X ây dựng V ận hành thử
chế đấu thầu
3.1.3 Mục tiêu giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư và thúc đẩy nhanh phát triển thị trường
Giá điện FIT thường được coi là cơ chế hỗ trợ có rủi ro thấp nhất đối với các nhà đầu tư. Rủi ro thấp cho các nhà đầu tư thường dẫn đến chi phí tài chính thấp và từ đó dẫn tới chi phí phát điện thấp, khiến thị trường hấp dẫn hơn. Vì giá điện FIT cung cấp đảm bảo cho đầu tư cao hơn và dài hạn hơn cho các đơn vị phát triển và ngân hàng, nên nó được coi là một công cụ có hiệu quả thúc đẩy thị trường phát triển cao hơn so với cơ chế đấu thầu.
Trong cơ chế đấu thầu, rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ cao hơn, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển dự án. Do rủi ro không được nhận dự án vì không thắng thầu cao hơn, đấu thầu thường dẫn đến chi phí tài chính cao hơn. Khi đơn vị phát triển được xác định là người thắng thầu và sau khi thỏa thuận mua bán điện được ký kết, các vòng đấu thầu được cho là đảm bảo an toàn đầu tư tương đương với cơ chế giá điện FIT do cả hai đều dẫn đến hợp đồng dài hạn cho sản lượng điện sản xuất ra.
Tùy thuộc vào thiết kế, đặc biệt là quy định về khoảng thời gian giữa các lần gọi thầu dự án cũng như về quy mô công suất của từng đợt đấu thầu, cơ chế độ đấu thầu có thể chỉ có tác động đến sự phát triển đúng hạn đối với thị trường điện gió chứ không mang tính dài hạn. Nếu đấu thầu chỉ được tổ chức một lần duy nhất, thị trường đó sẽ không thu hút được sự chú ý lớn, đặc biệt là từ các nhà đầu tư và đơn vị phát triển nước ngoài. Chỉ khi Chính phủ có kế hoạch dài hạn cho nhiều lần gọi thầu trong vài năm thì mới có thể làm tăng sự quan tâm đến kế hoạch phát triển và thị trường quốc gia. Ngoài ra, quy mô của mỗi vòng đấu thầu phải đủ lớn để các đơn vị phát triển có thể thích ứng và tiến hành các thủ tục cần thiết của quy trình phát triển tại địa phương, nhờ đó mới phát huy được hiệu quả đầu tư và tạo ra được một dự án kinh doanh khả thi.
Bên cạnh đó, để tham gia đấu thầu, nhà phát triển dự án sẽ cần nhiều thời gian và vốn đầu tư ban đầu cho công tác chuẩn bị giá thầu phù hợp (bao gồm các quy trình xin giấy phép, lập kế hoạch chi tiết, tiến hành đánh giá tài nguyên năng lượng gió, tiếp cận đất đai, đảm bảo tư vấn pháp lý tại địa phương, v.v.). Những rủi ro gặp phải trong quá trình chuẩn bị thầu này là khá cao và có thể đóng vai trò như một rào cản nghiêm trọng với nhiều nhà thầu tiềm năng, giảm tính cạnh tranh, cũng như có khả năng tăng chi phí của các dự án năng lượng tái tạo.
Cân nhắc cho Việt Nam:
Đối với các thị trường điện gió mới nổi, chẳng hạn như Việt Nam, một trong những mục tiêu chính sách quan trọng nhất là giảm bớt rủi ro của thị trường vì điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư và giảm chi phí sản xuất điện. Do cơ chế đấu giá có tính rủi ro cao hơn cho nhà đầu tư, và các đơn vị phát triển dự án, thị trường điện gió ở Việt Nam nên duy trì cơ chế biểu giá điện FIT cho đến ít nhất là năm 2022. Như vậy, ngành điện gió Việt Nam sẽ có đủ thời gian để hợp lý hóa các thủ tục hành chính, gia tăng quy mô thị trường và nâng cao mức độ cạnh tranh.