Tính thanh khoản (L Liquidity)

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 64)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.5. Tính thanh khoản (L Liquidity)

Thanh khoản ngân hàng là khả năng mà ngân hàng có thể tức thời đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng theo cam kết với chi phí và thời gian tối thiểu. Vì vậy, việc vừa đảm bảo cân bằng giữa khả năng sinh lời và tính thanh khoản là một điều khó khăn đối với ngân hàng vì những tài sản dùng cho thanh khoản thường không hoặc ít có tính sinh lời. Để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng, ta có thể xét một số chỉ tiêu như:

Tỷ lệ dư nợ dư nợ tín dụng/ tổng vốn huy động (LDR)

Bảng 2.15. Tỷ lệ LDR của VIB giai đoạn 2015-2018

Tiền và tương đương tiền 8.328 13.356 13.994 11.296 Tổng tài sản 84.309 104.517 123.159 139.166 -H1 9,88% 12,7% 11,4% 8,12% 2015 2016 2017 2018 CKKD + CK đầu tư sẵn sàng để bán 23.389 26.917 24.893 28.676 Tổng tài sản 84.309 104.517 123.159 139.166 -H1 27,74% 25,75% 20,21% 20,6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Tỷ lệ LDR của VIB giảm dần trong giai đoạn 2016 - 2018. Mặc dù tỷ lệ LDR của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 80% theo quy định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN, nhưng tỷ lệ LDR của VIB vẫn lớn hơn 100%, cao hơn rất nhiều so với mức quy định. Điều này cho thấy lượng vốn cho vay ra ở VIB là cao hơn nhiều so với lượng vốn mà ngân hàng huy động vào. Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi lại rủi ro thanh khoản cũng cao hơn, ngân hàng sẽ có ít “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền đột ngột từ khách hàng. Vì thế, khi tỷ lệ LDR của VIB quá cao như vậy khiến cho tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi đáng kể.

GVHD: Ths. Đinh Đức Thịnh

Chỉ số trạng thái tiền mặt H1

Bảng 2.16. Chỉ số H1 của VIB giai đoạn 2015-2018

____________________________________________________Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Có thể thấy, xu hướng nắm giữ tiền mặt của VIB không thay đổi quá nhiều qua các năm, tuy nhiên chỉ số H1 vẫn giảm vì xu hướng nắm giữ tiền mặt nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, đặc biệt chỉ còn 8,12% vào năm 2018. Theo xu hướng này, ngân hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền cao, và trong trường hợp đột xuất, VIB sẽ phải vay trên thị trường với lãi suất cao. Tuy nhiên, nếu không có biến động gì xảy ra ảnh hưởng đến uy tín và kinh doanh của ngân hàng thì xác suất khách hàng đi rút tiền ồ ạt là rất nhỏ, hơn nữa việc nắm giữ nhiều tiền mặt trong quỹ sẽ làm mất đi nhiều cơ hội đầu tư sinh lời của ngân hàng. Vì vậy thay vì việc nắm giữ tiền mặt thì VIB có thể chuyển dịch sang các cơ hội khác tốt hơn, như nắm giữ và đầu tư các loại chứng khoán.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản H2

Bảng 2.17. Chỉ số H2 của VIB giai đoạn 2015-2018

TS có tính thanh khoản cao 26.468 30.778 25.101 25.325

Tổng nợ phải trả 75.698 95.774 114.371 128.499

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 34,9% 32% 21,9% 19%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

So với lượng tiền mặt nắm giữ tại quỹ thì VIB đã đầu tư vào các loại chứng khoán để đảm bảo tính thanh khoản của mình. Qua phân tích số liệu, chỉ số H2 của VIB có xu hướng giảm qua các năm (giảm 7,14% từ 2015 đến 2018) do tăng trưởng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của các khoản chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, tuy nhiên có thể thấy rằng lượng giá trị chứng khoán đầu tư lớn hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt. Việc nắm giữ nhiều hơn các loại chứng khoán giúp VIB cân đối hài hòa hơn giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời bởi đây là khoản mục vừa có thể giải quyết nhu cầu thanh khoản mà lại vừa mang về lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Bảng 2.18. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản VIB giai đoạn 2015-2018

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VIB giảm mạnh, từ 34,9% vào năm 2015 xuống còn

19% vào năm 2018. Điều này một phần là do tổng nợ phải trả đều tăng qua các năm, nhưng VIB lại có xu hướng nắm giữ ít đi tài sản có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên dựa vào đây không thể đánh giá rằng VIB có chỉ số thanh khoản thấp. Bởi theo quy định của NHNN, các NHTM phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 10%, và nhìn chung VIB vẫn tuân thủ theo đúng quy định khi có tỷ lệ này cao hơn nhiều so với yêu cầu của NHNN.

Tổng nợ phải trả gần như tăng đều qua các năm (chủ yếu là tăng vốn huy động từ khách hàng (tăng 31.560 tỷ đồng), còn khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao lại giảm hoặc thay đổi không đáng kể. Mặc dù tỷ lệ dự trữ thanh khoản này tại VIB vẫn cao hơn mức yêu cầu của NHNN, đây cũng được coi như một nỗ lực của ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản giữa mục tiêu thu lời. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này trong các năm tới cũng theo đà giảm như trên thì khi các khoản nợ tại VIB đến hạn54

2015 2016 2017 2018

Tài sản Nợ sảnTài Nợ sảnTài Nợ sảnTài Nợ

USD 11.447 11.483 15.61

4 15.778 419.01 18.325 417.70 19.227

EUR 455 561 428 528 460 452 508 526

cùng một lúc, VIB sẽ phải đối mặt với việc không đủ tài sản có tính thanh khoản cao để chi trả kịp thời dẫn đến nguy cơ về khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.2.6. Mức độ nhạy cảm vói rủi ro thị trường (S - Sensitivity with Market risk)

Rủi ro thị trường là rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của Ngân hàng do những biến động bất lợi của các mức giá, giá trị có liên quan trên thị trường. Rủi ro thị trường chủ yếu bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Mục tiêu của quản trị rủi ro thị trường là quản lý và kiểm soát nguy cơ về rủi ro thị trường trong giới hạn có thể chấp nhận được đồng thời tối đa hóa lợi ích thu được trên rủi ro.

Mức độ nhạy cảm với rủi ro tỷ giá

Kinh doanh ngoại hối bao gồm việc mua bán ngoại hối, đảm bảo sự ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối tại ngước ngoài và tìm cách thu lời thông qua kinh doanh chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng những rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường hay phải gánh chịu như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý,... thì ngân hàng còn phải chịu thêm một loại rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Do tỷ giá ngoại tệ thường xuyên biến động và biến động một cách bất thường, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM.

Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà sự thay đổi về tỷ giá có thể gây ra những tác động bất lợi đến giá trị các tài sản và nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng hoặc gây nên sự tổn thất về lợi nhuận. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn so với tỷ giá mua vào thì ngân hàng có lãi, trường hợp ngược lại thì ngân hàng chịu lỗ. VIB đã đưa ra một hệ thống hạn mức để quản lý trạng thái của các đồng tiền. Trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

55

Bảng 2.19. Trạng thái tiền tệ theo từng loại ngoại tệ của VIB giai đoạn 2015-2018

Tổng 11.942 12.075 716.13 16.337 19.950 19.221 818.57 20.161 2015 2016 2017 2018 TS có 11.942 16.137 19.950 18.578 TS nợ 12.075 16.337 19.221 20.161 TT nội bảng (134) (201) 727 (1.852) TT ngoại bảng 969 745 210 2.349 TT nội, ngoại bảng 834 544 938 767

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Bảng 2.20. Tổng kết trạng thái ngoại tệ nội, ngoại bảng của VIB giai đoạn 2015-2018

Tài sản 85.831 106.476 125.030 140.255

Nợ phải trả 75.698 95.774 114.372 128.498

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Ta thấy trong cả 4 năm, VIB đều duy trì trạng thái ngoại tệ mở ( Tài sản # Nợ ) nên khi tỷ giá biến động ngân hàng sẽ phải gặp phải rủi ro. Ta cũng có USD là ngoại tệ chiếm tỷ trọng chính trong giỏ ngoại tệ của ngân hàng. Do vậy, sau đây ta sẽ cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của sự biến động giá USD tới ngân hàng.

Trong cả 4 năm, VIB đều duy trì trạng thái ngoại tệ trường (mua nhiều hơn bán) và năm 2015,2016 có trạng thái trường là do ngoại bảng được duy trì ở mức trường rất lớn: 969 tỷ và 745 tỷ, trong khi nội bảng ở mức đoản là: 134 tỷ và 201 tỷ. Năm 2015 và 2016 là hai năm giá USD có xu hướng tăng so với các năm trước đó nên với trạng thái ngoại tệ trường, ngân hàng sẽ phát sinh một khoản lãi ngoại hối.

GVHD: Ths. Đinh Đức Thịnh

Sang đến năm 2017, tưởng chừng lãi suất sẽ theo đà bình ổn và tiếp tục tăng nhưng ngược lại nó lại quay đầu giảm mạnh. VIB đã duy trì trạng thái ngoại tệ trường khi cả trạng thái nội bảng và ngoại bảng đều ở mức trường. Với chiến lược đầu tư không chính xác, năm 2017 tỷ giá USD giảm, với trạng thái ngoại tệ trường, VIB đã phải chịu một khoản lỗ ngoại hối lên đến 62,8 tỷ đồng.

Năm 2018 VIB tiếp tục duy trì trạng thái ngoại tệ trường, ngoại bảng được duy trì ở mức trường lớn là 2.349 tỷ và nội bảng ở mức đoản là: 1.852 tỷ. Nhưng với mức tăng nhẹ của tỷ giá USD trong năm này, VIB vẫn phải chịu một khoản lỗ ngoại hối nhưng khoản lỗ này chỉ bằng 1/3 so với năm 2017.

Như vậy, chiến lược duy trì trạng thái ngoại tệ của ngân hàng qua 4 năm tuy đã được điều chỉnh để giảm rủi ro khi thị trường bất ổn nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý nên phải chịu lỗ ngoại hối làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới, VIB cần có các biện pháp dự báo sự biến động của tỷ giá chính xác hơn, bám sát thị trường để tránh rủi ro và hơn nữa tận dụng sự biến động đó để tạo một khoản lợi nhuận cho mình.

Mức độ nhạy cảm với rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. Lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế, hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Bảng 2.21. Giá trị tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất của VIB giai đoạn 2015-2018

cảm với lãi suất

nội, ngoại bảng 10.203 10.718 10.573

Thống kê từ BCTC cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2015 và 2016, VIB duy trì một sự chênh lệch tương đối lớn trong kỳ hạn trung bình giữa tài sản Nợ và Có, cụ thể kỳ hạn trung bình của Nợ thấp hơn khá nhiều so với tài sản Có do có sự tập trung lớn vào các khoản huy động kỳ hạn ngắn loại 1 tháng (~50.000 tỷ đồng) trong khi đó ở mức kỳ hạn trung là 1 đến 5 năm thì giá trị rất nhỏ (~4000 tỷ đồng). Như vậy, trong điều kiện diễn biến lãi suất 2015 và 2016 có xu hướng giảm, VIB không bị gặp rủi ro về giảm giá trị do khi lãi suất giảm làm giá trị tài sản của VIB có xu hướng tăng lên, và do kỳ hạn trung bình tài sản Có dài hơn nên mức tăng của các khoản mục này cao hơn bên Nợ.

Tuy nhiên, mặc dù có được lợi thế trong tăng giá trị tài sản nhưng do sự chênh lệch tương đối lớn về mặt kỳ hạn nên VIB luôn phải đối mặt với rủi ro về khả năng tái tài trợ khi các khách hàng gửi tiền có xu hướng rút tiền hoặc các khoản mục đó đến hạn thanh toán, khách hàng không gia hạn thêm làm VIB gặp khó khăn cho việc tài trợ cho các khoản tín dụng trung và dài hạn của mình.

Vào thời điểm cuối năm 2017 và 2018, đã có sự cân bằng trong cơ cấu kỳ hạn tài sản và nợ. Điều này có được là do VIB đã đi theo hướng bền vững hơn trong đó bình ổn tỷ trọng huy động ngắn hạn trong khoảng 50.000 tỷ đồng (1 tháng), 20.000 tỷ đồng (1 đến 3 tháng) và tăng mạnh huy động trung hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm (từ khoảng 4.000 tỷ đồng lên gần 17.000 tỷ đồng), qua đó VIB không còn đối diện với rủi ro tái tài trợ nữa và hầu như cũng không phải quá lo lắng về rủi ro tái đầu tư do mức chênh lệch ở đây là không nhiều. Như vậy, có thể nhận định rằng VIB đã có những bước đi điều chỉnh hợp lý trong công tác quản trị tài sản Có và Nợ, đưa về trạng thái ở mức an toàn hơn, rủi ro từ biến động lãi suất nhờ đó cũng được giảm đi.

Do diễn biến lãi suất 2017-2018 đi ngang và chỉ có xu hướng giảm nhẹ nên giá trị các loại tài sản Có và Nợ của Ngân hàng đều tăng nhẹ và mức tăng của Nợ cao hơn tài

sản Có do kỳ hạn trung bình của Nợ dài hơn, điều này làm ảnh hưởng đến giá trị ròng của Ngân hàng làm chỉ tiêu này giảm xuống, tuy nhiên mức giảm còn ở mức vừa phải, chưa đáng báo động song cũng là một điểm lưu ý cho các nhà quản trị.

2.3. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân

2.3.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động đánh giá

Có được cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của VIB, nhìn nhận được những mặt tích cực và những hạn chế còn tồn tại:

Thành tựu:

- Độ an toàn vốn:

Với giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ quy mô tài sản Có, Ngân hàng luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo mức quy định (>9%). Tỷ lệ này luôn ở mức khá cao so với trung bình ngành, đồng thời toàn ngân hàng không ngừng nỗ lực để đạt tiêu chuẩn theo Basel II.

Hệ số đòn bẩy tài chính hợp lý và các tỷ lệ này khá cao so với các ngân hàng có cùng quy mô.

Hệ số tăng trưởng bền vững (SCR) tăng mạnh trong giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận ngày một cải thiện.

- Kết cấu tài sản có:

Tăng trưởng tín dụng có những bước tiến đột phá. Tổng dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản và ngân hàng có xu hướng chuyển sang cho vay nhiều hơn trên thị trường 2 là dấu hiệu tốt để phòng tránh rủi ro khi các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Cơ cấu danh mục đầu tư được đa dang hóa và phân tán rủi ro hợp lý khi đa phần là đầu tư vào các loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao.

- Năng lực quản lý:

Bộ máy lãnh đạo của VIB đều là những người có chuyên môn, trình độ cao, có những chiến lược kinh doanh đúng đắn để tạo nên những thành tựu đáng kể. Ngoài ra, VIB còn có chính sách lương, thưởng, đãi ngộ hợp lý, các chương trình làm tăng độ kết nối của cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro cũng luôn được đề cao và ưu tiên để tăng sức “đề kháng” cho ngân hàng trong trường hợp thị trường bất lợi.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 64)