Tóm tắt và cân nhắc cho Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ ĐẤU THẦU CHO DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

X ây dựng V ận hành thử

chế đấu thầu

3.3.4 Tóm tắt và cân nhắc cho Việt Nam

Trong trường hợp điện gió ở Việt Nam, giá điện FIT có thể tiếp tục được áp dụng cho các dự án điện gió trên bờ (một công nghệ chín muồi). Tuy nhiên, cơ chế hỗ trợ dựa trên đấu thầu có thể được áp dụng ngay cho các dự án điện gió gần bờ, vì việc tính chi phí cho các dự án loại này và việc thiết lập mức giá điện FIT là khó khăn hơn.

3.4 Giai đoạn chuyển tiếp để chuyển từ giá điện FIT sang đấu thầu

Thay đổi từ cơ chế hỗ trợ này sang cơ chế hỗ trợ khác thường không nên thực hiện đột ngột và ngay lập tức do sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến nhiều khía cạnh của thị trường cũng như hoạt động của tất cả các bên liên quan. Thay vào đó, một giai đoạn chuyển tiếp giữa hai cơ chế là luôn cần thiết và là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và sự thích ứng của ngành. Giai đoạn chuyển tiếp phải phản ánh được khoảng thời gian cần thiết để phát triển dự án. Nói cách khác, nếu phải mất ba năm để phát triển một dự án điện gió thì thời gian chuyển tiếp cũng phải là ba năm. Lý do cho điều này là để tránh chi phí tổn thất cho các đơn vị phát triển đã bắt đầu triển khai một dự án điện gió theo cơ chế trước đó/ hiện tại (ví dụ, giá điện FIT).

Nói chung, trong giai đoạn chuyển tiếp, cơ chế biểu giá cố định FIT cũ sẽ không còn được áp dụng cho các dự án “mới” (ví dụ, các dự án chưa bắt đầu phát triển dự án). Đối với các dự án đã bắt đầu tiến hành giai đoạn phát triển dự án, cần phải thực hiện một số sắp xếp để chuyển tiếp nhất định. Lấy ví dụ của Vương quốc Anh khi chuyển từ cơ chế hỗ trợ theo hạn ngạch phát triển sang cơ chế đấu thầu, giai đoạn chuyển tiếp được quy định là bắt đầu từ giữa năm 2014 và kết thúc vào tháng 3 năm 2017 (Anatolitis, 2017). Trong giai đoạn này, các đơn vị phát triển dự án “hiện tại” vẫn có thể áp dụng quy định hiện hành về hạn ngạch hoặc lựa chọn tham gia cơ chế đấu thầu mới. Hai cơ chế hỗ trợ được vận hành song song trong suốt giai đoạn chuyển tiếp.

Nghĩa vụ hạn ngạch

Quyết định chấm dứt hệ thống hạn ngạch

Chỉ áp dụng cơ chế đấu thầu Giai đoạn chuyển tiếp

Cơ chế đấu thầu

2012 2014 2016 2018 2020 2022 2024

Sử dụng song song hạn ngạch trong đấu thầu cho các dự án hiện có

Hình 12: Trình tự thời gian thực hiện đấu thầu điện gió ở Vương quốc Anh

(Nguồn: IET - soạn thảo riêng)

Tương tự, Đức cũng áp dụng một giai đoạn chuyển tiếp như vậy cho việc chuyển từ cơ chế FIT sang đấu thầu vào năm 2017 cho trường hợp điện gió ngoài khơi. Vào năm 2021, đấu thầu sẽ trở thành cơ chế hỗ trợ độc quyền cho điện gió ngoài khơi. Tổng cộng, thời gian chuyển tiếp sẽ là bốn năm. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, Đức sẽ thực hiện hai phiên đấu thầu chuyển tiếp vào tháng 4 năm 2017 và 2018. Trong các vòng đấu thầu này, chỉ các dự án “đang tồn tại” mới được phép tham gia, tức là các dự án đã bắt đầu giai đoạn phát triển dự án theo chương trình giá điện FIT hiện tại. Để được coi là dư án “đang tồn tại”, các nhà phát triển dự án cần phải chứng minh rằng họ đã xin được một số giấy phép nhất định, cụ thể là những giấy phép cho các mốc quan trọng trong quá trình phát triển dự án của Đức.

Biểu giá FIT

Biểu giá thưởng FIP cho các dự án mới

Chỉ áp dụng cơ chế đấu thầu Đấu thầu chuyển tiếp

Cơ chế đấu thầu

2012 2014 2016 2018 2020 2022 2024

Hai cơ chế đấu thầu chuyển tiếp cho các dự án hiện có

Hình 13: Trình tự thời gian thực hiện đấu thầu điện gió ngoài khơi ở Đức

(Nguồn: soạn thảo riêng dựa trên Anatolitis, V. và S. Steinhilber (2017))

Tóm lại, các giai đoạn chuyển tiếp này rất quan trọng đối để bảo đảm đầu tư cho các đơn vị phát triển dự án tư nhân. Chuyển tiếp cũng giúp tránh được các chi phí bị tổn thất liên quan đến phát triển dự án và do đó nên được triển khai tại Việt Nam.

Chương

04

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ ĐẤU THẦU CHO DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)