PHẦN B A KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề khí quyển chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh (Trang 86 - 89)

- Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất.

PHẦN B A KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

PHẦN B A KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Trong quá trình dạy học người giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm tòi các phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề tuy không phải là phương pháp hoàn toàn mới nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học. Qua thực tiễn dạy học áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề đã có nhiều tác dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí, thể hiện ở chỗ học sinh nắm vững kiến thức trên cơ sở tư duy tích cực, nắm được phương pháp và cách tìm tòi, khám phá tri thức, nói cách khác là nắm được phương pháp nhận thức và phương pháp tư duy. Học sinh có niềm tin vào các kiến thức đã được khám phá.

Đề tài "Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề: Khí quyển - chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh ", đã góp phần phát huy được năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, ngôn ngữ của học sinh; đồng thời hình thành được các năng lực chuyên biệt của môn địa lí như tư duy theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ địa lí, năng lực xác lập các mối quan hệ địa lí ...

Dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm đề tài, tôi nhận thấy có một số hạn chế sau:

+ Nội dung chủ đề khí quyển trong SGK địa lí 10 cơ bản được viết một cách tường minh, ít chứa đựng các vấn đề nhận thức. Để khắc phục được điều này, GV phải là người vững chuyên môn, và phải chú ý tìm tòi, phát hiện và xây dựng một số vấn đề ngay ở từng nội dung cụ thể, từng đơn vị kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học.

+ Trong quá trình dạy học, học sinh sử dụng rất nhiều phương tiện, thiết bị như: Máy tính nối mạng, máy chiếu, máy tính xách tay... Trong điều kiện học tập của trường THPT không phải trường nào cũng có khả năng đáp ứng đủ cơ sở vật chất.

+ Một số học sinh còn ỉ lại nên kết quả chưa cao.

Trước những khó khăn đó, tôi xin mạnh dạn đề xuất:

+ Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp vào dạy học Địa lý phụ thuộc nhiều vào trình độ và chuyên môn của giáo viên đứng lớp. Vì vậy cần nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên qua công tác bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ. Bồi dưỡng cho giáo viên cách tạo THCVĐ, gợi cho học sinh biết phát hiện, GQVĐ và vận dụng vào giờ dạy Địa lý cụ thể để họ có cơ sở thực tiễn, áp dụng vào dạy học bộ môn được thuận lợi.

+ Muốn học và hiểu theo phương pháp dạy học GQVĐ, người học sinh cần phải không ngừng phát huy tư duy, năng lực sáng tạo, có ý thức tự giác, tinh thần học tập.

+ Việc vận dụng phương pháp dạy học GQVĐ cần được thực hiện thường xuyên, kiên trì và có hệ thống. Nên kết hợp với một số phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả cao.

+ Nhà trường THPT nên đầu tư hệ thống thiết bị dạy học hiên đại, trang bị phòng học bộ môn Địa lí với các phương tiện như: Máy chiếu, máy tính nối mạng, các loại bản đồ, sơ đồ và những phương tiện học tập khác, nhằm tạo

thuận lợi cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập, nhất là thử nghiệm các phương pháp mới.

Do hạn chế về thời gian và năng lực, nên đề tài không tránh được thiếu sót, hơn nữa đề tài mới chỉ tiến hành thực nghiệm ở một số lớp, nên việc đánh giá tính khách quan chưa cao. Vậy nên, bản thân rất mong được sự góp ý hoàn thiện của đồng nghiêp, để phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nói chung, và đề tài nói riêng được nhân rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tài liệu tập huấn: ''Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định

hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT - Môn Địa lí - Năm

2014. Vụ giáo dục trung học.

2.''Chương trình giáo dục phổ thông môn địa lí ''. Năm 2006 - Nhà xuất bản GD.

3. Sách giáo khoa Địa lí 10. Năm 2013 - Nhà xuất bản GD.

4. Nguyễn Đức Vũ (2007), “Hướng dẫn tự học địa lí”, NXBGD, Hà Nội.

5. “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông” –

NXB Giáo dục, Năm 2007.

6. “Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí lớp 10” , NXB Đại học sư phạm.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú thích PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh GQVĐ Giải quyết vấn đề THCVĐ Tình huống có vấn đề CNTT Công nghệ thông tin SGK Sách giáo khoa

GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường NLTK Năng lượng tiết kiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề khí quyển chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh (Trang 86 - 89)