Chủ đề “Anka n– Vấn đề sử dụng gas an toàn’’

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 45 - 59)

VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

2.7.1. Chủ đề “Anka n– Vấn đề sử dụng gas an toàn’’

I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện

1. Tên chủ đề: Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn 2. Nội dung của chủ đề

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất vật lý và tính chất hóa học của

ankan

- Ứng dụng của ankan và vấn đề sử dụng gas an toàn 3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 04 tiết trên lớp và 02 tuần ở nhà.

II. Mục tiêu

1. Về kiến thức

HS nêu được:

- Khái niệm về ankan, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo. - TCVL, TCHH.

- Phương pháp điều chế khí metan. - Ứng dụng của ankan.

HS trình bày được:

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ankan phụ thuộc vào khối lượng phân tử và cấu trúc mạch cacbon.

- Đặc điểm cấu trúc phân tử ankan.

- Nguyên nhân ankan khó tham gia phản ứng hóa học.

2. Về kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử từ đó rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất của ankan.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số đồng phân ankan.

halogen, tách, oxi hóa.

- Giải các dạng bài tập liên quan đến ankan.

3. Về thái độ tình cảm

- Xây dựng tinh thần tích cực, chủ động, giao tiếp và hợp tác trong học tập.

- Giáo dục cho HS lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như việc sử dụng hợp lí tài nguyên.

4.Về năng lực chính cần hướng đến

Ngoài việc phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên môn còn tập trung phát triển NLGQVĐ&ST, thể hiện trong quá trình làm việc nhóm và kết quả làm việc nhóm. Cụ thể:

- HS phát hiện ra được những vấn đề trong nhiệm vụ học tập của nhóm mình từ đó cùng nhau đưa ra hướng giải quyết các vấn đề bằng khả năng sáng tạo của mình, trao đổi, thảo luận để tìm ra phương hướng GQVĐ và cũng dự đoán được những thuận lợi, khó khăn trong khi giải quyết vấn đề của nhóm, cá nhân được GV giao .

- HS biết chủ động phân tích những vấn đề từ đó trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm để tìm hướng giải quyết tối ưu nhất, cùng nhau thiết kế phẩm của nhóm theo yêu cầu của GV sẽ giúp HS phát triển NLGQVĐ&ST.

- Đề xuất, lựa chọn được phương án GQVĐ đặt ra phù hợp, sáng tạo.

III.Sản phẩm cuối cùng của chủ đề

- Bài báo cáo của 3 nhóm tìm hiểu về ứng dụng của ankan và vấn đề sử dụng gas an toàn

IV. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ đề

1. Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp kết hợp dạy học dự án. 2. Phương pháp dạy học: Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sau:

- Dạy học giải quyết vấn đề; - Hợp tác theo nhóm.

- Quan sát, đàm thoại, gợi mở;

- Phương pháp dạy học theo dự án nhỏ (giao nhiệm vụ cho HS thực hiện, sau đó báo cáo trước lớp).

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên (GV)

- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập, mô hình phân tử các ankan.Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

- Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. - Sổ theo dõi dự án cho 3 nhóm..

- Phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thực hành dự án cho từng HS. - Nội dung bộ câu hỏi định hướng.

- Phiếu đánh giá dự án của giáo viên và học sinh.

- Tài liệu tra cứu, bảng kiểm tra củng cố kiến thức sau dự án. - Trang thiết bị và cơ sở cật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án.

2. Học sinh (HS) - Học bài cũ.

- Bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

- Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, chuẩn bị bài mới.

- Tìm hiểu các kiến thức về ankan, về dạy học dự án và kiến thức liên quan. - Trang bị tốt kĩ năng thiết kế, sử dụng phần mềm powerpoint, Word, máy tính…

V.Thiết kế các hoạt động dạy học

Tiết 1 + 2: ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN

Hoạt động 1:Khởi động ( 10 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV giới thiệu với HS chủ đề học tập, mục tiêu chủ đề, sử dụng KTDH "KWL", yêu cầu HS hoàn thiện các nội dung ở cột K và W.

- GV tổng hợp và nhận xét sơ bộ những điều HS đã biết và nhu cầu tìm hiểu các vấn đề về nước của HS trong chủ đề.

- GV: Theo các em, ankan có vai trò như thế nào trong đời sống?

- HS hoàn thành các nội dung trong cột K và W trong phiếu học tập theo sự hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời khác nhau. - Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập trong chủ đề - Đề xuất

- GV: Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày các em đã gặp những loại nhiên liệu nào? Hãy kể các loại nhiên liệu mà các em đã biết?

- GV nhận xét, nêu vấn đề: Trong các loại nhiên liệu trên, các hợp chất hiđrocacbon no và đặc biệt là ankan đóng vai trò quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ankan và ứng dụng cũng như cách sử dụng nó an toàn qua chủ đề “Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn”

- HS suy ngẫm và chuẩn bị tâm thế học tập. được các câu hỏi/vấn đề cần giải quyết trong chủ đề.

Hoạt động 2: Tìm hiều về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp ( 35 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động nghiên cứu tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan

- GV yêu cầu các nhóm HS xem các mô hình phân tử CH4, C2H6, C3H8… nghiên cứu SGK, tài liệu sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập số 1(Phụ lục…)

- GV: Yêu cầu 1 nhóm HS báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại kiến thức.

- HS: Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức.

- HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu tư liệu, thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập số 1.

- HS: Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập.

- Thu thập, phân tích, kết nối các kiến thức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng sản phẩm, báo cáo kết quả thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu, đầy đủ, chính xác.

- Trình bày sản phẩm rõ ràng, logic, khoa học, sáng tạo.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu kết hợp những hiểu biết thực tiễn về ankan và trình bày tính chất vật lí của ankan.

- GV: Gọi đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét và kết luận về tính chất vật lí của ankan. HS: C1 C4: Khí; C5 C10: Lỏng; C18 trở lên: Rắn

Ankan nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập. - Thu thập, phân tích, kết nối thông tin để hoàn thành nhiệm vụ."

Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất hóa học của ankan (30 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu tính chất hoá học của ankan.

+ Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 12 - 14 thành viên tham gia - Vòng 1 (Vòng chuyên gia): Phân công thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2; 3; 4 (Phụ lục...). Sao cho đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày được kết quả thảo luận nhóm mình. các em treo thành quả của nhóm mình lên bảng. + Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 2. + Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập số 3. + Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập - HS: Tiến hành hoạt động theo nhóm, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập. (trình bày trên giấy A0). Chuẩn bị cử thành viên trong nhóm báo cáo

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập. - Thu thập, kết nối thông tin.

- Xây dựng sản phẩm, báo cáo kết quả thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu, đầy đủ, khoa học, có tính sáng tạo.

- Trình bày sản phẩm rõ ràng, logic, khoa học, sáng tạo.

số 4.

- Vòng 2 (Vòng mảnh ghép): GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự 1,2,3 để chia nhóm mới (nhóm mảnh ghép) và di chuyển về vị poster của nhóm mới. . Ở nhóm mới các chuyên gia sẽ trình bày các kiến thức mình thu thập được cho các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự 1,2,3 để chia nhóm mới (nhóm mảnh ghép) và di chuyển về vị poster của nhóm mới.

- Thời gian hoạt động ở mỗi nhóm là 5 phút, hết thời gian, GV đưa ra hiệu lệnh đề HS di chuyển đến vị trí tiếp theo theo chiều kim đồng hồ.

+ Trong quá trình trao đổi nếu có vấn đề cần đến sự trợ giúp của cô các em hãy đưa bảng “CỨU TRỢ” lên và cô sẽ đến để hỗ trợ các em.

- Kết thúc hoạt động nhóm, GV gọi HS thuộc nhóm ban đầu trình bày nội dung ở nhóm mới.

- GV: Kết hợp đánh giá của HS và đưa ra đánh giá kết quả của các nhóm.

- HS: Tiến hành hoạt động theo nhóm, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập.

HS: Đại diện 1 nhóm HS lên báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm.

- HS: Nhận xét chéo giữa các nhóm, nêu câu hỏi thảo luận. - HS: Tiếp tục trao đổi thảo luận những kiến thức quan tâm. - HS: Ghi nội dung tính chất hoá học của nước vào vở.

- Sử dụng các tiêu chí trong đánh giá và tự đánh giá kết quả.

Hoạt động 5:Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà của học sinh (5')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu sản phẩm

- GV: Giới thiệu về nhiệm vụ học tập tiếp theo (Phiếu học tập số 5 – Phụ lục….) cho các nhóm HS (mục

- HS các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, đọc nhiệm vụ, thảo luận để hiểu nhiệm vụ.

HS trình bày sản phẩm trên giấy A0 hoặc

tiêu, nội dung, phương thức, phương tiện hoạt động và thời gian hoạt động). Yêu cầu các nhóm HS đọc nhiệm vụ, thảo luận để hiểu nhiệm vụ.

- GV: Dặn dò, các nhóm HS tự bố trí thời gian họp nhóm để lập kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ ở nhà (01 tuần). Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV luôn giúp đỡ, hướng dẫn HS và yêu cầu các nhóm HS báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, phân công công việc và chủ động làm việc nhóm ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian 01 tuần ở nhà và báo cáo sản phẩm hoạt động ở giờ học sau. phần mềm Word để báo cáo. Khuyến khích HS vẽ SĐTD trình bày về kết quả hoạt động của nhóm.

Tiết 3: Vấn đề sử dụng gas an toàn trong đời sống. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

GV: Nêu mục tiêu bài học, tạo tâm thế thoải mái, chủ động trong nghiên cứu kiến thức cho HS và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (phiếu học tập số 5) của các nhóm HS (10 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV: Yêu cầu các nhóm HS dán sản phẩm hoạt động ở nhà (phiếu học tập số 5) lên bảng.

Các nhóm còn lại lắng nghe, chuẩn bị các câu hỏi để trao đổi, nhận xét, thảo luận.

- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận. - GV chủ trì, làm trọng tài trong quá trình HS thảo luận và nêu ra nhận xét cuối cùng.

- HS các nhóm dán sản phẩm trình bày lên bảng.

- Đại diện một nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, thảo luận.

- HS các nhóm khác nêu câu hỏi hoặc ý kiến nhận xét.

- Xây dựng sản phẩm, báo cáo kết quả thể hiện được nội dung hoạt động nghiên cứu, đầy đủ, khoa học, có tính sáng tạo. - Trình bày sản phẩm rõ ràng, logic, khoa học,

- GV: Tổ chức hoạt động báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ số 4 và thảo luận cho các nhóm theo tiến trình tương tự như trên.

- GV: Yêu cầu các nhóm đánh giá chéo kết quả học tập của nhau.

- GV: Kết hợp đánh giá của HS và GV, kết luận kết quả học tập của các nhóm HS.

- GV: Nhận xét và kết luận về sự tồn tại của nước trong tự nhiên và vai trò của nước đối với sinh vật.

- Các thành viên trong nhóm phối hợp trình bày, trao đổi, thảo luận. Trả lời các câu hỏi đặt ra và có thể nêu câu hỏi cho các nhóm khác. - Thư ký nhóm ghi tóm tắt các ý kiến góp ý, thảo luận.

- Các nhóm tiến hành đánh giá chéo kết quả của nhau. sáng tạo. - Sử dụng các tiêu chí trong đánh giá và tự đánh giá kết quả." Hoạt động 3: Lập kế hoạch dự án (30 phút)

Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để chất lượng gas tiêu dùng tốt và sử dụng gas an

toàn nhất?

GV nêu vấn đề phân tích và đưa ra câu hỏi bài học: Gas là hỗn hợp của các chất

hiđrocacbon, trong đó thành phần chủ yếu các ankan. Hiện nay gas với đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường dần khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Lợi ích của gas là rất tích cực. Song, vấn đề đặt ra là việc sử dụng gas phục vụ kinh doanh, sinh hoạt như thế nào để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thật sự đang trở thành vấn đề bức thiết đáng lưu tâm của toàn xã hội.

HS tham gia vào quá trình phân tích, nghiên cứu và thống nhất đề xuất nghiên cứu và thực hiện dự án: "Vấn đềsử dụng gas an toàn trong đời sống".

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NL GQVĐ&ST

- GV: Với các kiến thức về ankan đã được tìm hiểu, các em hãy nghiên cứu và đề xuất DA học tập gắn với các vấn đề của thực tiễn đời sống, được xã hội và mọi người quan tâm.

- Dựa trên các kiến thức về ankan đã được học, HS thảo luận và đề xuất một số ý tưởng xây dựng DA ban đầu . Phân tích tình huống, nhiệm vụ học tập. - Đề xuất được các câu hỏi/vấn đề cần giải quyết

- Dựa trên các ý tưởng ban đầu của HS, GV hướng HS vào các DA có nhiều ý nghĩa thực tiễn và cùng thống nhất lựa chọn DA " Sử dụng

gas an toàn trong đời sống.".

- GV tổ chức chia lớp thành 3 nhóm HS và thực hiện nhiệm vụ của DA.

- Yêu cầu các nhóm xác định mục đích, nội dung DA lập kế hoạch thực hiện DA.

- Theo dõi, định hướng và hỗ trợ các nhóm đề xuất câu hỏi nghiên cứu, sử dụng các kỹ thuật dạy học, cách tìm kiếm thông tin, hình thức,

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)