X ây dựng V ận hành thử
chế đấu thầu
3.1.7 Tóm tắt các Mục tiêu chính sách, Cơ chế hỗ trợ và Cân nhắc cho Việt Nam
Trong phần này, các mục tiêu chính sách và động lực chính thúc đẩy việc triển khai cơ chế hỗ trợ điện gió dựa trên đấu thầu đã được phân tích. Tóm lại, các mục tiêu và động lực thúc đẩy chính để thực hiện cơ chế đấu thầu được đánh giá là không liên quan hoặc không cấp thiết đối với thị trường điện gió ở Việt Nam. Do đó, không cần phải chuyển ngay từ cơ chế biểu giá điện FIT sang đấu thầu ở thời điểm hiện tại. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ cần nhiều thời gian để chuẩn bị đấu thầu một cách cẩn trọng và để cải thiện khung chính sách tổng thể ở Việt Nam trước.
Bảng 5: Tổng quan mục tiêu chính sách liên quan đến Cơ chế hỗ trợ năng lượng tái tạo
(Nguồn: IET)
Các mục tiêu chính sách liên
quan đến các cơ chế hỗ trợ NLTT giá FITBiểu thầuĐấu Đánh giá trong trường hợp của Việt Nam
1. Kiểm soát kế hoạch phát triển và tốc độ khai thác năng lượng
tái tạo X
Kiểm soát mức độ và tốc độ phát triển điện gió hiện chưa phải là mục tiêu chính của Việt Nam.
2. Mua điện với mức chi phí thấp X Biểu giá FiT cho điện gió ở Việt Nam hiện tại không rơi vào trường hợp cao quá mức.
3. Giảm bớt Rủi ro cho nhà đầu tư X Giảm thiểu rủi ro là yếu tố mang tính quyết định ở các thị trường mới nổi như Việt Nam (FiT là một cơ chế phù hợp)
4. Giảm mức độ phức tạp và chi phí
hành chính X
Tính phức tạp và chi phí hành chính cao của cơ chế đấu thầu đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng (chẳng hạn như đào tạo cán bộ và tuyển cán bộ mới)
5. Chuyển dần sang mô hình thị
trường cạnh tranh X
Thị trường điện Việt Nam có đặc điểm là các mức giá đã được xác định về mặt hành chính và tính cạnh tranh về giá bị hạn chế; do đó cơ chế biểu giá FiT là phù hợp với khung chính sách tổng thể
6. Đa dạng hóa các bên tham gia thị
trường X
Mục tiêu này không phải là một mục tiêu chính sách quan trọng ở Việt Nam do đó ít có tính liên quan