IV. Hiệu quả của đề tài 1 Phạm vi ứng dụng
3. Tính hiệu quả
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Hai năm qua tôi và các đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học và người dạy và nhà trường.
Về phía người học: tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiên đáng kể thái độ học tập, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao, những kĩ năng thế kỉ XXI quan trọng và cần thiết cho công việc và cuộc sống ngồi đời của học sinh.
Về phía người dạy: giáo dục theo hình thức trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng một hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính hiệu quả cao và làm cho học sinh của mình thích thú, đam mê hơn với các mơn học và các nội dung giáo dục trong nhà trường; thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gương tự học học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường.
Một số kiến nghị, đề xuất 1.
Với các cấp quản lí giáo dục
phương pháp này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lí, của các ngành, của tồn xã hội và đặc biệt là các cấp quản lí ngành giáo dục: từ việc ban hành văn bản chỉ đạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động giáo dục di sản cho giáo viên đến những đầu tư đúng mức các điều kiện dành cho hoạt động giáo dục này như kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực...Nói tóm lại, để việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện đầy đủ của các cơ quan chức năng trong ngành giáo dục.