NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ):

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 102)

IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

Muốn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế cần có một số điều kiện sau: - Ban giám hiệu của trường ủng hộ và tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình dạy học.

- Tổ chuyên môn nhiệt tình, tích cực, đoàn kết giúp đỡ, góp ý cho quá trình xây dựng chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đề tài nghiên cứu.

- Tìm hiểu, tham khảo tài liệu về xây dựng chương trình, về NL GQVĐ&ST - Cần có sự tư vấn, giúp đỡ của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng chương trình môn Hóa học.

- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện.

- HS tích cực, chủ động trong quá trình tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin và thực hiện tích cực các yêu cầu của giáo viên thực hiện đề tài.

- Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ, phù hợp.

X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU, KỂ CẢ ÁP DỤNG THỬ (NẾU CÓ)

1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

* Tổ chuyên môn: Tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, các thành viên trong tổ chuyên môn trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giảng dạy, tạo mối đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong công việc.

* Giáo viên

- GV tham gia sinh hoạt chuyên môn tích cực, xây dựng được chương trình phù hợp với thực tế nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh.

- GV được tập dượt, thực hành từng bước xây dựng chương trình và thực hiện chương trình, tạo điều kiện bước đầu để nắm bắt chương trình phổ thông mới sắp được thực hiện. - GV tích cực, chủ động trong các hoạt động dạy học của mình, sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với nội dung cần truyền đạt.

* Học sinh

- HS được học theo chủ đề, tổng hợp các kiến thức bên cạnh đó có sự tích hợp nhiều kiến thực thực tế.

- HS được học tập tích cực, tự giác, được trải nghiệm qua các hoạt động trong các chủ đề dạy học, chủ đề STEM

- HS được hoạt động nhiều hơn, tự chủ trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Giúp HS phát triển nhiều năng lực trong đó chú trọng phát triển NL GQVĐ&ST.

- HS luôn vui vẻ, hứng thú trước các nhiệm vụ học tập được giao, tham gia nhiệm vụ tích cực, nhiệt tình có trách nhiệm và có hiệu quả học tập cao.

- HS học được cách đánh giá năng lực của bản thân và năng lực của các bạn trong nhóm, trong lớp.

2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

- Xây dựng được chương trình môn Hóa học 11 theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh.

- Khi áp dụng sáng kiến tạo điều kiện cho giáo viên thực hành và tiếp cận dần với chương trình phổ thông mới.

- Học sinh được học tập tích cực, tiếp cận với phương pháp dạy học mới phù hợp với chủ đề xây dựng và phù hợp với năng lực cần phát triển đối với học sinh.

- Sáng kiến kinh nghiệm có thể là tài liệu tham khảo trong việc xây dựng chương trình môn Hóa học ở trường THPT.

XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU (NẾU CÓ)

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 Bùi Thị Hoàn THPT Xuân Hòa Trường THPT Xuân Hòa - Hóa học 11

2 Cao Thị Thủy Bích THPT Hai Bà Trưng Trường THPT Hai Bà Trưng - Hóa học 11

..., ngày....tháng...năm...

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu) ..., ngày...tháng...năm... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) ..., ngày...tháng...năm... Tác giả sáng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm (2017) , Phát triển chương trình môn Hóa

học trường phổ thông, NXB CAND.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu Hội thảo về đánh giá chương trình và

sách giáo khoa phổ thông, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục đào tạo GV THPT trình độ đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/ QĐ – BGDĐT ngày 04/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo- Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực- một số

phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) Tài liệu tập huấn.Thí điểm phát triển chương

trình giáo dục nhà trường phổ thông.

[6]. Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo(2014)Tài liê ̣u hô ̣i thảo, Xây dựng chương trình giáo

dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nô ̣i bô ̣), Hà Nô ̣i.

[7]. Nguyễn Văn Biên, Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên, Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 61-66.

[8]. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi

mới mục tiêu, nội dung và PPDH, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Cương (2007), phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và

Đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn kỹ năng phát triển chương

trình giáo dục nhà trường phổ thông (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

[11]. Bộ GD& ĐT (tháng 12 năm 2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình

giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội – lưu hành nội

bộ.

[12]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra

đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học.

[13]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương

trình tổng thể.

[15]. Công văn 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 8/10/2014. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên

môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm GDTX qua mạng.

[16]. Công văn 791/HD- BGDĐT ngày 25/6/2013 Hướng dẫn thí điểm phát triển

chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.

[17] Đoàn Cảnh Giang (2015), Xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề môn

hóa học ở trường THPT, tạp chí giáo dục, Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 57-

65.

[18]. Nguyễn Văn Khôi (2013), Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

[19]. Phạm Đình Lập (1998), Phát triển chương trình, Tài liệu lớp tập huấn về Phát triển chương trình, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[20]. Nguyễn Thị Mến, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy

học phần dẫn xuất hidrocacbon lớp 11 (cơ bản) ở trường THPT, luận văn thạc sĩ, trường

ĐHSPHN, 2015.

[21]. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học – Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn. Viện Khoa học giáo dục – Nhà xuât bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[22]. Lê Đức Ngọc, Phát triển chương trình theo cách tiếp cận của CDIO, http://ww.coe.edu.vn.

[23]. Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS và THPT, NXB ĐHSP TPHCM.

[24] Đặng Thị Oanh, Phạm Hồng Bắc, Phạm Thị Bình, Phạm Thị Bích Đào, Đỗ Thị Quỳnh Mai (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[25] Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học

môn Hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[26]. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.

[27]. Dương Thị Ánh Tuyết (2018), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục stem

trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.

[28]. Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy

học tích hợp phát triển năng lực HS, Quyển 1 Khoa học tự nhiên”, Nhà xuất bản Đại học

Sư phạm.

[29].Từ điển Tiếng Viê ̣t (2010), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[30]. Malcolm Shepherd Knowles (1975), Self− directed learning: A guide for learners and teachers, Association press, Michigan University .

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính chào quý Thầy/Cô!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Xây

dựng chương trình nhà trường môn Hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh”. Xin quí Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi

dưới đây. Các ý kiến củaThầy/Cô sẽ góp phần vào việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong tương lai.

Xin vui lòng đánh dấu (x) vào chữ số tương ứng với ý kiến của Thầy /Cô về các câu hỏi dưới đây:

– Hệ đào tạo: Cao đẳng ☐; Đại học ☐; Thạc sĩ ☐; Tiến sĩ ☐

Câu 1: Thầy cô đã tìm hiểu công văn 791 của BGD&ĐT ban hành năm 2013 về việc thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở mức độ nào?

☐ Chưa tìm hiểu. ☐ Đã tìm hiểu sơ bộ.

☐ Tìm hiểu và đã áp dụng tại trường.

Câu 2: Theo thầy cô CTGD hiện nay có phù hợp với mục tiêu phát triển NL của HS không?

☐ Phù hợp. ☐ Không phù hợp.

Câu 3: Thầy/Cô đã bao giờ được tập huấn về xây dựng chương trình nhà trường chưa?

☐ Chưa được tập huấn ☐ Đã được tập huấn

Câu 4: ở trường các thầy/cô đã triển khai việc xây dựng chương trình môn Hóa học phù hợp với mục tiêu phát triển NL cho HScủa riêng trường mình chưa?

☐ Chưa triển khai

☐ Đã triển khai trong một số chương; ☐ Đã triển khai toàn bộ chương trình

Câu 5: Quý thầy/cô gặp những khó khăn gì khi xây dựng và thực hiện dạy học theo CTGD mà thầy cô mới xây dựng?

 Chưa biết cách xây dựng

 Áp lực về thời lượng tiết dạy, phân phối chương trình.

 Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án.

 Chưa có sự hợp tác và ủng hộ của đồng nghiệp

 Lí do khác: ………....

Câu 6: Ở trường thầy cô đã tổ chức dạy học chủ đề cho HS bao nhiêu lần trong kỳ? . chưa tổ chức . 1 lần . 2 lần . ý kiến khác

Câu 7:Ở trường thầy cô đã tổ chức dạy học Stem cho HS bao nhiêu lần trong kỳ?

. chưa tổ chức . 1 lần . 2 lần . ý kiến khác

Câu 8: Trong dạy học Hóa học thầy cô thường sử dụng phương pháp nào để phát triển NLGQVĐ&STT?  Dạy học theo dự án  Dạy học GQVĐ  Dạy học hợp tác  Dạy học theo góc  Phương pháp dạy học khác

PHỤ LỤC 2

PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG MÔN HÓA HỌC 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH”Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Kính thưa quý thầy/cô!

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh”. Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất xây dựng nhiều chủ

đề dạy học và mô hình giáo dục STEM. Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến nhận xét, góp ý của quý thầy/cô về các đề xuất đó. Mọi thông tin mà thầy, cô cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học.

Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô!

1. Xin thầy/cô cho biết một vài thông tin cá nhân:

Họ và tên:... Cơ quan công tác:... Giới tính:  Nam  Nữ

Độ tuổi:  Dưới 30  Từ 30 đến 40  Trên 40

Trình độ chuyên môn:

 Cao đẳng  Đại học  Thạc sĩ  Tiến sĩ  Phó Giáo sư Giáo sư

2. Thầy/cô nhận định thế nào về tính cần thiết của việc xây dựng chương trình nhà trường môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông? (Đánh dấu X vào ô lựa chọn)

 Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thường  Ít cần thiết  Không cần thiết

3. Thầy/cô đánh giá thế nào về tính phù hợp của việc xây dựng các chủ đề dạy học và mô hình giáo dục STEM trong môn Hóa học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường Trung học phổ thông?

 Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp

4. Thầy/cô đánh giá thế nào về tính cần thiết của việc xây dựng các chủ đề dạy học và mô hình giáo dục STEM trong môn Hóa học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường Trung học phổ thông?

5. Khi dạy học môn Hóa học 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh khi dạy chương 5, chương 8 tôi đã xây dựng 2 chủ đề dạy học là “Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn’”, “Ancol trong đời sống thực tiễn”. Thầy/cô đánh giá thế nào về tính hợp lí của các nội dung cụ thể trong chủ đề dạy học?

5.1. Tính hợp lí của tên với nội dung chủ đề dạy học ?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

5.2. Tính phù hợp của các vấn đề cần giải quyết với nội dung của chủ đề dạy học?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

5.3. Tính phù hợp của nội dung kiến thức các bài được vận dụng trong dạy học theo chủ đề ?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

5.4. Tính hợp lí của các yêu cầu về mục tiêu cần đạt trong dạy học theo chủ đề?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

5.5. Tính hợp lí của thời gian thực hiện chủ đề dạy học?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

5.6. Tính hợp lí của các câu hỏi, bài tập sử dụng trong kiểm tra đánh giá sau khi dạy học theo chủ đề?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

6. Khi dạy học môn Hóa học 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh khi dạy chương “Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic” tôi đã xây dựng một mô hình giáo dục STEM là “Làm giấm ăn từ hoa quả” trong một buổi học ngoại khóa. Thầy/cô đánh giá thế nào về tính hợp lí của mô hình giáo dục STEM trên?

 Rất hợp lí  Hợp lí  Không hợp lí

7. Thầy/cô đánh giá thế nào về mức độ khả thi và ý nghĩa của chủ đề dạy học và mô hình giáo dục STEM trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay?

7.1. Mức độ khả thi của chủ đề dạy học và mô hình giáo dục STEM :

 Khả thi  Không khả thi

7.2. Ý nghĩa của chủ đề dạy học và mô hình giáo dục STEM trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay:

PHỤ LỤC 3: CHỦ ĐỀ “ANKAN – VẤN ĐỀ SỬ DỤNG GAS AN TOÀN’’ PHIẾU HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Viết CTPT 3 chất là đồng đẳng của CH4? Rút ra khái niệm và công thức chung của dãy đồng đẳng ankan?Cho biết loại liên kết, các góc trong phân tử CH4?Hãy viết CTCT thu gọn của CH4, C2H6, C3H8, C4H10. Nhận xét về số CTCT ứng với mỗi chất? Câu 2: Cách gọi tên ankan? Cách xác định bậc cacbon? Cho ví dụ.

Câu 3. Gọi tên các chất và xác định bậc C của các ankan sau a. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.

b.CH3-C(CH3)2-CH2-CH(CH3)-CH3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1.

- Phản ứng thế là gì?

- Phản ứng thế của ankan với halogen diễn ra như thế nào?

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)