản phẩm rõ ràng, logic, khoa học, sáng tạo.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu kết hợp những hiểu biết thực tiễn về ankan và trình bày tính chất vật lí của ankan.

- GV: Gọi đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét và kết luận về tính chất vật lí của ankan. HS: C1 C4: Khí; C5 C10: Lỏng; C18 trở lên: Rắn

Ankan nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập. - Thu thập, phân tích, kết nối thông tin để hoàn thành nhiệm vụ."

Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất hóa học của ankan (30 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu tính chất hoá học của ankan.

+ Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 12 - 14 thành viên tham gia - Vòng 1 (Vòng chuyên gia): Phân công thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2; 3; 4 (Phụ lục...). Sao cho đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày được kết quả thảo luận nhóm mình. các em treo thành quả của nhóm mình lên bảng. + Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 2. + Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập số 3. + Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập - HS: Tiến hành hoạt động theo nhóm, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập. (trình bày trên giấy A0). Chuẩn bị cử thành viên trong nhóm báo cáo

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập. - Thu thập, kết nối thông tin.

- Xây dựng sản phẩm, báo cáo kết quả thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu, đầy đủ, khoa học, có tính sáng tạo.

- Trình bày sản phẩm rõ ràng, logic, khoa học, sáng tạo.

số 4.

- Vòng 2 (Vòng mảnh ghép): GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự 1,2,3 để chia nhóm mới (nhóm mảnh ghép) và di chuyển về vị poster của nhóm mới. . Ở nhóm mới các chuyên gia sẽ trình bày các kiến thức mình thu thập được cho các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự 1,2,3 để chia nhóm mới (nhóm mảnh ghép) và di chuyển về vị poster của nhóm mới.

- Thời gian hoạt động ở mỗi nhóm là 5 phút, hết thời gian, GV đưa ra hiệu lệnh đề HS di chuyển đến vị trí tiếp theo theo chiều kim đồng hồ.

+ Trong quá trình trao đổi nếu có vấn đề cần đến sự trợ giúp của cô các em hãy đưa bảng “CỨU TRỢ” lên và cô sẽ đến để hỗ trợ các em.

- Kết thúc hoạt động nhóm, GV gọi HS thuộc nhóm ban đầu trình bày nội dung ở nhóm mới.

- GV: Kết hợp đánh giá của HS và đưa ra đánh giá kết quả của các nhóm.

- HS: Tiến hành hoạt động theo nhóm, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập.

HS: Đại diện 1 nhóm HS lên báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm.

- HS: Nhận xét chéo

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 42)