Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 30)

VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1.7.4. Kết quả điều tra

Về trình độ đào tạo:

Trình độ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

Toàn bộ giáo viên mà chúng tôi điều tra đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Điều này rất thuận lợi cho việc thực hiện đề tài.

Câu 1: Thầy cô đã tìm hiểu công văn 791 của BGD&ĐT ban hành năm 2013 về việc thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở mức độ nào?

Tình trạng Số lượng Tỉ lệ

Chưa tìm hiểu 0 0,0%

Đã tìm hiểu sơ bộ 21 75%

Tìm hiểu và đã áp dụng tại trường 07 25%

Câu 2: Theo thầy cô CTGD hiện nay có thích hợp với mục tiêu phát triển NL của HS không?

Thực trạng Số lượng Tỉ lệ

Phù hợp 02 7,14%

Khồng phù hợp 26 92,86%

Câu 3: Thầy/Cô đã bao giờ được tập huấn về xây dựng chương trình nhà trường chưa?

Thực trạng Số lượng Tỉ lệ

Chưa được tập huấn 0 0,0%

Đã được tập huấn 28 100%

Câu 4: ở trường các thầy/cô đã triển khai việc xây dựng chương trình môn Hóa học phù hợp với mục tiêu phát triển NL cho HS của riêng trường mình chưa?

Tình trạng Số lượng Tỉ lệ

Chưa triển khai 18 64,3%

Đã triển khai trong một số chương 7 25%

Đã triển khai toàn bộ chương trình 3 10,7%

Câu 5: Quí thầy/cô gặp những khó khăn gì khi xây dựng và thực hiện dạy học theo CTGD mà thầy cô mới xây dựng?

Chưa biết cách xây dựng 2 7,14% Áp lực về thời lượng tiết dạy, phân phối chương trình. 6 21,43% Gánh nặng về tỉ lệ điểm số và thành tích, do kì thi

hiện chưa đổi mới

8 28,57%

Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án. 5 17,86% Chưa có sự hợp tác và ủng hộ của đồng nghiệp 6 21,43%

Ý kiến khác 1 3,57%

Câu 6: Ở trường thầy cô đã tổ chức dạy học chủ đề cho HS bao nhiêu lần trong kỳ?

Số lượng Tỉ lệ

Chưa tổ chức 5 17,86%

Tổ chức 1 lần 9 32,14%

Tổ chức 2 lần 8 28,57%

Ý kiến khác 6 21,43%

Câu 7: Ở trường thầy cô đã tổ chức dạy học STEM cho HS bao nhiêu lần trong kỳ?

Số lượng Tỉ lệ

Chưa tổ chức 17 60,72%

Tổ chức 1 lần 7 25%

Tổ chức 2 lần 2 7,14%

Ý kiến khác 2 7,14%

Câu 8: Trong dạy học Hóa học thầy cô thường sử dụng phương pháp nào để phát triển NLGQVĐ&ST? Phương pháp Số lượng Tỉ lệ Dạy học theo dự án 16 57,14% Dạy học hợp tác 10 35,71% Dạy học theo góc 03 10,71% Dạy học GQVĐ 11 39,28% Phương pháp dạy học khác 01 3,57%

Nhận xét: Từ kết quả điều tra số liệu cho thấy:

Đại đa số thầy cô đã tìm hiểu công văn 791của BGD&Đ đây cũng là cơ sở để xây dựng CTGD của nhà trường theo khung chương trình chung của BGD&ĐT.

Đa số GV đã nhận ra được CTGD hiện nay chưa phù hợp với mục tiêu phát triển NL của HS

Đã có nhiều GV thấy việc phát triển NL GQVĐ&ST cho HS là rất quan trọng. GV đã được tập huấn đầy đủ về xây dựng chương trình nhà trường. Đa số GV đều nhận ra việc xây dựng CTGD là cần thiết nhưng khó khăn mà họ gặp là gánh nặng về tỉ lệ điểm số và thành tích, các kì thi hiện nay chưa đổi mới, HS bỡ ngỡ, chưa được sự ủng hộ từ các đồng nghiệp...

DHCĐ và DH STEM đã được GV sử dụng nhưng còn ít và chưa thường xuyên. Như vậy, từ kết quả điều tra thực trạng chúng tôi nhận thấy rằng việc xây dựng CTNT môn Hóa học theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST cho HS là rất cần thiết.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày những định hướng đổi mới GD hiện nay, những định hướng phát triển CTGD và đặc biệt là CT môn Hóa học ở trường phổ nhằm phát triển NL cho HS. Trình bày mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, qui trình phát triển CTGD. Đã đưa ra cơ sở lý luận về khái niệm NL, NL GQVĐ&ST và phát triển NL cho HS THPT. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân tích làm rõ cấu trúc và biểu hiện NL GQVĐ&ST.

Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất một số PPDH và KTDH tích cực nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho HS (dạy học GQVĐ, DHDA, STEM). Đồng thời chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát và tiến hành điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển CTGD nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho HS ở một số trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.

Tất cả những vấn đề trên là cơ sở khoa học cho chúng tôi xây dựng chương 2 “Xây dựng chương trình nhà trường môn Hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh”.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG MÔN HOÁ HỌC 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG

TẠO CHO HỌC SINH

2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình môn Hoá học 11

2.1.1. Mục tiêu chương trình môn Hoá học 11

2.1.1.1. Kiến thức

- Trình bày được các khái niệm về sự điện li, chất điện li, axit, bazơ theo Areniut... - Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính oxi hoá, tính khử), ứng dụng, trạng thái tự nhiên, điều chế nitơ và photpho, cacbon và silic.

- Trình bày được tính chất cơ bản của các hợp chất của nito và photpho; các hợp chất của cacbon và silic.

- Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản; khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ; khái niệm chất đồng đẳng và chất đồng phân của các hợp chất hữu cơ.

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối.

- Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn).

- Nêu được khái niệm về các hợp chất hữu cơ: Ankan, anken, ankađien, ankin, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic….

– Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học Ankan, anken, ankađien, ankin, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic….

2.1.1.2. Về kĩ năng

- Dựa vào cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của các đơn chất, hợp chất vô cơ và hữu cơ.

- Viết được phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học - Tiến hành quan sát, làm và giải thích thí nghiệm.

- Làm bài tập hóa học.

2.1.1.3. Về thái độ

- Tăng hứng thú học tập môn Hoá học, trau dồi niềm đam mê và khám phá khoa học.

- Có ý thức tuyên truyền, vận dụng những những kiến thức đã học vào đời sống, sản xuất.

- Rèn luyện được tính kiên nhẫn, cẩn thận, trung thực trong công việc.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.

- Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình môn Hoá học 11

Tổng số tiết: 70 tiết (35 tiết lí thuyết, 06 tiết thực hành, 17 tiết luyện tập, 02 tiết ôn tập đầu năm, 4 tiết ôn tập học kỳ và 6 tiết kiểm tra). HS được nghiên cứu các bài trong các chương cụ thể như sau:

Chương 1 gồm các bài: Sự điện li; Axit, bazơ và muối; Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ; Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li; Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

Chương 2 gồm các bài: Nitơ; Amoniac và muối amoni ; Axitnitric và muối nitrat; Photpho; Axit photphoric và muối photphat; Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng ; Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho.

Chương 3 gồm các bài: Cacbon; Hợp chất của cacbon; Silic và hợp chất của silic ;

Luyện tập: tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

Chương 4 gồm các bài: Mở đầu về hoá học hữu cơ; Công thức phân tử hợp chất hữu cơ; Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ; Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ;

Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

Chương 5 gồm các bài: Ankan; Luyện tập: Ankan; Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của Metan

Chương 6 gồm các bài:Anken; Ankađien; Luyện tập: Anken và ankađien; Ankin; Luyện tập: Ankin; Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của anken, axetilen

Chương 7 gồm các bài: Benzen và các đồng đẳng. Một số Hiđrocacbon thơm khác; Luyện tập: Hiđrocacbon thơm.

Chương 8 gồm các bài: Ancol; Phenol; Luyện tập: Ancol và phenol; Bài thực

hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol

Chương 9 gồm các bài: Anđehit, Xeton; Axit cacboxylic; Luyện tập: Anđehit, xeton, axit cacboxylic; Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic

2.1.3. Đặc điểm nội dung kiến thức môn Hoá học 11

Môn Hóa học 11 được chia làm 2 phần: Phần hóa học hữu cơ và hóa học vô cơ. Nội dung kiến thức môn Hóa học 11 hiện hành được xây dựng nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, nhẹ về tính thực hành ứng dụng, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn..Chưa có sự kết nối với các lớp học dưới và với môn học khác, một số nội dung bị trùng lặp hoặc chưa thực sự cần thiết với HS phổ thông. Các thí nghiệm hóa học, tranh ảnh, hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ… môn Hóa học 11 hiện hành dùng chủ yếu để minh họa kiến thức. Gần như chưa có sự tích hợp các kiến thức bảo vệ môi trường vào các bài dạy. Các chuyên đề sâu dành cho HS chưa có...vì vậy CTGD môn Hóa học 11 chưa đảm bảo để DH theo hướng phát triển NL của người học.

Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học (Ban hành kèm theo Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nội dung giáo dục cốt lõi chương trình Hóa học 11 có sự thay đổi trong phần vô cơ

còn phần hữu cơ cơ bản không thay đổi. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập với mục tiêu: Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông; Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học; Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.

Dựa trên nội dung kiến thức của chương trình Hóa học 11 hiện hành và định hướng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học tôi đã đề xuất xây dựng chương trình Hóa học 11 nhằm xây dựng một chương trình phù hợp với thực tế giảng

dạy, học tập của GV, HS trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng giúp HS có nhiều hoạt động trải nghiệm khi học Hóa học.

2.2. Phân tích bối cảnh thực tiễn trong dạy học môn Hoá học 11 ở trường trung học phổ thông phổ thông

2.2.1. Các yếu tố bên trong nhà trường

Trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng thuộc thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. THPT Xuân Hòa có 04 GV trong đó có 02 có trình độ thạc sỹ còn 02 GV có trình độ đại học.Trường THPT Hai Bà Trưng có 06 GV trong đó có 03 có trình độ thạc sỹ còn 03 GV có trình độ đại học.

Đại đa số đội ngũ GV của 2 trường đều đã có bằng thạc sỹ. GV luôn tích cực học hỏi đồng nghiệp để đổi mới phương pháp giảng dạy. Như vậy đây là một trong nhưng yếu tố về nhân lực quan trọng giúp chúng tôi xây dựng và thực hiện thành công CTNT đặc biệt chương trình môn Hóa học 11.

Năm học 2018 – 2019 trường THPT Xuân Hòa có tổng số 240 HS khối 11 trong đó có 35 HS giỏi, 155 HS khá, 50 HS trung bình và không có HS yếu kém. Trường THPT Hai Bà Trưng có tổng số 280 HS khối 11 trong đó có 30 HSG, 170 HSK, 80 HSTB và không có HS yếu. HS ở cả hai trường có lực học tốt, tương đối đồng đều, luôn có ý thức học tập, rèn luyện và ham học hỏi. Đây chính là một nhân tố giúp quá trình xây dựng và thực hiện CTNT

Trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Phòng học được trang bị đầy đủ ánh sáng, quạt, hệ thống máy chiếu, loa, bảng tương tác, máy tính…. Phòng thí nghiệm, nhà đa năng, phòng thư viện,... các phòng đều có nhân viên chuyên trách phục vụ. Đây là điều kiện thuận lợi phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy.

Ban giám hiệu của hai nhà trường THPT Xuân Hòa Và THPT Hai Bà Trưng đều là thạc sỹ quản lý GD, thạc sĩ chuyên môn nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý GD rất tốt và có kinh nghiệm. Ban giám hiệu các trường THPT Xuân Hòa Và THPT Hai Bà Trưng rất quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV, xây dựng CTNT, đổi mới PPDH, đến chất lượng giáo dục.

2.2.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW đã và đang đòi hỏi giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục phải có những phẩm chất

và năng lực mới trong xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lí chuyên môn trong nhà trường. Theo đó, việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý nhà trường và đội ngũ giáo viên là nhu cầu tất yếu.

Thế kỷ XXI, thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, tốc độ phát triển tri thức nhân loại ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Giáo viên và học sinh trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa đang chịu nhiều sức ép và thách thức lớn mang tính thời đại, đòi hỏi sản phẩm của giáo dục, đào tạo là học sinh phải “biết làm”, nghĩa là mang tính ứng dụng cao.

Thành phố Phúc Yên có vị trí địa lí thuận lợi: Gần sân bay Nội Bài, giáp thủ đô Hà Nội, có nhiều danh lam thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng, nhiều làng nghề, nhà máy sản xuất lớn…. Hai trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng cùng nằm trên địa bàn thành phố Phúc Yên, khoảng cách địa lý gần nhau, môi trường sống, môi trường học tập tương đồng là cơ sở để có thể thực hiện học tập theo cùng một chương trình. Chính vì vậy việc xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với đặc thù địa phương tại hai trường THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng là tương đối đồng đều và vô cùng quan trọng.

2.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học theo hướng pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Trong khi thiết kế xây dựng chương trình môn học Hóa học cần lựa chọn những nội dung để đưa vào chương trình; lựa chọn các phương pháp phù hợp để truyền tải đến

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chương trình nhà trường môn hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)