Khả năng kết hợp phương pháp dạy học GQVĐ với các phương pháp dạy học khác khi dạy chủ đề khí quyển.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề khí quyển chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh (Trang 25 - 29)

pháp dạy học khác khi dạy chủ đề khí quyển.

Trong thực tế dạy học hiện nay, một số giáo viên cho rằng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học địa lí có nội dung tương tự phương pháp đàm thoại gợi mở, chẳng hạn cũng bắt đầu một nội dung, một mục hay mở bài bằng một câu hỏi. Sau đó giáo viên cũng tổ chức cho học sinh tìm kiếm câu trả lời và kết luận, chuyển sang nội dung (hay mục) khác. Thực ra không hẳn như vậy. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này nằm ở các điểm cơ bản : thứ nhất, câu hỏi trong dạy học nêu vấn đề bắt buộc phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; thứ hai, cũng là một phần hệ quả của loại câu hỏi có vấn đề - xuất hiện tình huống có vấn đề. Trong dạy học GQVĐ, THCVĐ là phương tiện giáo viên sử dụng, dẫn dắt học sinh tiếp cận GQVĐ. Khi phân tích dữ kiện của THCVĐ và quá trình GQVĐ học sinh thường gặp nhiều trở ngại lúng túng. Lúc này giáo viên nên trợ giúp các em vượt qua khó khăn bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, học sinh phải hành động sáng tạo theo sự chỉ dẫn của giáo viên, đồng thời phải tích cực động não, huy động vốn sống, vốn hiểu biết kinh nghiệm của bản thân để từng bước GQVĐ. Vì vậy dạy học GQVĐ đòi hỏi giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại như một biện pháp khéo léo đặt ra những câu hỏi mang tính chất nêu vấn đề hoặc những câu hỏi có mối liên hệ với nhau mà mỗi câu hỏi đó là mỗi bước dẫn dắt tới GQVĐ cơ bản.

Ví dụ : Vào mùa đông miền Bắc nước ta cùng chịu tác động của gió mùa

Đông Bắc nhưng tại sao đầu mùa đông thường có thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm?

GV gợi ý cho học sinh bằng những câu hỏi nhỏ:

- Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia (gần cực, nằm sâu trong nội địa) nên bản chất gió này có đặc điểm gì? (lạnh và khô)

- Đầu mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển qua những khu vực nào thổi đến nước ta? (qua lục địa Mông Cổ và Trung Quốc mới thối đến nước ta nên nó được tăng cường tính lục địa- khô)

- Cuối mùa đông, có áp thấp A lê- út ở ngoài Thái Bình Dương được hình thành hút gió, sau đó thổi qua biển Hoàng Hải và Biển Nhật Bản mới vào nước ta nên sẽ có đặc điểm thời tiết như thế nào? (lạnh ẩm, mưa phùn)

2.3.2. Kết hợp với phương pháp tranh luận.

Trong bài học địa lí có một số vấn đề có thể xuất hiện hai (hoặc nhiều) cách giải quyết khác nhau. Gv có thể nêu ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho toàn lớp và lấy ý kiến (bằng cách đưa tay) để phân loại số em theo cách này, số em theo cách khác. Sau đó GV đặt câu hỏi “Tại sao em chọn cách này mà không chọn cách khác” để các em theo cách khác nhau có thể tranh luận với nhau. Trong quá trình tranh luận, GV nên có sự gợi ý hướng các em vào chủ đề chính, không đi quá xa, hoặc uốn nắn, sữa chữa kịp thời các ý kiến thiếu chính xác. Kết quả cuối cùng cần có sự khẳng định của GV trên cơ sở giải thích rõ ràng và lí lẽ thuyết phục, kết hợp với tổng kết ý kiến của HS (Lưu ý:có thể có cách giải quyết vấn đề được nhiều em ủng hộ hơn nhưng chưa phải là cách đúng nhất)

Ví dụ: Khi dạy về Frông

- Đặt vấn đề: Giữa các khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí có một mặt ngăn cách, gọi là Frông.

Có ý kiến cho rằng, trên mỗi bán cầu có hai Frông căn bản: Frông địa cực (ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới), Frông ôn đới (ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến). Đây là ý kiến A.

Có ý kiến khác lại cho rằng, trên mỗi bán cầu có ba Frông căn bản: Frông địa cực (ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới), Frông ôn đới (ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến), frông nội chí tuyến (hay còn gọi là hội tụ nhiệt đới). Đây là ý kiến B.

- Giải quyết vấn đề:

+ GV lấy ý kiến học sinh (bằng cách giơ tay). Có thể một số em ủng hộ ý kiến A, một số em ủng hộ ý kiến B

+ GV đặt câu hỏi tương tự cho cả hai phía HS “Tại sao em chọn cách này mà không chọn cách khác?”. Sau đó tổ chức cho học sinh tranh luận khoảng 5 phút. Lưu ý các em nói ngắn và một học sinh ở mỗi phía chỉ được phép nêu một ý kiến tranh luận

+ GV tổng hợp các ý kiến tranh luận, phân tích có cơ sở khoa học của việc không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét giữa hai khối khí chí tuyến và Xích đạo, bởi vì chúng đều nóng và có cùng một chế độ gió.

- Kết luận: Ở khu vực Xích đạo, các khối khí Xích đạo ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng khác nhau, vì thế chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu

2.3.3. Kết hợp với phương pháp động não

Phương pháp động não là phương pháp người học được kích thích suy nghĩ, bằng cách được thu thập ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó mà không tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó. Phương pháp này cho phép làm xuất hiện một cách nhanh chóng một số ý kiến về một đề tài chung. Do vậy trong khi sử dụng phương pháp GQVĐ nên kết hợp với phương pháp động não để phát huy vai trò tích cực của nó. Đặc biệt ở khâu khi học sinh tự lực giải quyết được vấn đề, giáo viên sẽ làm nhiệm vụ cố vấn thêm để học sinh hiểu sâu sắc nội dung của bài. Như thế sẽ vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, đồng thời hạn chế sự thụ động, mệt mỏi cùng với tư duy tái hiện trong học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề khí quyển chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh (Trang 25 - 29)