X ây dựng V ận hành thử
6. Xác minh khả năng thanh toán của bên mua điện: Hợp đồng Mua Bán Điện ràng buộc bên
mua phải thanh toán. Các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi bằng chứng về mức độ tin cậy của bên mua, và trong trường hợp bên mua không thể chứng minh một cách đầy đủ khả năng thanh toán, quá trình hoạt động/ kinh doanh và khả năng thanh khoản ngắn hạn, thì Hợp đồng Mua Bán Điện có thể cần thêm các bằng chứng về khả năng thanh toán thông qua: Thư Tín dụng, Bảo lãnh … để có thể xin tài trợ.
Đề xuất hành động:
Mức tín nhiệm của người mua là điều kiện tiên quyết cho tính hấp dẫn của một thị trường năng lượng tái tạo, đặc biệt là đối với các khoản đầu tư nước ngoài. Nếu tính tới các mục tiêu phát triển NLTT của chính phủ Việt Nam và khả năng đầu tư hạn chế của các ngân hàng trong nước (xem phụ lục mục 8.2.4), thì Việt Nam sẽ rất cần các khoản đầu tư từ nước ngoài. Cần phải thực hiện phân tích kỹ lưỡng với sự phối hợp giữa các ngân hàng quốc tế lớn để xác định các điều khoản và điều kiện nào của Hợp đồng mua bán điện cần được cải thiện, đặc biệt là về trách nhiệm của bên mua.
5.4.2 Tổng quan về kết quả phân tích
Bảng 17 dưới đây tóm tắt các kết quả phân tích trung tâm cho nhóm hành động liên quan đến “Mức tín nhiệm của bên mua và khả năng xin vay vốn của Hợp đồng mua bán điện”, bao gồm 2 thách thức chính:
Bảng 17: Tóm tắt các kết quả phân tích cho nhóm hành động “Mức tín nhiệm của bên mua và khả năng xin vay vốn của Hợp đồng mua bán điện”
(Nguồn: eclareon)
Xác định các thách thức của
nhóm hành động Đề xuất hành động để giải quyết các thách thức được xác định
Cải thiện mức tín nhiệm của bên mua điện
Phân tích kỹ các yếu tố dẫn đến xếp hạng tín dụng thấp của EVN để chỉ ra các hạn chế
Đánh giá và triển khai thực hiện các biện pháp để nâng cao uy tín tài chính của EVN, từ đó cải thiện mức độ tín nhiệm đối với EVN
(a) Bao gồm các biện pháp ngắn hạn như các thỏa thuận tài khoản ký quỹ để giải quyết rủi ro thanh toán, minh bạch hơn trong hạch toán của EVN, v.v...
(b) Bao gồm các biện pháp mang tính hệ thống hơn như triển khai các mức giá điện phản ánh chi phí, giảm trợ giá trong ngành điện, cải thiện quy hoạch hệ thống điện dựa trên chi phí thấp nhất, v.v...
Đánh giá cho thấy sự bảo đảm của nhà nước đối với hợp đồng mua bán điện của EVN có thể được cung cấp hoặc bảo đảm thay bởi các nhà tài trợ quốc tế (ví dụ như bảo đảm của Ngân hàng Thế giới) Điều chỉnh hợp đồng mua bán
điện Thiết kế lại các điều khoản của Hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩn để tuân theo các yêu cầu về giảm thiểu rủi ro
Xác định rõ trách nhiệm của bên bán hoặc bên mua trong từng trường hợp cụ thể như bắt buộc cắt nguồn, chấm dứt hợp đồng, vận hành thử, v.v...
Lập chỉ mục các khoản thanh toán hợp đồng mua bán điện theo mức lạm phát trong tương lai, ví dụ theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
5.5 Tóm tắt các thách thức hiện tại và đề xuất hành động
Bảng 18 dưới đây tóm tắt các thách thức đã xác định trong ba tổ hợp chính, cùng với tổng quan về các nhóm hành động được đề xuất để giải quyết các thách thức đó:
Bảng 18: Tóm tắt các tổ hợp hành động trung tâm cho các dự án năng lượng gió ở Việt Nam để giải quyết những thách thức hiện tại (Nguồn: eclareon) Các tổ hợp hành động trung tâm Các thách thức và rào cản được xác định
Các hành động cần thiết để tháo gỡ rào cản
Rà soát lại và tinh giản các thủ tục quy trình hành chính Các bước trong quy trình đầu tư và phát triển dự án chưa được chuẩn hóa đầy đủ trong khi các quy trình thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và các đơn vị phát triển dự án còn thiếu kinh nghiệm tại Việt Nam
Các quy hoạch phát triển điện lực
Đảm bảo về đất phát triển dự án
Tận dụng tài liệu “Các hướng dẫn đầu tư dự án điện gió” với các phân tích về quy trình hiện tại để xác định các lỗ hổng hoặc điểm cần khắc phục, cải tiến
Công khai các quy trình đầu tư một cách rõ ràng, minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực hiện, bao gồm biểu thời gian và danh sách các cơ quan có thẩm quyền liên quan
Thúc đẩy chia sẻ thông tin ở cấp độ quốc gia và quốc tế - ví dụ như thông qua một cổng thông tin chính thức
Cải cách luật quy hoạch hiện nay
Chính phủ đã khởi xướng kế hoạch cải cách và cácsáng kiến rất triển vọng
Thay đổi các điều kiện sơ tuyển liên quan đến sở hữu/ quyền sử dụng đất trong cơ chế đấu thầu đối với các đơn vị phát triển dự án
Một biên bản ghi nhớ về kế hoạch đền bù và tái định cư nên được xem như là một yêu cầu đủ để có thể được tham gia đấu thầu. Để bảo đảm được tiếp tục thực hiện dự án sau thắng thầu, nhà phát triển cần phải cung cấp được bằng chứng cho quyền sử dụng/ sở hữu đất chậm nhất là 12 tháng sau khi được ký thỏa thuận mua bán điện.
Đấu nối lưới điện và cơ sở hạ tầng lưới điện rõ ràng và minh bạch
Công suất lưới điện và đấu nối lưới điện
Quy hoạch lưới điện
Sự bão hòa ảo của quy hoạch phát triển điện lực
Đánh giá lại quy hoạch lưới điện hiện tại trên cơ sở xem xét các mục tiêu phát triển công suất NLTT
Cung cấp thông tin sơ bộ trực tuyến về hiện trạng lưới điện, các điểm đấu nối hiện có và công suất của lưới điện
Trong trường hợp không thể chia sẻ các thông tin chi tiết, ít nhất cũng cần chỉ ra tình trạng lưới điện thông qua một hệ thống tín hiệu theo kiểu đèn giao thông
Hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương và các đơn vị vận hành lưới điện để giới thiệu cơ chế đấu thầu và công suất lưới điện cần thiết
Nên bắt đầu triển khai từ mô hình đấu thầu theo địa điểm để hạn chế các yêu cầu mở rộng tăng công suất lưới điện đối với các đơn vị vận hành lưới
Song song thực hiện quy hoạch lưới điện để chuẩn bị cho hình thức đấu thầu không theo địa điểm trong tương lai
Áp dụng phương pháp tiếp cận theo cột mốc để xác định các dự án phát triển thực và điều chỉnh quy hoạch lưới điện theo các điều kiện thực tế
Xây dựng một cơ chế để cập nhật và chia sẻ hiện trạng phát triển dự án: chia sẻ thông tin và liên kết giữa cấp trung ương và địa phương
Mức tín nhiệm của bên mua điện và khả năng xin vay vốn của hợp đồng mua bán điện
Cải thiện mức tín nhiệm của bên mua điện
Phân tích kỹ các yếu tố dẫn đến xếp hạng tín dụng thấp của EVN để chỉ ra các hạn chế
Đánh giá và triển khai thực hiện các biện pháp để nâng cao uy tín tài chính của EVN, từ đó cải thiện mức độ tín nhiệm đối với EVN
(a) Bao gồm các biện pháp ngắn hạn như các thỏa thuận tài khoản ký quỹ để giải quyết rủi ro thanh toán, minh bạch hơn trong hạch toán của EVN, v.v...
(b) Bao gồm các biện pháp mang tính hệ thống hơn như triển khai các mức giá điện phản ánh chi phí, giảm trợ giá trong ngành điện, cải thiện quy hoạch hệ thống điện dựa trên chi phí thấp nhất, v.v...
Đánh giá cho thấy sự bảo đảm của nhà nước đối với hợp đồng mua bán điện của EVN có thể được cung cấp hoặc bảo đảm thay bởi các nhà tài trợ quốc tế (ví dụ như bảo đảm của Ngân hàng Thế giới)
Điều chỉnh hợp đồng mua bán điện
Thiết kế lại các điều khoản của Hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩn để tuân theo các yêu cầu về giảm thiểu rủi ro
Xác định rõ trách nhiệm của bên bán hoặc bên mua trong từng trường hợp cụ thể như bắt buộc cắt nguồn, chấm dứt hợp đồng, vận hành thử, v.v...
Lập chỉ mục các khoản thanh toán hợp đồng mua bán điện theo mức lạm phát trong tương lai, ví dụ theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chương
06