7. Kết cấu của khóa luận
1.6.2. Phân tích Bảng cân đối kế toán
Để phân tích Bảng cân đối kế toán, phưong pháp chủ yếu thường được sử dụng
là phưong pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và dọc.
* Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Ngân hàng rất quan tâm tới tài sản vì nó tạo ra khả năng thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng sinh lời. Cán bộ thẩm định tín dụng cần xem xét sự biến động của
tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tưong đối. Trong đó một số loại tài sản cần chú trọng phân tích là: tiền và các khoản tưong đưong tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn. Qua việc phân tích sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản, cán bộ thẩm định tín dụng đánh giá được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, làm co sở dự toán tiềm năng tài chính tưong lai của doanh nghiệp.
của doanh nghiệp hợp lý hay không phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
* Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Xét về tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn vay, nguồn
vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi chiếm dụng. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn
nói trên, người ta có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Cán bộ thẩm định tín dụng cần so sánh từng loại nguồn vốn giữa số cuối kỳ với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trên tổng nguồn vốn để xác định khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn, cho thấy doanh nghiệp đang tài trợ cho các hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu hay vốn đi chiếm dụng. Cán bộ thẩm định tín dụng cần xác định nguyên nhân chính làm tăng giảm nguồn vốn và làm thay đổi cơ cấu vốn. Nếu nguồn
vốn của chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ phụ thuộc về tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.
* Phân tích vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng đo lường mức độ hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng dương cho thấy toàn bộ Tài sản dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Doanh nghiệp không chỉ đủ vốn dài hạn tài trợ cho Tài sản dài hạn mà còn thừa vốn dài hạn để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn. Vốn lưu động ròng
dương cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn.