X ây dựng V ận hành thử
chế đấu thầu
3.2.3 Ưu điểm và nhược điểm của đấu thầu không quy định vị trí và đấu thầu theo vị trí cụ thể và hàm ý cho Việt Nam
cụ thể và hàm ý cho Việt Nam
Đấu thầu không quy định vị trí hiện đang là mô hình được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Ưu điểm chính của hình thức này là tốc độ chuẩn bị và khai thác vị trí đất. Người ta thường lập luận rằng với hàng trăm đơn vị phát triển dự án tư nhân tham gia thì việc thực hiện công tác xác định các địa điểm dự án phù hợp sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với việc chính quyền trung ương phải tự triển khai.
Tuy nhiên, đặc biệt là ở các thị trường chưa phát triển chín muồi, đôi khi sẽ rất khó để các nhà phát triển dự án có thể ước lượng và tính toán đúng chi phí cho đấu nối vào lưới điện, cho xin cấp phép và thu mua đất cũng như cho các thủ tục hành chính khác. Những rủi ro này có thể được giảm nhẹ trong cơ chế đấu thầu theo vị trí cụ thể. Khi xét đến các điều kiện cụ thể tại Việt Nam, việc đảm bảo quyền sử dụng đất trong một khung thời gian cụ thể như đặt ra cho quy trình đấu thầu có thể sẽ là một trở ngại khó khăn do các quy định phức tạp của quốc gia. Các đơn vị phát triển dự án thường chỉ có chưa tới một năm để làm thực hiện quy trình này, do đây là một phần của “các điều kiện sơ tuyển” để đủ tư cách tham gia đấu thầu (xem mục 8.1.4).
Bảng 6: Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình đấu thầu không quy định vị trí
(Nguồn: IET)
Ưu điểm của mô hìnhĐấu thầu không quy định
vị trí Nhược điểm của mô hìnhđịnh vị trí Đấu thầu không quy
Triển khai nhanh: Số lượng lớn các đơn vị phát
triển dự án tham gia tìm và phát triển vị trí đất Nguy cơ cao hơn cho đơn vị phát triển dự án (đặc biệt là ở các thị trường chưa phát triển chín muồi) Khó khăn trong việc đảm bảo quyền sử dụng đất đúng thời hạn.
Trong trường hợp đấu thầu theo vị trí cụ thể, việc thiết lập các địa điểm được phê duyệt trước
có thể rất tốn thời gian và nguồn lực của cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm. Hình thức này
sẽ tạo ra gánh nặng lớn hơn cho hệ thống hành chính của Việt Nam. Rất có thể, Việt Nam cần thêm vốn từ các tổ chức tài trợ cho quá trình chuẩn bị này. Điều này có thể làm kéo dài thêm thời gian
để chuẩn bị thành công các vòng đấu thầu điện gió. Ngoài ra, nhiều đơn vị phát triển (đặc biệt là các đơn vị phát triển trong nước) có thể đã tiếp cận trước và có quyền với lô đất nơi họ muốn phát triển các dự án của họ. Đối với những đơn vị phát triển này, đấu thầu theo vị trí cụ thể không còn thích hợp nữa.
Đấu thầu theo vị trí cụ thể có thể rất phù hợp với khung pháp lý hiện có ở Việt Nam, chủ yếu trong trường hợp các dự án điện gió gần bờ. Đối loại dự án này, chỉ có một số hạn chế khu vực
là khả thi để phát triển dự án và các lô đất này có thể được chuẩn bị trước một cách tương đối dễ dàng bởi một cơ quan Chính phủ (chẳng hạn như các công tác về bảo đảm đất đai, đo gió, đấu nối lưới điện, cấp phép). Đấu thầu theo vị trí cụ thể cho điện gió gần bờ cũng sẽ giảm rủi ro cho đơn vị phát triển dự án và từ đó giúp giảm giá thầu của các dự án, do chi phí đã được chi trả một phần trong quá trình chuẩn bị địa điểm của các cơ quan nhà nước.
Đối với các dự án điện gió trên bờ, Chính phủ cũng có thể bắt đầu bằng cách chuẩn bị sẵn một số địa điểm cho triển khai hình thức đấu giá theo vị trí, nhờ đó các nhà phát triển dự án tham gia có thể thu thập thêm kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường. Tuy nhiên, về lâu dài, đấu thầu không quy định vị trí mới là hình thức đấu thầu phù hợp hơn vì các đơn vị phát triển dự án tư nhân có khả năng xác định nhanh hơn các vị trí tốt nhất cho phát triển dự án. Đồng thời, nhiều vị trí
đất tốt có thể đã được các đơn vị phát triển dự án tư nhân sở hữu và việc lấy lại quyền sử dụng các khu đất này từ họ có thể là thách thức về mặt pháp lý.
Thay vào đó, cơ chế biểu giá điện FIT có thể tiếp tục được sử dụng cho các dự án điện gió trên bờ (loại công nghệ đã phát triển chín muồi hơn). Tuy nhiên, đối với các dự án điện gió gần bờ, có thể nên áp dụng cơ chế hỗ trợ dựa trên đấu thầuvì việc tính chi phí và việc thiết lập mức giá điện FIT cho loại dự án này là khó khăn hơn.
Bảng 7: Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình đấu thầu theo vị trí cụ thể
(Nguồn: IET)
Ưu điểm của mô hình Đấu thầu theo
vị trí cụ thể Nhược điểm của mô hìnhtheo vị trí cụ thể Đấu thầu
Giảm rủi ro cho các đơn vị phát triển dự án Việc triển khai bị chậm trễ hơn (do các tổ chức Chính phủ chuẩn bị địa điểm thường mất nhiều thời gian hơn so với khu vực tư nhân)
Kết quả giá đấu thầu thấp hơn vì chi phí được chi
trả một phần trong quá trình chuẩn bị địa điểm Gánh nặng cao cho hệ thống hành chính (thêm nhân viên và ngân sách cần thiết để phát triển trước các địa điểm)
Thuận lợi trong trường hợp lô đất đã thuộc sở hữu
của Nhà nước Các địa điểm đã được phát triển bởi tư nhân không còn có thể được sử dụng nữa
3.3 Áp dụng kết hợp cơ chế giá điện FIT và cơ chế đấu thầu
Cần nhấn mạnh rằng biểu giá điện FIT và đấu thầu không loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế, hai cơ chế này có thể được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để tận dụng lợi thế và giảm bớt nhược điểm của nhau. Trong mục này, một số cách kết hợp hai cơ chế sẽ được trình bày như là các đề xuất để đạt được các mục tiêu chính sách cụ thể.