Chủ đề: Ancol với đời sống thực tiễn

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 59 - 72)

VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

2.7.2. Chủ đề: Ancol với đời sống thực tiễn

I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện

1. Tên chủ đề: Ancol với đời sống thực tiễn 2. Nội dung chủ đề

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất vật lý và tính chất hóa học của

ancol

- Ứng dụng, điều chế ancol

- Ancol với đời sống thực tiễn

3. Thời lượng thực hiện chủ đề

Chủ đề được thực hiện trong thời gian: 03 tiết trên lớp và 01 tuần ở nhà.

II. Mục tiêu 1. Kiến thức:

Nêu được:

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc  chức và thay thế).

- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro.

- Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.

- Các phương pháp điều chế ancol trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Quá trình sản xuất rượu bằng phương pháp lên men truyền thống?.

- Vai trò của ancol trong y học, công nghiệp, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác…

- Vai trò của đồ uống chứa cồn với sức khỏe con người.

2. Kỹ năng:

- Sản xuất được rượu từ tinh bột, hoa quả…

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.

- Biết cách sử dụng đồ uống chứa cồn hiệu quả, hạn chế tác hại của đồ uống chứa cồn.

- Tính được nồng độ của rượu, cách pha rượu theo nồng độ. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.

3. Thái độ:

- Tình cảm yêu thiên nhiên, con người, ý thức được ưu, nhược điểm của đồ uống chứa cồn với đời sống và sản xuất, với sức khỏe con người, đề xuất những biện pháp hợp lí để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người .

- Tuyên truyền, vận động người khác ý thức khi sử dụng đồ uống chứa cồn, ham hiểu biết, tìm tòi , khám phá

- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:

+ Môn vật lý: Biết cách sử dụng ống đong để đong 1 thể tích ancol cho trước. Độ

tan của ancol, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của ancol.

+ Môn toán học: Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công

thức tính toán về độ ancol, những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa, xác định công thức của ancol

+ Môn sinh học: Biết được các tác hại của ancol đối với sức khỏe con người. + Môn GDCD: Giải thích vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, tận dụng

những phế phẩm của quá trình sản xuất ancol để sản xuất những sản phẩm khác.

- Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.

4. Năng lực

HS phát triển NL GQVĐ&ST thông qua quá trình huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... của nhiều môn học (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí,...) để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập và một số vấn đề của đời sống thực tiễn có liên quan đến ancol. Cụ thể:

- Phân tích, xác định được tình huống và nhiệm vụ học tập gắn với từng nội dung - Đề xuất được các vấn đề/câu hỏi cần giải quyết gắn với từng nội dung cụ thể trong chủ đề “Ancol trong đời sống thực tiễn”

- Đề xuất, lựa chọn được phương án GQVĐ đặt ra phù hợp, sáng tạo. - Lập được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện được kế hoạch đề ra theo phương án đã chọn một cách hiệu quả. - Xây dựng sản phẩm, báo cáo kết quả thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu, đầy đủ, khoa học, có tính sáng tạo.

- Trình bày sản phẩm trên lớp rõ ràng, logic, khoa học, sáng tạo. - Sử dụng các tiêu chí trong đánh giá và tự đánh giá kết quả.

- Điều chỉnh trong quá trình thực hiện và vận dụng vào giải quyết các tình huống tương tự và tình huống mới.

III. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề

- Bài báo cáo sản phẩm dự án của 5 nhóm

IV. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ đề

1. Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp kết hợp dạy học dự án. 2. Phương pháp dạy học: Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sau:

- Dạy học hợp tác nhóm; - Dạy học giải quyết vấn đề

- Phương pháp dạy học theo dự án nhỏ (giao nhiệm vụ cho HS thực hiện, sau đó báo cáo trước lớp).

a. Chuẩn bị của GV

- Chuẩn bị mẫu vật (nếu có), tài liệu, địa chỉ trang web... liên quan đến ancol để giới thiệu giới thiệu cho học sinh tham khảo; chuẩn bị phương tiện dạy học.

- Xây dựng các tình huống dạy học; dự kiến các tình huống, phương án trả lời của học sinh; dự đoán các khó khăn của học sinh.

- Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.

b. Chuẩn bị của HS

- Đọc trước SGK, tài liệu tham khảo, internet để tìm hiểu trước các vấn đề về ancol.

- Tìm hiểu các cơ sở sản xuất rượu, bia ở địa phương và các địa phương khác thông qua tài liệu tham khảo, internet...)

- Các nhóm đã được phân công thực hiện các DA chuẩn bị trình bày sản phẩm nhóm dưới dạng các ấn phẩm, các mẫu vật, bài thuyết trình, câu hỏi trắc nghiệm.

V. Thiết kế các hoạt động dạy học Tiết 1: Lập kế hoạch dự án

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV giới thiệu với HS chủ đề học tập, mục tiêu chủ đề

- GV: Theo các em, ancol có những ứng dụng và những tác hại như thế nào trong cuộc sống? Trong đời sống ancol được sản xuất và sử dụng như thế nào?

- GV nhận xét, nêu vấn đề: Ancol trong đời sống được người dân sử dụng rất nhiều, nó thường xuyên xuất hiện trong các ngày trọng đại. Ancol là một chất vừa có ứng dụng vừa có tác hại trong đời sống. Để đi sâu tìm hiều chúng ta cùng nhau học chủ đề

- HS suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời khác nhau. - HS suy ngẫm và chuẩn bị tâm thế học tập. - Đề xuất được các câu hỏi/vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

“Ancol trong đời sống thực tiễn”

Hoạt động 2: Lập kế hoạch dự án (40 phút)

Câu hỏi khái quát: Ancol là gì? Ancol có tính chất gì?Làm thế nào để sản xuất ancol?

Ancol có ứng dụng gì trong các lĩnh vực của đời sống? Thực trạng tình hình sử dụng rượu, bia của Việt Nam và trên Thế giới?

GV nêu vấn đề phân tích và đưa ra câu hỏi bài học: Từ xưa đến nay trong dân gian

thường tự sản xuất và chế biến rượu. Rượu có nhiều ứng dụng trong một số lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, với thực trạng sử dụng rượu như hiện nay gây ra rất nhiều hậu quả. Vậy quy trình, cách thức sản xuất rượu trong dân gian như thế nào? Pháp pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng rượu?

HS tham gia vào quá trình phân tích, nghiên cứu và thống nhất đề xuất nghiên cứu và thực hiện dự án: "Ancol trong đời sống thực tiễn".

Câu hỏi nội dung: Hãy tưởng tượng mình là nhà khoa học môi trường, em hãy nghiên cứu, thu thập thông tin và giải quyết các vấn đề sau đây:

Nhóm 1 tìm hiểu về “Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của ancol” - Tìm hiểu ancol là gì? Công thức chung của ancol no đơn chức mạch hở?

- Tìm hiểu cách xác định bậc ancol và cho ví dụ minh họa? - Tìm hiểu cách gọi tên ancol và cho ví dụ minh họa?

Nhóm 2 tìm hiểu về “Tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol”

- Tìm hiểu tính chất vật lí của ancol?

- Giải thích vì sao ancol tan nhiều trong nước, ancol có nhiệt độ sôi cao hơn hiđrocacbon, ete...có khối lượng mol sấp xỉ?

- Tìm hiểu tính chất hóa học của ancol? Tìm hiểu các phản ứng, nêu đặc điểm của các phản ứng, các quy tắc và lấy ví dụ minh họa?

Nhóm 3 tìm hiểu về “Điều chế ancol etylic”:

- Tìm hiểu nguồn gốc của rượu?

- Tìm hiểu về phương pháp điều chế rượu trong phòng thí nghiệm?

- Tìm hiểu về các loại rượu? cách nấu rượu truyền thống? ( rượu từ tinh bột, từ hoa quả, rượu ngâm..)

- Nguyên liệu để nấu rượu?

- Ở Việt nam có những loại rượu phổ biến nào? Rượu của vùng nào nổi tiếng nhất? - Ảnh hưởng của việc nấu rượu đến môi trường?

Nhóm 4 tìm hiểu về “Ứng dụng của ancol”:

- Vai trò của ancol trong y học, công nghiệp, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác…?

- Ancol nào có ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống?

- Etanol có những ứng dụng quan trong nào trong đời sống và trong sản xuất? Liên hệ thực tế.

- Metanol có những ứng dụng quan trong nào trong sản xuất và công nghiệp hóa chất? - Khi sử dụng các ancol trong đời sống, trong sản xuất và nghiên cứu, cần lưu ý điều gì?

Nhóm 5 tìm hiểu về “Ancol với sức khỏe con người”:

+Thực trạng tình hình sử dụng rượu, bia của Việt Nam và trên Thế giới? + Những lợi ích và tác hại của việc sử dụng rượu, bia?

+ Phương pháp hạn chế việc sử dụng rượu, bia?

+ Làm thế nào để phát huy tối đa lợi ích của việc dùng rượu, bia? Chính sách bảo vệ sức khỏe con người?

+ Số liệu các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia? Nêu được cách đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Biểu hiện của NLGQVĐ&S

T

- GV: Với các kiến thức về ancol đã được tìm hiểu, các em hãy nghiên cứu và đề xuất DA học tập gắn với các vấn đề của thực tiễn đời sống, được xã hội và mọi người quan tâm.

- GV tổ chức chia lớp thành 5

- Dựa trên các kiến thức về ancol đã được học, HS thảo luận và đề xuất một số ý tưởng xây dựng DA ban đầu

- Nhóm trưởng bốc thăm dự án

Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập.

nhiệm vụ tương ứng với một dự án nhỏ.

- Yêu cầu các nhóm xác định mục đích, nội dung DA và xây dựng, lập kế hoạch thực hiện DA.

- Theo dõi, định hướng và hỗ trợ các nhóm đề xuất câu hỏi nghiên cứu, sử dụng các kỹ thuật dạy học, cách tìm kiếm thông tin, hình thức, báo cáo sản phẩm.

- Tổ chức góp ý, trao đổi trên lớp kế hoạch thực hiện DA của các nhóm.

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá chung cho các sản phẩm DA.

nhóm tổ chức, điều khiển nhóm thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xác định mục đích, nhiệm vụ của DA.

+ Đề xuất và thảo luận về các câu hỏi nghiên cứu cho DA. + Lập và hoàn thành nội dung, kế hoạch DA.

+ Xây dựng, trao đổi với GV và hoàn thành kế hoạch DA. + Phân công công việc cần thực hiện trong nhóm, trao đổi để hiểu về các nhiệm vụ và sản phẩm cần hoàn thành.

- Các nhóm thảo luận, hiểu và thống nhất các tiêu chí đánh giá các sản phẩm DA.

- TK ghi lại nội dung thảo luận

đề cần giải quyết trong DA. - Thu thập, phân tích, kết nối các kiến thức liên môn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của DA. - Đề xuất, lựa chọn được phương án GQVĐ đặt ra trong DA phù hợp, sáng tạo. - Lập được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 3: Thực hiện dự án - hoàn thành sản phẩm (thực hiện trong 1 tuần)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NLGQVĐ&ST - Theo dõi nắm bắt tiến độ thực hiện kế hoạch DA của các nhóm. - Tư vấn, giúp đỡ các nhóm khi cần. Có thể gợi ý cho HS thực hiện các câu hỏi định hướng nghiên cứu.

- Các thành viên thực hiện các phương án GQVĐ đề đặt ra trong DA theo kế hoạch và bảng phân công nhiệm vụ, liên lạc với GV, nhóm khi cần có sự tư vấn, trợ giúp.

- Thường xuyên liên hệ, phối hợp và gửi thông tin, kết quả đạt được cho nhóm trưởng.

- Thu thập thông tin từ các nguồn bằng các phương tiện khác nhau. - Phân tích, xử lí thông tin và sắp xếp mô tả dưới các dạng sơ đồ, biểu bảng, hình ảnh minh họa. - Thực hiện được kế hoạch đề ra theo phương

- Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến trình, kết quả đạt được của nhóm, GV góp ý để các nhóm tiếp tục hoàn thành sản phẩm (nếu cần). - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên thảo luận, tổng hợp, xử lí thông tin: phân tích, chọn lọc, sắp xếp, mô tả dữ liệu dưới dạng bảng, sơ đồ.

- Nhóm trưởng cùng các thành viên chuẩn bị nội dung, cấu trúc, hình ảnh minh họa, hình thức báo cáo sản phẩm.

án đã chọn một cách hiệu quả.

- Phối hợp với nhóm trình bày sản phẩm thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu đầy đủ, khoa học, có tính sáng tạo.

Tiết 2 + 3: BÁO CÁO SẢN PHẨM THỰC HIỆN DỰ ÁN

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả

"Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NLGQVĐ&ST

- Tổ chức, hướng dẫn theo dõi các nhóm HS báo cáo kết quả (mỗi nhóm trình bày thảo luận từ 10’ - 15’).

- GV có thể hỗ trợ HS làm rõ vấn đề, ý nghĩa của sản phẩm DA bằng cách nêu câu hỏi bổ sung. - GV làm trọng tài trong quá trình HS thảo luận và nêu ra nhận xét cuối cùng

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả, sản phẩm DA, các nhóm khác theo dõi, thảo luận.

- Các thành viên trong nhóm phối hợp trình bày, minh họa hoặc bổ sung, làm rõ ý tưởng DA.

- HS các nhóm khác nêu câu hỏi hoặc ý kiến nhận xét.

- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác, yêu cầu làm rõ nội dung, đặt câu hỏi cho các nhóm khác. - TK ghi tóm tắt các ý kiến góp ý. - Phối hợp với các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả, trình bày sản phẩm. - Tích cực tham gia trả lời, câu hỏi của nhóm khác hoặc bổ sung làm rõ ý tưởng kết quả thu được của DA.

Báo cáo của nhóm 1: Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của ancol

- GV dẫn dắt cho nhóm 1 báo cáo.

- HS nhóm 1 trình bày sản phẩm thuyết trình và treo sản phẩm của nhóm mình lên. - HS dưới lớp quan sát, rút ra nhận xét.

- GV tổ chức cho HS các nhóm khác tham gia đặt câu hỏi thảo luận

Báo cáo của nhóm 2: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol

- GV dẫn dắt cho nhóm 2 báo cáo.

- HS nhóm 2 trình bày sản phẩm thuyết trình và treo sản phẩm của nhóm mình lên. - HS dưới lớp quan sát, rút ra nhận xét.

- GV tổ chức cho HS các nhóm khác tham gia đặt câu hỏi thảo luận

Báo cáo của nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp điều chế ancol etylic

- GV dẫn dắt cho nhóm 3 báo cáo.

- HS nhóm 4 trình bày sản phẩm thuyết trình và treo sản phẩm của nhóm mình lên. - HS dưới lớp quan sát, rút ra nhận xét.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)