Số liệu sử dụng trong bài viết để đánh giá, phân tích là số liệu thứ cấp. Số liệu này thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2016-2018 từ 2016 đến 2018 được lấy trên trang web của Ngân hàng TMCP VIB (vib.com.vn), báo cáo tài chính nội bộ của chi nhánh sở giao dịch giai đoạn 2016- 2018 được giám đốc phòng kinh doanh của chi nhánh cung cấp và xác thực bởi tác giả.
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- chi nhánh Sở giao dịch
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- chi nhánh Sở giao dịch là một trong những Chi nhánh lớn trực thuộc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, lúc đầu chi nhánh là hội sở của VIB trước khi ngân hàng chuyển hội sở vào Tp.Hồ Chí Minh. Chi nhánh góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VIB trên toàn chi nhánh, đồng thời tạo nền tảng cho VIB mở rộng mạng lưới hoạt động khắp cả nước. Hoạt động chủ yếu của VIB- Sở giao dịch trong những năm đầu là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với cá nhân và doanh nghiệp; cấp tín dụng dưới hình thưc bảo lãnh ngân hàng, huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Đến nay,VIB - chi nhánh Sở giao dịch đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng 11I1O|: Huy động tiền gửi tiết kiệm, cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ( đặc biệt là cho vay tiêu dùng) cung cấp dịch vụ bảo lãnh, thanh toán nội địa, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương qua tài khoản, tư vấn tài chính và nhiều các hoạt động
dịch vụ khác.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- chi nhánh Sở giao dịch nằm tại 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bộ máy tổ chức của chi nhánh Sở giao dịch gồm bốn phòng ban chính là phòng giao dịch, Phòng Ngân quỹ, phòng quản lý khách hàng cá nhân và phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp. Giám đốc Ngân hàng bán lẻ là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của đơn vị. Ngoài ra, mỗi phòng ban đều có các trưởng phòng quản lý và được chia thành nhiều team khác nhau đảm nhiệm các nhóm sản phẩm khác nhau và để nâng cao tính thi đua trong phòng ban nâng cao hiệu quả công việc.
Bức tranh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2018
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2018 có nhiều triển biến rõ rệt, nền kinh tế phát triển ổn định. Mặc dù môi trường toàn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Nhìn từ phía cầu, sức cầu trong nước vẫn đứng vững, nhờ tiêu dùng và đầu tư vẫn tăng trưởng tốt, theo thống kê của the world bank(2018) thì “tiêu dùng cuối cùng và đầu tư dự kiến đóng góp lần lượt 5,3 và 2,4 điểm phần trăm cho tổng tăng trưởng GDP năm 2018. Trong chín tháng đầu năm 2018, đầu tư tăng 10,9% (so cùng kỳ năm trước) theo giá hiện hành, nâng tổng chi đầu tư lên khoảng 34% GDP tính đến quý 3, so với 33,3% trong năm 2017.3 Đầu tư của khu vực đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 8,4% trong kỳ (so cùng kỳ năm trước), đóng góp gần một phần tư cho tổng chi đầu tư tại Việt Nam”.
Kết quả tăng trưởng tốt trong những năm qua đã hỗ trợ đẩy mạnh tạo việc làm và nâng cao thu nh ập người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Việt Nam r ất thấp, chỉ khoảng 2% tương tự, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tương đối cao, đạt 76,6% trong Quý 2, 2018 tính cho dân s ố độ tuổi từ 15 trở lên. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 10,5$ mỗi năm theo giá hiện hành suốt giai đoạn 2016 - 2018 (khoảng 4% theo giá so
sánh). Cụ thể, thu nhập của lao động trong khu vực nhà nước tăng 8,9% theo giá hiện hành trong cùng kỳ, thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng lần lượt 11,6% và 11,4% mỗi năm. Trong năm 2017, lao động của Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt 8,3 triệu VND, tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước (khoảng 6,6% theo giá so sánh), nh ờ cải thiện năng suất lao động (Theo số liệu thống kê của The world Bank 2018)
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập số liệu về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Sở giao dịch tác giả sử dụng những phương pháp sau:phương pháp quan sát thực tế; phương pháp nghiên từ tài liệu, hồ sơ; phương pháp phân tích, thống kê
Phương pháp quan sát :
Là một phương pháp theo đó dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng các quan sát thực tế của người nghiên cứu về đặc tính của đối tượng nghiên cứu
Ưu điểm:
- Loại bỏ các ý kiếm chủ quan
- Số liệu thu thập được là số liệu thực tế tại thời điểm hiện tại
Nhược điểm:
- Thông tin bị giới hạn - Tốn kém thời gian
- Các yếu tố không lường trước ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu
Đối tượng: Quan sát nghiệp vụ, công việc hằng ngày của các cán bộ tín dụng và quy trình của một khoản vay tiêu dùng tại VIB- chi nhánh Sở giao dịch.
Mục đích: Phương pháp pháp đem lại cho tác giả cá thông tin cần thiết cho bài viết một cách thực tế và sát với thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh Sở giao dịch
Phương pháp từ tài liệu và hồ sơ
Đây là phương pháp kiểm tra dữ liệu hiện có dưới dạng cơ sở dữ liệu, biên bản cuộc họp, báo cáo, nhật ký tham dự, hồ sơ tài chính, bản tin.
Ưu điểm:
-Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
Nhược điểm:
-Thông tin có thể không đầy đủ và sát với thực tế
Đối tượng: tác giả sử dụng nguồn số liệu trên hồ sơ tài chính của chi nhánh được cấp bởi trưởng phòng tín dụng và số liệu trên phần mềm hệ thống của ngân hàng.
Mục đích: Tìm hiểu thực tế và cung cấp số liệu cho bài viết. Dựa vào các số liệu thu được, phân tích số liệu từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá và đưa ra đề xuất kiến nghị để cải thiện.
Phương pháp phân tích, thống kê
Đây là phương pháp liên quan đến phân tích và giải thích các số liệu đã thu thập , từ đó tìm ra được đặc tính của số liệu đã phân tích
Ưu điểm:
- Không cần tính toán, nên không tốn nhiều thời gian và chi phí
- Giúp đánh giá một cách sâu sắc và đưa ra các giải pháp gần gũi với vấn đề
Nhược điểm:
- Yêu cầu kĩ năng lập luận tốt
Đối tượng: tác giả sử dụng phương pháp lên số liệu thu thập được phân thành các nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng
Mục đích: để hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tiêu dùng và thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh Sở giao dịch. Giải thích làm rõ lý luận và thực trạng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Sở giao dịch
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Các chỉ tiêu định tính a. Quy trình cho vay tiêu dùng
Bảng 2.1 Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch Quan hệ khách
hàng Quản lý rủi ro
Cấp phê duyệt Quản trị tín dụng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2018 của Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB)
Có thể thấy, Ngân hàng VIB- chi nhánh Sở giao dịch đã quy định thống nhất trình tự các bước cần thực hiện trong quá trình xét duyệt cho vay tiêu dùng, chi nhánh đang áp dụng quy trình cho vay khép kín với nhiều công đoạn để đảm bảo an toàn cho khoản vay.Tuy nhiên, quy trình cho vay có nhiều điểm hạn chế và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế:
- Quy trình cho vay tiêu dùng của chi nhánh khá phức tạp và nhiều công đoạn, thường khiến khách hàng lo lắng và có tâm lý e ngại khi giao dịch với ngân hàng. Việc vay vốn tiêu dùng của khách hàng thường là nhu cầu rất cấp bách về vốn để xử lý các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày vì vậy để đáp ứng được nhu cầu tiếp cận vốn nhanh và liên tục thì ngân hàng nên bãi bỏ nhiều thủ tục cho vay tiêu dùng tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch tín dụng với Ngân hàng.
- Quy trình cho vay c ủa chi nhánh chưa đề cập đến vấn đề marketing và tiếp thị đối với khách hàng. Điều này khiến cho ngân hàng chưa hoàn toản chủ động trong tiếp cận khách hàng mới khi họ có nhu cầu. Vì marketing và ti ếp thị đối với khách hàng có th ể lôi kéo khách hàng tìm đến mình, giúp họ hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và tạo dựng được niềm tin vào dịch vụ của ngân hàng.
b. Uy tín của chi nhánh trên thị trường và chất lượng dịch vụ với khách hàng :
Có thể nói, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nói chung và chi nhánh Sở giao dịch nói riêng luôn được đánh giá cao về tính minh bạch, lành mạnh và cấu trúc quản trị hiện đại, hiệu quả trên thị trường ngân hàng, những đánh giá và ghi nhận này đến từ Ngân hàng Nhà nước, các hãng kiểm toán độc lập KPMG và Ernst & Young, cổ đông - trong đó có CBA, Moody’s và các định chế tài chính quốc tế như World bank, IFC và ADB vào năm 2018 ( theo thống kê của báo cáo thường niên của VIB năm 2018)
Tất cả các dịch vụ tại ngân hàng dưới sự quản lý chặt chẽ về thủ tục, lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước và pháp luật nên khách hàng khi sử
dụng các gói sản phẩm vay vốn tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về mức lãi suất cũng như các chinh sách hỗ trợ.
Đặc biệt khách hàng sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm có thể hoàn toàn yên tâm ngân hàng có chính sách gói bảo hiểm tiền gửi sẽ không xảy ra bất kì rủi ro nào, đồng thời mức lãi theo kì hạn hợp lí, thu hút nhiều khách hàng tham gia các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại đây.
Tuy nhiên, chi nhánh vẫn còn hạn chế trong việc chăm sóc khách hàng. Các chương trình ưu đãi, tặng quà với khách hàng lâu năm còn chưa được tổ chức thường xuyên, việc liên lạc, thăm hỏi với khách hàng sau giải ngân là chưa có
c. Sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng
Năm 2018, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen, bám sát mục tiêu kế hoạch kinh doanh trung hạn và phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và phù hợp với chiến lược phát triển, chi nhánh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nắm bắt cơ hội thị trường, bước đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang dựa vào chất lượng sản phẩm cho vay. Tuy nhiên, đây là bước đầu trong quá trình chuyển đổi nên sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa đa dạng về đặc tính, đối tượng cho vay. Theo danh mục sản phẩm thì các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chỉ gồm cho vay ô tô, vay mua, sửa chữa nhà đất và vay tín chấp tiêu dùng.
Quy trình cho vay của chi nhánh chưa đề cập đến vấn đề marketing và tiếp thị đối với khách hàng. Điều này khiến cho ngân hàng chưa hoàn toản chủ động trong tiếp cận khách hàng mới khi họ có nhu cầu. Vì marketing và tiếp thị đối với khách hàng có th ể lôi kéo khách hàng tìm đến mình, giúp họ hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và tạo dựng được niềm tin vào dịch vụ của ngân hàng.
Sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng an toàn, phương thức giải ngân đa dạng như tiền mặt, chuyển khoản. Đây là ưu thế lớn của
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Ngân hàng VIB- chi nhánh sở giao dịch khi làm vừa lòng khách hàng, nên chi nhánh vừa giữ được những khách hàng cũ, thân thiết lại vừa có lợi thế khi có khách hàng mới đang tìm đến ngân hàng để vay vốn. Tuy nhiên, vẫn còn một số đặc tính của sản phẩm chưa được đánh giá cao như là lãi suất ưu đãi chưa cao trong những năm đầu, đối tượng vay còn hạn chế, khung thời hạn vay ngắn. Ngoài ra, với sản phẩm cho vay tín ch ấp tiêu dùng của chi nhánh rất hạn chế về đối tượng cho vay và giá trị cho vay cũng thấp nên dư nợ tăng không đáng kể, đặc biệt các khoản vay này được quản lý lỏng lẻo nên dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
d. Chất lượng nhân sự của ngân hàng
VIB- chi nhánh Sở giao dịch có đội ngũ nhân sự có chuyên môn khá tốt, từ ban lãnh đạo tới tất cả các chuyên viên tại các phòng ban trong ngân hàng. Ban lãnh đạo đã xây dựng cho tất cả đội ngũ nhân viên một tinh thần và thái độ làm việc tích cực, luôn luôn có thái độ niềm nở, tôn trọng với khách hàng. Về trình độ chuyên môn, số cán bộ nhân viên của chi nhánh có trình độ đại học, cao đẳng trở lên thuy thế ngoài ban lãnh đạo thì chưa có nhân viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên có độ tuổi trung bình thấp nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác, đặc biệt là một số nhân viên mới thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, thẩm định khách hàng. Việc sử dụng tin học văn phòng hay ngoại ngữ của nhân viên trong chi nhánh theo quan sát của tác giả là còn nhiều hạn chế.
Công tác tuyển dụng của chi nhánh được tổ thường xuyên đảm b ảo cho nguồn nhân lực trong chi nhánh luôn được đáp ứng đủ. Hội đồng phỏng vấn kinh nghiệm, chuyên môn tốt là trưởng phòng nhân s ự giám đốc của chi nhánh và một giám đốc vùng. Hoạt động tuyển dụng cũng được tổ chức ở ngay chi nhánh chứ không phải ở hội sở cũng là ưu thế trong công tác tuyển dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, vi ệc sàng lọc hồ sơ tuyển dụng chưa gắt gao, chặt chẽ.
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
24
a.Nhóm chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng
Theo số liệu bảng 2.2, tính đến cuối năm 2018 dư nợ tăng trưởng 20,63% so với cuối năm 2017. Chỉ số cho thấy chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- chi nhánh Sở giao dịch phát triển khá rõ rệt. Chính vì thế chi nhánh cần có chiến lược cụ thể cho hoạt động huy động tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong cho vay tiêu dùng để tránh hiện tượng thiếu hụt vốn khi vốn cho vay tăng nhanh.
Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng VIB chi nhánh sở giao dịch giai đoạn2016- 2018
Dư nợ cho vay tiêu dùng ( tỷ VNĐ) 397,92 511,281 616,760
Mức tăng trưởng cho vay tiêu dùng 18,63% 28,49% 20,63%
Mức tăng trưởng hoạt động huy động vốn 9,36% 15,24% 23,13%
(Nguồn báo cáo tài chính nội bộ chi nhánh Sở giao dịch 2016- 2018 và báo cáo vĩ mô 2018 của SBS)
Năm 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay tiêu dùng
397,92 511,281 616,760
Dư nợ cho vay
tiêu dùng ngắn hạn 72,980 67,578 82,320
Dư nợ cho vay tiêu dùng trung
hạn
215,264 297,670 327,908
Dư nợ cho vay
tiêu dùng dài hạn 109,676 148,033 206,532
Biểu đồ 2.1:Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùngcủa Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- chi nhánh sở giao dịch 2016- 2018
(Nguồn báo cáo tài chính nội bộ chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2016- 2018 và báo cáo vĩ mô 2018 của SBS)
Trong giai đoạn 2016- 2018, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao ( điển hình vào năm 2018 GDP đạt 7,09% cao nh ất trong 11 năm trở lại đây) điều này dẫn đến một lượng lớn vốn đổ vào trong nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mức tưng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng ở chi