3. Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dù được tổ chức dạy học theo cá nhân hay theo phương pháp dạy học nhóm thì giáo viên cũng khơng thể xem nhẹ khâu hướng dẫn học sinh tự lập kế hoạch. Tuy nhiên, do tính chất của các hình thức hoạt động sáng tạo gắn liền với thực tiễn đời sống, gắn nhà trường và xã hội và yêu cầu học sinh giải quyết những nhiệm vụ học tập phức hợp nên phương pháp tối ưu vẫn là dạy học theo nhóm. Khi các học sinh có cùng nguyện vọng, sở thích và khả năng
đã được lập thành nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn nhóm học sinh lập kế hoạch trải nghiệm sáng tạo. Cơ sở để các nhóm lập kế hoạch đó là dựa vào phiếu định hướng học tập và giáo dục dành cho nhóm mà giáo viên cung cấp. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định: mục tiêu, công việc cần làm, thời gian dự kiến, sản phẩm dự kiến, dự kiến vật liệu- kinh phí, phương pháp tiến hành và phân cơng cơng việc trong nhóm. Đây là bước quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định. Sau khi lập được kế hoạch, các nhóm xin ý kiến bổ sung của giáo viên, học sinh chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch (nếu cần). (Xem phụ lục 2: phiếu khảo sát nhu cầu học sinh, sổ theo dõi hoạt động nhóm, phiếu định hướng học tập)
Ví dụ minh họa: Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo Em yêu ca dao – dân ca
Giáo viên đã hướng dẫn đội thi Ca dao Bắc Bộ lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
- Nội dung tìm hiểu:
Giới thiệu thành viên và ý nghĩa đội thi mang tên bằng hoạt cảnh dân ca mang màu sắc Dân ca Bắc Bộ.
Vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua Ca dao – Dân ca.
Trả lời nhanh gói câu hỏi kiến thức Ca dao – Dân ca theo hình thức bốc thăm.
Viết lời mới theo làn điệu dân ca “Một đời vì nghĩa cả” với chủ đề: Thầy cơ và mái trường.
Làm phim phóng sự ghi lại hoạt động giới thiệu, quảng bá Ca dao – Dân ca Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Mục tiêu cần hướng tới của sản phẩm hoạt động trải nghiệm sáng tạo: thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về kho tàng Ca dao – Dân ca; tài năng sáng tác lời mới và diễn xướng dân ca; tài năng sưu tập và làm phóng sự... Từ đó khơi dậy tình u đối với di sản Ca dao – Dân ca và ý thức bảo tồn và phát huy di sản Ca dao – Dân ca bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
Công việc cần làm: Thu thập tài liệu về Ca dao - Dân ca theo phiếu định hướng học tập; xử lí- tổng hợp thơng tin làm bài thuyết trình trình chiếu bằng PP; xử lí và tổng hợp thơng tin để viết lời mới cho làn điệu dân ca, tập diễn xướng dân ca theo lời mới; xử lí và tổng hợp thơng tin để thiết kế và làm phóng sự; trình bày sản phẩm trong cuộc thi.
Sản phẩm dự kiến: hoạt cảnh màn chào hỏi; bài thuyết trình PP về vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua Ca dao-Dân ca; tiết mục diễn xướng dân ca theo lời mới về chủ đề Thầy cô và mái trường Quốc học Vinh- Huỳnh Thúc Kháng; phóng sự Đằm thắm một tình yêu
Thời gian dự kiến thực hiện và hồn thành: trong vịng 4 tuần kể từ khi nhận nhiệm vụ đến khi kết thúc cuộc thi.
Dự kiến vật liệu và kinh phí: máy tính cá nhân có nối mạng của thành viên trong nhóm; máy ảnh; máy quay; phần mềm làm phim; băng đĩa nhạc; phục trang; sách giáo khoa và các nguồn tài nguyên tham khảo;... Kinh phí mua học liệu: kinh phí phê duyệt của nhà trường.
Phương pháp tiến hành: thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân được phân công và làm việc chung cả nhóm…
Phân cơng nhiệm vụ trong nhóm theo các tiêu chí sau:
Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn Sản phẩm dự hoàn thành kiến