Câu hỏi thông hiểu Câu 1:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề khí quyển chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh (Trang 39 - 49)

- GV nêu vấn đề: Cùng một dãy núi Trường Sơn nhưng tại sao lại có hiện

a. Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí

2.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1:

Câu 1:

Tại sao có sự hình thành các khối khí có tính chất khác nhau?

Tại sao ở xích đạo chỉ có một kiểu duy nhất là khối khí hải dương (Em)?

Gợi ý trả lời:

- Do Trái Đất hình cầu, khả năng tiếp nhận năng lượng Mặt Trời ở mỗi vĩ độ khác nhau, nên khả năng tiếp thu nhiệt lượng, cung cấp nước, độ ẩm khác nhau tạo điều kiện hình thành các khối khí có tính chất khác nhau. - Ở xích đạo chỉ có một kiểu duy nhất là khối khí hải dương (Em) vì ở

xích đạo diện tích đại dương lớn, diện tích rừng xích đạo lớn mà diện tích lục địa nhỏ

Câu 2:

a. Tại sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo ra frông thường xuyên và rõ nét?

b. Sự khác biệt cơ bản giữa frông (F) và Dải hội tụ nhiệt đới (FIT).Ảnh hưởng của frông (F) và Dải hội tụ nhiệt đới (FIT) đến thời tiết ở những nơi nó đi qua?

Gợi ý trả lời:

a. Vì chúng đều nóng và có chung chế độ gió. b. Sự khác biệt cơ bản:

+ Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí Xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.

+Frông là mặt tiếp xúc của 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt nhau về tính chất vật lí.

Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

(dọc các frông nóng cũng như lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa).

Câu 3:

Phân phối bức xạ Mặt Trời. Quan sát hình ảnh trên hãy:

a. Mô tả sự phân phối bức xạ Mặt Trời? Cho biết nguồn nhiệt cung cấp chủ yếu cho tầng đối lưu từ đâu?

b. Tại sao nhiệt độ của không khí lúc 13 giờ cao hơn lúc 12 giờ?

Gợi ý trả lời:

a.

-Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%,4% tới bề mặt Trái Đất lại bị phản hồi vào không gian,khí quyển hấp thụ 1 phần(19%),còn 30% chưa vào lớp khí quyển đã bị phản hồi vào không gian

- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng

- Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.

b. Các tia bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển chỉ có 19% được khí quyển hấp thụ nên chưa trực tiếp làm cho khí quyển nóng lên. 47% năng lượng bức xạ Mặt Trời được mặt đất hấp thụ rồi bức xạ lại vào không khí lúc đó không khí mới nóng lên. Vì vậy nhiệt độ của không khí lúc 13 giờ cao hơn lúc 12 giờ.

Câu 4

Vĩ độ Nhiệt độ trung bình

năm (oC)

Biên độ nhiệt độ năm (oC) 00 24,5 1,8 200 25,0 7,4 300 20,4 13,3 400 14,0 17,7 500 5,4 23,8 600 -0,6 29,0 700 -10,4 32,2 …. …. ….

Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu bắc

Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét và giải thích: a. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) theo vĩ độ?

b. Sự thay đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ ? Tại sao có sự thay đổi đó?

Gợi ý trả lời:

a. - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

b. - Biên độ nhiệt lại tăng dần từ xích đạo về cực do chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) càng lớn.Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (6 tháng ngày ở cực) mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 00 thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở địa cực)

Câu 5:

Nhận xét về sự phân bố nhiệt độ giữa lục địa và đại dương. Quan sát hình dưới đây hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B ?

Gợi ý trả lời:

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do: sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau

- Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.

Câu 6: Nơi nhận được lượng bức xạ Mặt Trời nhiều, thường nhiệt độ cao. Tại

sao khu vực xích đạo là nơi nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhất, nhưng đó không phải là nơi nóng nhất trên Trái Đất?

Gợi ý trả lời:

Không khí nhận được nhiệt của Mặt Trời đốt nóng trực tiếp và nhiệt từ mặt đất truyền lên, trong đó lượng nhiệt nhận được từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ và 500 nghìn lần so với dẫn nhiệt phân tử. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở dưới thấp là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

Khu vực Xích đạo chủ yếu là đại dương, rừng rậm Xích đạo ẩm ướt, mưa nhiều, nước bốc hơi mạnh, nên nhiệt độ không cao. Trong khi đó, hai khu vực chí tuyến cũng nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều, nhưng vì tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn, mưa tương đối ít, nên ở đây là nơi có nhiệt độ cao nhất Trái Đất.

Vì vậy nhiệt độ trung bình năm cao nhất nằm trên lục địa.nơi có nhiệt độ cao nhất Trái Đất là khu vực chí tuyến.

Câu 7: Quan sát hình ảnh dưới đây hãy giải thích vì sao càng lên cao nhiệt

độ càng giảm? Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được?

Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi

Gợi ý trả lời

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C do không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu.

- Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

- Sườn cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được ít.

Câu 8: Quan sát hình ảnh đây em hãy cho biết :

a. Các đai khí áp có phân bố liên tục hay không? Tại sao? b. Phân tích nguyên nhân làm thay đổi khí áp?

Gợi ý trả lời

a. Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và ĐD.

b.Nguyên nhân làm thay đổi khí áp

- Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, khí áp càng giảm. càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, nên khí áp giảm

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại. (nhiệt độ tăng không khí nở ra làm tỉ trọng giảm => Khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại=> tỉ trọng tăng=> Khí áp tăng).

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm . cùng Khí áp và nhiệt độ, thì một lít nước nhẹ hơn 1 lít không khí khô, khi nhiệt độ tăng hơi nước bốc lên chiếm chỗ của không khí khô làm cho Khí áp giảm: Ví dụ: Hôm trời mưa, lượng hơi nước nhiều =>Khí áp giảm.

Câu 9:

Quan sát hình ảnh kết hợp với kiến thức của bản thân hãy trình bày và giải thích sự hình thành và hoạt động của gió biển và gió đất?

Gợi ý trả lời.

- Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp, ở ven bờ trên mặt biển mát hơn nên hình thành áp cao. Gió thổi từ áp cao (ven biển) vào áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

- Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh mát hơn hình thành cao áp ở vùng đất liền, còn ở vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

Câu 10:

Tại sao cùng xuất phát từ cao áp chí tuyến, nhưng gió Mậu Dịch nói chung là khô và ít gây mưa, còn gió Tây Ôn Đới lại ẩm và gây mưa nhiều?

+ Gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa vì: gió Mậu dịch thổi từ áp cao chí tuyến về Xích đạo, gió thổi tới vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn trở nên khô.

+ Gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều vì: gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ áp cao chí tuyến thổi về cận cực, nhiệt độ trung bình thấp hơn, hơi nước trong không khí nhanh đạt đến độ bão hòa vì thế luôn ẩm ướt và gây mưa.

Câu 11: Hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa? Gợi ý trả lời.

a. Khí áp

- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.

- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

b. Frông

Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều. c. Gió

- Gió mậu dịch: mưa ít.

- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều ( Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều ( vì một nửa năm là gió thổi từ Đại Dương vào Lục Địa)

d. Dòng biển

Tại vùng ven biển

- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

- Dòng biển lạnh: mưa ít.

e. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

Câu 12:

Dựa vào kiến thức đã học và hình ảnh trên hãy giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực?

Gợi ý trả lời.

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, ĐD, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào). - Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).

Câu 13:

Hình- Phân bố lượng mưa trên thế giới.

Trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 400B từ Đông sang Tây?

Gợi ý trả lời.

Tình hình phân bố mưa theo vĩ tuyến 400 từ Đông sang Tây trên các lục địa: Có lượng mưa giảm dần, vì ở bờ phía Đông các lục địa có dòng biển nóng và bờ phía Tây có dòng biển lạnh hoạt động...

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy chủ đề khí quyển chương trình địa lí lớp 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực của học sinh (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)