Tổ chức dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 89 - 90)

VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

3.5.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành các bước như sau:

- Chọn HS khối 11 ở các lớp TN và ĐC tương đương nhau về trình độ học tập và về số lượng.

- Trao đổi với GV tham gia giảng dạy về phương pháp và cách thức tiến hành TN. Đối với lớp TN: GV tổ chức dạy học theo chủ đề đã xây dựng.

Đối với lớp ĐC: GV tiến hành bài giảng theo bài lên lớp bình thường theo chương trình của Bộ GD&ĐT và theo đúng phân phối chương trình.

- Tiến hành dạy học ở các lớp TN và ĐC. Sau mỗi tiết học chúng tôi trao đổi với GV và HS để rút kinh nghiệm, có sự điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch bài học do chúng tôi thiết kế, hoặc điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi trong dạy học .

- Khảo sát kết quả

Tiến hành bài kiểm tra sau bài dạy thực nghiệm, đề bài kiểm tra là như nhau ở các lớp TN và ĐC. Chúng tôi thực hiện một bài kiểm tra 15 phút sau khi dạy xong chủ đề “Ankan – Vấn đề sử dụng gas an toàn” và một bài kiểm tra 45 phút sau khi kết thúc

chương “Ancol trong đời sống thực tiễn ”.

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi GV, HS sau khi tổ chức dạy học chủ đề, chủ đề STEM và bảng kiểm quan sát để thu thập thông tin đánh giá kết quả học tập của HS.

Sử dụng phần mềm excel để xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, phân tích và rút ra kết luận về hiệu quả của việc xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề trong phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 89 - 90)