Khái quát môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.1. Khái quát môi trường kinh tế xã hội

Năm 2015 là năm cuối khép lại việc thực hiện Ke hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã đánh dấu một bước đột phá mạnh mẽ khi GDP tăng 6,68% so với năm trước. Tuy nhiên đến năm 2016, sau những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm rét hại, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân. Không chỉ như vậy, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta khiến GDP giảm còn 6,21% so với năm trước.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018

(Đơn vị: %)

7.5 7 6.5 6

Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018

5.5

2014 2015 2016 2017 2018

Tuy nhiên giai đoạn 2016-2018, GDP của Việt Nam đã quay trở lại đà tăng liên tục với đỉnh điểm là năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi nước ta chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số 7,08%, vượt qua cả các dự báo.

Biểu đồ 2.2. Lạm phát cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018

(Đơn vị: %) Lạm phát cơ bản 3 2.5 2.05 1 0.5 201 (Nguồn Tổng Cục thống kê)

Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2014-2018 vẫn được kiểm soát tốt. Trước những diễn biến bất lợi có thể tác động lên lạm phát như: Giá xăng dầu đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp; các yếu tố địa chính trị; tình hình thiên tai, bão lũ... thì chính phủ Việt Nam vẫn đang làm tốt trách nhiệm của mình, dự báo chính xác đà tăng trưởng của các chỉ số giá tiêu dùng, giữ ổn định chỉ số lạm phát, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, tác động tích cực đến đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt vào năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), chính thức tự do hóa thị trường tài chính và hơn nữa là việc kí hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng

02/2016 đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức khiến toàn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn.

Năm 2018, ngành ngân hàng cung cấp hơn 60% vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công chung của nền kinh tế cả nước, góp phần tích cực trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, duy trì sự tăng trưởng kinh tế và góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, tổng tài sản hệ thống tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2017. Trong đó, tổng tín dụng ước tăng khoảng 14-15% (năm 2017 tăng 17,6%). Đó là mức tăng trưởng thấp nhất trong ba năm gần đây, nhưng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w