Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương – thực trạng và giải pháp 039 (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu của khóa luận

1.6.4. Phân tích các chỉ số tài chính

* Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DTT/TTS bình quân

Hệ số này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông

qua hệ số này có thể biết được với mỗi 1 đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DTT/TSCĐ bình quân

Hệ số này đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng

TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số này thường được sử dụng như một thước đo trong các ngành sản xuất thực hiện

mua PP&E (property, plant & equipment) đáng kể để tăng sản lượng đầu ra.

Vòng quay vốn lưu động = DTT/Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động nhanh cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển, khả năng thu hồi vốn nhanh giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt

mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số càng cao càng cho thấy doanh

nghiệp bán hàng nhanh và HTK không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu

nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nghiên liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Số ngày tồn kho bình quân = 365/Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay các khoản phải thu = DTT/Các khoản phải thu bình quân

Hệ số giúp đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thu của một doanh nghiệp. Hệ số cao cho thấy khả năng thu hồi nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy doanh nghiệp có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, hệ số cao cũng có thể phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Hệ số thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng

không tốt, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của doanh nghiệp đang gặp khó

khăn về tài chính.

Thời gian thu tiền bình quân = 365/Vòng quay các khoản phải thu

Khi phân tích, cần tính toán và so sánh thời gian thu tiền bình quân với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian thu tiền lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm; ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian thu hồi tiền hàng bán ra phản ảnh việc thu hồi nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời gian.

Vòng quay các khoản phải trả = GVHB/Các khoản phải trả bình quân

Hệ số phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Hệ số năm nay thấp hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và

thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan

hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả = 365/Vòng quay các khoản phải trả * Nhóm chỉ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Tỷ số cho biết khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các

tài sản ngắn hạn như tiền mặt, HTK.... Tỷ số lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng hoàn trả hết được các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực. có khả năng không trả được các khoản nợ ngắn hạn khi đáo hạn.

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - HTK)/Nợ ngắn hạn

Tỷ số cho biết liệu doanh nghiệp có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán HTK hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một doanh nghiệp có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn

của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào HTK.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Tỷ số cho biết một doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh

đến đâu. vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán lãi vay = (LNTT + Chi phí trả lãi vay)/Chi phí trả lãi vay

Tỷ số cho biết khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của doanh nghiệp. Tỷ số càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình

* Nhóm chỉ số cân nợ

Hệ số tự tài trợ = VCSH/Tổng nguồn vốn

Hệ số này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và khả năng bù đắp tổn thất bằng VCSH. Hệ số này thấp: Neu doanh nghiệp đang trong môi trường

kinh doanh thuận lợi, cơ hội tăng trường cao, sản phẩm tiêu thụ tốt, ít cạnh tranh thì cơ cấu tài chính này sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ngược lại khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ thì cơ cấu tài chính

này sẽ đẩy doanh nghiệp đến chỗ thua lỗ nhanh hơn, mất khả năng thanh toán. Hệ số này cao: Không đem lại cho doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng cho thấy mức

độ an toàn cao.

Hệ số nợ = Nợ phải trả/TTS

Hệ số phản ảnh 1 đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn

đi vay. Hệ số cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính là kém và ngược lại. Hệ số nợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động,...

Hệ số đòn bẩy tài chính = TTS bình quân/VCSH bình quân

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Hệ sổ này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến khả năng sinh lời của VCSH.

Hệ số đòn bẩy tài chính thấp thể hiện năng lực tự chủ tài chính cao và ngược lại, do đó ngân hàng mong muốn hệ số này thấp.

* Nhóm chỉ số khả năng sinh lời Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/DTT

ROS = LNST/DTT

ROS cao thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu cao và khả năng quản lý chi phí kinh doanh tốt.

ROA = LNST/TTS bình quân

ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản

lý và sử dụng tài sản. Hệ số này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. Vì vậy hệ số càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sản càng hiệu quả.

ROE = LNST/VCSH bình quân

ROE càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng có hiệu quả VCSH và do vậy càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, hệ số này cao còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an toàn tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp trong quá trình huy động và sử dụng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.

Một phần của tài liệu Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương – thực trạng và giải pháp 039 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w