Chất lượng tài sản Có (A Asset Quality)

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 44 - 52)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Chất lượng tài sản Có (A Asset Quality)

Tài sản “Có” của các ngân hàng thương mại chủ yếu nằm ở các khoản cho vay khách hàng (tín dụng) và các khoản đầu tư. Chất lượng tài sản có thể thể hiện qua chất lượng các khoản tín dụng khách hàng hay hiệu quả trong đầu tư. Ta sẽ đánh giá chất lượng tài sản có thông qua một số chỉ tiêu sau:

Kết cấu tài sản Có

Bảng 2.6. Tình hình tài sản Có của VIB giai đoạn 2015-2018

TS cố định 396 0,47 % 378 0,36 % 370 0,3% 351 0,25% TS có khác 1.706 2,01 % 2.101 2,01 % 2.295 1,87% 2.456 1,76% Tổng TS Có 84.309 100% 104.517 100% 123.159 100% 139.166 100%

_______2015_______ __________47.777__________ _______2016_______ __________60.179__________ ________25,95%________ _______2017_______ __________79.864__________ ________32,4%________ _______2018_______ __________96.138__________ ________20,4%________ 2015 2016 2017 2018 Giá trị Tỷ

trọng Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ

Nhóm 1 46.271 97,93% 54.855 97,21% 72.835 97,1% 88.854 97,39%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Từ năm 2015 đến 2018, tổng tài sản của VIB có xu hướng tăng và nhìn chung không có nhiều sự biến động. Có thể thấy, khoản mục Cho vay khách hàng vẫn đóng vai trò là hoạt động chủ chốt khi trung bình chiếm đến hơn 60% tổng tài sản của VIB (tăng 12,67% từ năm 2015 đến 2018). Khoản mục Chứng khoán đầu tư và Cho vay trên thị trường 2 (Tiền gửi và cho vay các TCTD khác) cũng chiếm khoảng 30% tổng tài sản bởi đây là các khoản mục có khả năng sinh lời cao, tuy nhiên hai khoản mục này có xu hướng giảm qua các năm do VIB chủ trương đẩy mạnh danh mục cho vay khách hàng.

Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của VIB như:

- Tiền và tương đương tiền: Từ năm 2015 đến 2018, khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng nhiều nhất là 1% so với tổng tài sản và không có sự thay đổi đáng kể. Bởi Tiền và các khoản tương đương tiền là các khoản mục không sinh lời hoặc sinh lời không cao, do đó ngân hàng thường có xu hướng hạn chế lượng tiền mặt nắm giữ mà thay vào

đó là đầu tư vào các tài sản có mức sinh lời cao hơn để tăng hiệu quả sử dụng tài sản của mình.

- Tiền gửi tại NHNN: Năm 2015 khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất lên đến 8% rồi giảm dần qua các năm và chỉ còn 1,77% vào năm 2018. Có thể thấy khoản mục nào đã có một lượng giảm đáng kể và chỉ còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản bởi VIB đã quyết định duy trì một mức tiền gửi tại NHNN hợp lý để đảm bảo dự trữ bắt buộc và tham gia các hoạt động thanh toán với NHNN và các NHTM khác.

- Chứng khoán kinh doanh: VIB không mua bán và nắm giữ các loại chứng khoán kinh doanh trong ngắn hạn do khả năng sinh lời không cao. Tuy nhiên đây có thể là một quyết định khá mạo hiểm, bởi chứng khoán kinh doanh thường có tính thanh khoản cao và là nguồn cung ứng thanh khoản bổ sung cho ngân hàng. Việc không duy trì khoản mục này sẽ khiến ngân hàng mất đi một nguồn thanh khoản và có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong các trường hợp cần thanh toán tức thời.

Chất lượng, cơ cấu danh mục cho vay khách hàng

a. Tăng trưởng cho vay khách hàng

Bảng 2.7. Tăng trưởng cho vay khách hàng tại VIB giai đoạn 2015 - 2018

___________________________________________________Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Trong giai đoạn 2015 - 2018, dư nợ cho vay khách hàng của VIB tăng mạnh (tăng 48.361 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2015). Tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng đạt ở mức cao, đặc biệt lên đến 32,4% vào giai đoạn 2016-2017. Có thể thấy, VIB đã đẩy mạnh khoản mục cho vay khách hàng để tối đa hóa khả năng sinh lời.

b. Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng

- Theo nhóm nợ:

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay khách hàng theo nhóm nợ

Nhóm 3 135 2,07% 71 2,79% 97 2,9% 231 2,61% Nhóm 4 98 97 92 248 Nhóm 5 756 1.438 2.034 1.934 Tỷ lệ nợ xấu (%) ---2.55 2.79 -* - 2.9 T 2.61 2.07 ---2.46 1.99 1.89 2015 2016 2017 2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Trong giai đoạn này, tỷ trọng các nhóm nợ không có nhiều sự thay đổi đáng kể, có thể thấy rõ nhất là khoản mục nợ nhóm 1 của VIB luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. về nợ xấu, nợ xấu của VIB tập trung chủ yếu ở nợ nhóm 5, nợ nhóm 3 và 4 thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm vào các năm 2016, 2017. Nợ nhóm 5 tăng đột biến trong giai đoạn 2015 - 2017 (tăng 1278 tỷ đồng, tức 169%). Việc tăng trưởng cho vay khách hàng tức tăng lợi nhuận cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi các khoản nợ xấu cũng từ đó tăng theo.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ xấu tại VIB giai đoạn 2015 - 2018

(Đơn vị: %) 4 3 2 1 0

Giá

trị trọngTỷ trịGiá trọngTỷ trịGiá trọngTỷ trịGiá trọngTỷ

Nợ ngắn hạn 17.05 4 35,7% 619.94 33,14% 918.34 22,97% 614.51 %15,1 Nợ trung hạn 515.09 31,59% 218.77 31,19% 921.88 22,47% 624.22 %25,2 Nợ dài hạn 815.62 32,71% 121.46 35,67% 639.62 54,56% 657.39 %59,7 Tổng dư nợ CVKH 47.77 7 100% 60.17 9 100% 79.86 4 100% 96.13 8 100 % ⅜ VIB > Trung bình ngành

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

Kể từ năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đã dần được bình ổn và giảm đáng kể nhờ các quy định của NHNN, giải pháp thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VAMC,... Do đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành chỉ còn 2,55% vào năm 2015 và giảm còn 1,89% vào năm 2018.

Tuy nhiên, khi so sánh với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành thì tỷ lệ này của VIB vẫn còn quá cao. Đặc biệt là khi VIB tăng dư nợ cho vay khách hàng thì tỷ lệ này cũng vượt cao so với trung bình ngành vào các năm 2016-2018. Tỷ lệ này của VIB cũng là cao so với các ngân hàng cùng quy mô trong khi trong giai đoạn năm 2015-2018 đa số các ngân hàng đều đặt mục tiêu giảm nợ xấu trong tổng tài sản. Bên cạnh việc nỗ lực cân bằng giữa khả năng sinh lời và quản trị rủi ro để duy trì nợ xấu vẫn ở mức cho phép của NHNN (dưới 3%), với tốc độ tăng trưởng cho vay lớn như hiện tại thì VIB cần phải kiện toàn bộ máy quản trị rủi ro hơn nữa mới có thể đảm bảo duy trì sự ổn định.

- Theo kì hạn khoản vay:

Bảng 2.9. Dư nợ cho vay khách hàng theo kì hạn

Dự phòng chung 342 421 555 680

Dự phòng cụ thể 410 594 390 198

Tổng 752 1.015 945 878

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể dư nợ cho vay trung hạn tăng 9131 tỷ đồng và dư nợ cho vay dài hạn tăng 41768 tỷ đồng - một con số rất lớn. Đi theo chiều hướng ngược lại, dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm kể từ năm 2016 trở đi và chỉ còn hơn 14000 tỷ đồng tính đến năm 2018.

Kể từ năm 2016, cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung, dài hạn (chủ yếu là sang dài hạn). Trong nền kinh tế đang phát triển ổn định, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu

tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao công nghệ và đổi mới cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn nên nhu cầu vay vốn dài hạn ngày một nhiều. Ngoài ra, thị trường bất động sản phục hồi và có xu hướng tăng trưởng tốt hơn, giao dịch mua bán nhà ở, căn hộ chung cư, nhất là phân khúc thị trường đối với những người có thu nhập trung bình và thấp sôi động hơn, bên cạnh đó là việc VIB triển khai nhiều chương trình cho vay hỗ trợ mua nhà ở, do vậy nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cũng tăng theo. Tuy nhiên, VIB cần có các chiến lược lựa chọn kỳ hạn cho vay phù hợp để cân bằng giữa thanh khoản và lợi nhuận, phải có sự cân đối trong việc nắm giữ các khoản vay có kì hạn ngắn và kì hạn dài, điều này sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong thanh khoản và dễ dàng hơn trong quản lý rủi ro lãi suất.

c. Mức trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.10. Mức trích lập dự phòng rủi ro VIB giai đoạn 2015 - 2018

Đầu tư vào GTCG 26.452 28.698 25.609 28.578

Góp vốn, đầu tư dài hạn 135 125 114 115

Bất động sản đầu tư 16 16 16 -

2015 2016 2017 2018

Dự phòng giảm giá CK 695 883 853 141

Dư nợ CKĐT + CKKD 26.452 28.698 25.609 28.578

Tỷ lệ dự phòng giảm giá CK 2,63% 3,1% 3,33% 0,5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Nhìn chung, VIB đã có kế hoạch duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro để phù hợp

với tổng dư nợ tín dụng. Đây là xu hướng của các ngân hàng hiện và đặc biệt là VIB, bởi VIB là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn làm ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II, do đó VIB càng phải gương mẫu và nghiêm túc trong việc trích lập dự phòng. Vào cuối tháng 7/2018, VIB cho viết đã xóa sạch nợ trước hạn tại VAMC, do đó VIB sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro quá nhiều, từ đó sẽ bớt đi yếu tố kìm hãm đà tăng trưởng của lợi nhuận.

Chất lượng các khoản đầu tư

a. Tốc độ tăng trưởng các khoản đầu tư

Bảng 2.11. Các khoản mục đầu tư của VIB giai đoạn 2015-2018

______________________________________________________Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Nhìn chung, các khoản mục đầu tư của VIB không có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2015-2018, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là đầu tư vào giấy tờ có giá (chứng khoán đầu tư), bên cạnh đó là góp vốn, đầu tư dài hạn và bất động sản đầu tư chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Tăng trưởng đầu tư vào giấy tờ có giá thể hiện năng lực mở rộng hoạt động đầu tư, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tăng khả năng tham gia trên thị trường mở nhằm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy giá trị khoản mục chứng khoán đầu tư có sự thay đổi tăng giảm qua các năm nhưng sự chênh lệch không đáng kể, đây sẽ là dấu hiệu tốt thể hiện VIB đã đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro và tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

b. Tỷ lệ dự phòng giảm giá chứng khoán

Bảng 2.12. Tỷ lệ dự phòng giảm giá chứng khoán của VIB giai đoạn 2015 - 2018

Tỷ lệ dự phòng giảm giá chứng khoán của VIB tăng liên tục trong giai đoạn 2015-2017. Đây là một tín hiệu không tốt thể hiện giá trị thị trường của những chứng

Thành viên Chức vụ

Ông Đặng Khắc Vỹ Chủ tịch HĐQT

Ông Đặng Văn Sơn Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Đỗ Xuân Hoàng Thành viên HĐQT

khoán mà ngân hàng đang nắm giữ nhỏ hơn giá trị đang phản ánh trên sổ sách kế toán, cho thấy khoản lỗ mà ngân hàng có thể sẽ phải gánh chịu khi thực sự bán các loại chứng khoán này ra thị trường. Đến năm 2018, tỷ lệ này giảm một cách đáng kể (chỉ còn 0,5%) do phần lớn danh mục chứng khoán đầu tư của VIB là chứng khoán sẵn sàng để bản, điều này làm tăng khả năng thanh khoản và giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.

c. Cơ cấu danh mục chứng khoán đầu tư

Phần lớn các khoản đầu tư là chứng khoán sẵn sàng để bán hoặc giữ đến ngày đáo hạn, trong đó đầu tư vào trái phiếu Chính phú và tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu này tuy có khả năng sinh lời thấp nhưng tính thanh khoản lại rất cao. Hơn 50% tổng giá trị trái phiếu là do các cơ quan chính phủ phát hành, và các loại chứng khoán này có thể được dùng làm tài sản đảm bảo để vay chiết khấu và cầm cố từ NHNN. Điều này giúp VIB có thể dễ dàng tiếp cận với các khoản vay của NHNN để cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w