mục tiêu
Có một thực trạng rằng khi làm việc với ngân hàng, KH luôn có tâm lý e sợ các thủ tục rắc rối khi vay vốn, ngoài ra nhiều khách hàng còn ngại tìm hiểu về các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng, lý do thường là bận rộn trong công việc không có thời gian. Đối với KH chưa tìm hiểu hay thiếu nguồn thông tín về ngân hàng, thường có xu hướng lựa chọn những ngân hàng có địa bàn gần nơi ở của khách hàng nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch. Chính vì những lý do trên bắt buộc ngân hàng cần phải có chiến lược cụ thể để vừa giữ chân những KH cũ vừa thu hút KH mới từ những phân khúc thị trường sẵn có và các phân khúc thị trường mới. Điều này vừa giúp ngân hàng mở rộng quy mô cho vay, vừa phân tán được rủi ro. Qua đó, ta thấy được một trong những nhân tố quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng cần phải tìm kiếm, thu hút khách hàng về ngân hàng. Sau đây là những giải pháp để tăng cường tìm kiếm khách hàng và mở rộng phân khúc khách hàng mục tiêu của ngân hàng:
- Dựa vào đặc tính kinh tế- xã hội của từng địa phận kinh doanh chi nhánh sẽ chuẩn bị các băng rôn quảng cáo, chương trình quảng cáo như các hội chợ để giới thiệu gói vay tiêu dùng tương ứng của ngân hàng
- Ngân hàng nên chạy thêm các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như sóng truyền hình, internet để có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả phương pháp này thì ngân hàng cần có chiến lược đầu tư mạnh mẽ, thường xuyên mới đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, trước khi chạy quảng cáo ngân hàng cần xác định phân khúc thị trường cần giới thiệu sản phẩm từ đó bắt đầu thu thập thông tin về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong phân khúc đó. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và đánh giá phân khúc thị trường nhắm tới, ngân hàng sẽ chuẩn bị nội dung quảng cáo với các tiêu chí sau: giới thiệu đầy đủ xúc tích về sản phẩm, nội dung quảng cáo nên có thêm tính giải trí nhằm tạo hiệu ứng tò mò của khách hàng.
- Ngoài ra, nên tận dụng tiềm lực sẵn có trong ngân hàng đó chính là các khách hàng cũ đã giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng nên chủ động liên lạc với lượng khách hàng nay qua điện thoại hoặc email đề mời họ giao dịch thêm với các sản phẩm của ngân hàng.
- Chi nhánh nên phối hợp với bộ phận phát triển sản phẩm để làm các khảo sát, về nhu cầu, tâm lý của khách hàng để hoàn thiện chính sách lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Ngoài ra,
- Luôn luôn tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng vừa giúp mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng tốt đẹp hơn vừa giúp ngân hàng cải thiện những mặt thiếu xót của mình. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần cho thấy được thiện chí của ngân hàng bằng việc thể hiện rằng ngân hàng luôn đem đến khách hàng những sản phẩm, chính sách tốt nhất để phục vụ khách hàng
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ tín dụng Tại Ngân hàng
Điều tất yếu hiện nay là đặt ra yêu cầu cho các cán bộ tín dụng phải quan tâm hơn nữa công tác thẩm định để nâng cao được chất lượng cho vay tiêu dùng. Chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng. Chất lượng thẩm định tốt, chặt chẽ sẽ lựa chọn được những khoản vay có hiệu quả, loại trừ được những rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Nhưng nếu chất lượng thẩm
định kém, lỏng lẻo sẽ dẫn đến sai lầm trong việc quyết định cho vay, ngân hàng sẽ khó có khả năng thu hồi vốn.
Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ pháp lý, hồ sơ chi tiết khoản vay, tài sản đảm bảo từng khách hàng nhằm thể hiện tính đầy đủ, hợp pháp và tính trong sạch của hồ sơ tín dụng. cán bộ tín dụng phải thường xuyên thu thập, cập nhật những thông tin về tình hình biến động của thị trường, các thông tin về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, thông tin về các ngành nghề, để phục vụ cho công tác thẩm định cho vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, khả năng gợi mở đối phương để thu thập đầy đủ thông tin từ đó dựa vào kiến thức thị trường của mình để phân tích, thẩm định thông tin, khoản vay, từ đó đưa ra quyết định cho vay. Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay phải thực tế, không mang tính hình thức, đối phó như hiện nay. Có như vậy, mới kịp thời ngăn chặn, phát hiện sai sót trong quá trình sử dụng vốn vay, giảm thiểu được khả năng mất vốn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.