- GV nêu vấn đề: Cùng một dãy núi Trường Sơn nhưng tại sao lại có hiện
b. Hướng gió và tính chất của loại gió mùa này
Gió mùa Hướng Tính chất
Gió mùa mùa đông Đông Bắc - Lạnh và khô (đầu mùa) - Lạnh ẩm (cuối mùa)
Gió mùa mùa hạ Tây Nam Nóng ẩm, mưa nhiều
Câu 3: Tàu thuyền ra khơi và trở về đất liền sẽ lợi dụng loại gió nào và vào
thời gian nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Lợi dụng gió đất và gió biển
- Nhằm lợi dụng sức gió, tàu thuyền chạy xuôi theo chiều gió sẽ ít tốn nhiên liệu hơn. Ban đêm do nhiệt độ trong đất liền giảm nhanh hơn so với biển, vì vậy vào thời điểm sau nữa đêm nhiệt độ mặt đất thấp hơn nên gió sẽ thổi từ đất liền ra biển giúp tàu thuyền ra khơi dễ dàng hơn. Ngược lại ban ngày đất liền lại tăng nhiệt độ nhanh hơn so với biển nên vào lúc xế chiều đất liền có nhiệt độ cao hơn ngoài biển và gió lại thổi mạnh từ biển vào đất liền. Đây là thời điểm tốt nhất cho tàu thuyền trở về bến.
2.4. Câu hỏi vận dụng cao:
Gợi ý trả lời:
- Vào đầu mùa hạ, trên vịnh Ben- gan hình thành trung tâm khí áp cao, phát gió di chuyển theo hướng Tây Nam, qua lãnh thổ Mi-an- ma, Lào gặp dãy Trường Sơn Bắc bị chặn lại, không khí ẩm bốc lên cao, nhiệt độ giảm xuống theo đoạn nhiệt ẩm (0,6˚C/100m) gặp lạnh, trút mưa ở sườn đón gió (phía Tây dãy Trường Sơn), khi sang sườn bên kia, không khí khô di chuyển xuống chân núi, nhiệt độ tăng lên theo đoạn nhiệt khô
(1˚C/ 100m), gây ra hiện tượng khô và nóng cho vùng Bắc Trung bộ của nước ta, gió thổi mạnh vào giữa trưa đến xế chiều, độ ẩm giảm xuống dưới 40%, nhiệt độ có nơi tăng lên đến 43˚C như Con Cuông - Nghệ An.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học,hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây
Dương của Tây Bắc Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều?
Gợi ý trả lời:
- Tây bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì có cao áp thường xuyên, chủ yếu có gió mậu dịch thổi đến, ven bờ có dòng biển lạnh.
- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.
Câu 3: Tại sao Hà Nội vào thời kì cuối mùa đông khi có gió mùa đông
bắc tràn về thường có mưa nhưng sau đó có gió đông bắc bổ sung thì hầu như không gây mưa?
Gợi ý trả lời: Cuối mùa đông, khối khí lục địa Bắc Á dịch sang phía đông
nên khi tràn về nước tạo ra sự tranh lấn của khối không khí lạnh với khối không khí nóng, gây mưa. Khi có gió mùa đông bắc bổ sung, mặt Frông đã bị đẩy xuống phía nam nên ít có sự biến đổi về thời tiết. Do khác nhau về vĩ độ, bề mặt lục địa hay đại dương nên các khối khí trong tầng đối lưu có đặc điểm khác nhau. Sự di chuyển các khối khí sẽ làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khí áp của các vùng nơi nó đi qua. Nơi tiếp xúc giữa các khối khí có tính chất khác nhau sẽ có sự biến động đột ngột của thời tiết.
Câu 4: Vào mùa đông miền Bắc nước ta cùng chịu tác động của gió mùa
Đông Bắc nhưng tại sao đầu mùa đông thường có thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm?
- Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia (gần cực, nằm sâu trong nội địa) nên bản chất gió này có đặc điểm là lạnh và khô
- Đầu mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển qua lục địa Mông Cổ và Trung Quốc mới thối đến nước ta nên nó được tăng cường tính lục địa ( khô)
- Cuối mùa đông, có áp thấp A lê- út ở ngoài Thái Bình Dương được hình thành hút gió, sau đó thổi qua biển Hoàng Hải và Biển Nhật Bản mới vào nước ta nên sẽ có đặc điểm thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
Câu 5: Tại sao khí hậu Địa Trung Hải có mưa vào thu đông, không có mưa
vào mùa hạ?
Gợi ý trả lời:
- Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải có ở bờ Tây các lục địa: Địa Trung Hải, Califoocnia (Hoa Kì), tây Pêru, tây nam Úc…
- Do mùa hạ Mặt Trời chuyển động biểu kiến về phía Bắc, áp cao chí tuyến thống trị, bầu trời trong xanh, khô ráo, không mưa. Mùa đông Mặt Trời chuyển động biểu kiến về phía Nam, áp thấp ôn đới dịch chuyển về thống trị, gây mưa.
Ngoài ra, khu vực Địa Trung Hải mưa vào thu đông do còn chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới, các khí xoáy thuận đem theo gió và hơi nước khi đi qua biển gây mưa.
III.THIẾT KẾ BÀI DẠY CỤ THỂ
- Vị trí của chủ đề trong phân phối chương trình địa lí 10 cơ bản: gồm các bài: 11, 12, 13, 14 trong SGK
Chủ đề : KHÍ QUYỂN (4 tiết) I MỤC TIÊU:Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức:
- Biết được khái niệm khíquyển; Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, Xích đạo;
- Biết được khái niệm frông và các frông;hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu;
- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí