X ây dựng V ận hành thử
chế đấu thầu
3.1.1 Mục tiêu kiểm soát kế hoạch phát triển và tốc độ khai thác NLTT
Ở một số thị trường, tốc độ phát triển của năng lượng tái tạo dưới cơ chế hỗ trợ biểu giá FIT diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự kiến của chính phủ. Một ví dụ là trường hợp của nước Đức, dự định triển khai 2 GW điện mặt trời vào năm 2011 tuy nhiên đã có hơn 7 GW được xây dựng. Tình trạng phát triển vượt quá dự kiến và kế hoạch này chủ yếu xảy ra ở các thị trường đã khá chín muồi với mức tiền điện hấp dẫn. Trong trường hợp của điện gió, đây không phải là vấn đề nổi cộm do thời gian phát triển của dự án điện gió dài hơn nhiều so với trường hợp của điện mặt trời.
Mặt khác, có một số lựa chọn thiết kế cho cơ chế biểu giá điện FIT có thể giải quyết được vấn đề này. Ở các nước đang phát triển, hầu hết giá điện FIT đều được đặt giới hạn, có nghĩa là chỉ cho phép một lượng công suất lắp đặt NLTT nhất định mỗi năm (Mendonça, et al. 2009). Đồng thời, giải pháp giảm FIT dần dần và điều chỉnh biểu giá theo định kỳ cũng có thể giúp giảm thiểu vấn đề phát triển quá dự kiến này (Rickerson, et al. 2012).
Cơ chế đấu thầu về mặt lý thuyết cũng có thể giúp tránh vấn đề này: bằng cách đặt mua một lượng điện gió nhất định, chính phủ có thể ngăn chặn việc thị trường phát triển quá nóng và quá nhanh. Khi triển khai, Chính phủ sẽ nhắm đến một số lượng công suất lắp đặt nhất định hàng năm và chỉ cho phép đấu thầu số lượng đã định này trong (một số) vòng đấu thầu.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số ít các vòng đấu thầu thành công trong việc ký kết được đủ toàn bộ số lượng công suất mà họ đã đề ra. Các lý do khiến cho tỷ lệ hiện thực hóa dự án NLTT thấp bao gồm: do tính cạnh tranh cao giữa các nhà thầu dẫn đến tính toán quá lạc quan về các chi phí liên quan cũng như các giả định về hiệu suất, do không nhận thấy các trở ngại hoặc vướng mắc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển dự án, do sự không chắc chắn của quy định, do các khó khăn để có được quyền tiếp cận lưới điện, v.v. Các vòng đấu thầu ở Châu Âu vào những năm 1990 hay như các phiên đấu thầu gần đây ở Brazil có tỷ lệ hiện thực hóa rất thấp. Chỉ có ít hơn một nửa số dự án trúng thầu (và đã ký kết) được thực hiện (del Río and Linares 2014; GIZ 2015).
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy giá bỏ thầu thấp là một vấn đề lớn đối với hầu hết các vòng đấu thầu đã được thực hiện cho đến nay và có liên quan đến lưu ý nêu trên về tỷ lệ thực hiện dự án thấp. Giá bỏ thầu thấp thường là do tính cạnh tranh cao trong đấu thầu và do “mục tiêu” phải thắng thầu bằng bất kỳ giá nào của người tham gia. Hiện tượng này đôi khi được gọi là “lời nguyền đối với người thắng cuộc”, khi mà đơn vị thắng thầu đã đề xuất giá rất thấp sẽ phải thực hiện dự án mà không mang lại bất kỳ lợi nhuận nào. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ về tỷ lệ hiện thực hóa dự án thấp, có một số lựa chọn thiết kế cơ chế đầu thầu đóng vai trò rất quan trọng. Các lựa chọn này bao gồm các thiết kế về tiêu chí sơ tuyển, bảo đảm nhận thầu và một số cơ chế khác (xem Phụ lục).
Cân nhắc cho Việt Nam:
Kiểm soát việc khai thác điện gió hiện không phải là mục tiêu chính ở Việt Nam. Trên thực tế, tốc độ triển khai các dự án đã chậm hơn dự kiến và có thể sẽ không đạt được mục tiêu công suất lắp đặt do Chính phủ đề ra cho năm 2020. Cho tới khi ngành điện gió đã chín muồi hơn và các quy trình thủ tục hành chính đã được xem xét tinh gọn hóa, việc kiểm soát tăng trưởng của thị trường mới có thể trở thành một vấn đề cần được quan tâm. Điều này có thể sẽ không xảy ra trước những năm 2020.