Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả đánh giá kết

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 81 - 86)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả đánh giá kết

hoạt động kinh doanh tại VIB

3.2.1. Giáipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VIB

Gia tăng quy mô vốn tự có

Vốn chủ sỡ hữu thể hiện tầm quy mô, là yếu tố cần để đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng. Quy mô vốn vững mạnh thể hiện ngân hàng có một “tấm đệm”

chống rủi ro vững chắc, nâng cao sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, việc đảm bảo tăng quy mô vốn của ngân hàng là vô cùng quan trọng.

Tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại: đây là nguồn bổ sung có ý nghĩa quan trọng, dài hạn đối với ngân hàng vì nó phát sinh từ chính khả năng kinh doanh hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại liên quan đến khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông, vì vậy duy trì một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tăng vốn hợp lý là điều VIB cần xem xét và tính toán kĩ lưỡng.

Tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu: biện pháp này giúp ngân hàng tự chủ hơn về mặt tài chính. VIB cần cân nhắc kỹ về thời điểm thích hợp để gia nhập thị trường để tránh khỏi những rủi ro và số lượng cổ phiếu phát hành ra để tránh làm pha loãng quyền sở hữu của mỗi cổ đông. Bên cạnh đó, VIB cũng có thể cân nhắc về việc đa dạng hóa danh mục các đối tác chiến lược của mình.

Tăng hiệu quả huy động vốn

Đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm huy động vốn. Điều này giúp ngân hàng có thể khai thác thêm thị phần mới, các nhóm khách hàng mới, nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình. Với thời đại ngân hàng số như hiện nay, VIB có thể nâng cấp và phát triển thêm các dịch vụ điện tử đi kèm với sản phẩm huy động để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.

Xây dựng chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Điều này sẽ nhằm thu hút thêm nguồn tiền gửi của khách hàng, gia tăng nguồn vốn huy động và có thể triển khai nhiều mảng sản phẩm bán chéo.

Đẩy mạnh các hoạt động marketing về các loại sản phẩm của ngân hàng, đánh vào các kênh truyền thông mà khách hàng hay tiếp cận (từ tờ rơi, báo chí, internet), xây dựng hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền.

Tích cực khảo sát ý kiến của khách hàng để biết được nhu cầu của họ là gì, những điểm hài lòng và không hài lòng của khách hàng để xây dựng giỏ sản phẩm tốt hơn. Và

quá trình chăm sóc sau bán hàng cũng rất quan trọng để tạo nên uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

VIB nên giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động cho phù hợp với quy định của NHNN là 80%. Điều này không chỉ giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng mà còn giúp bình ổn và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô khách hàng cũng cần phải có chọn lọc, chất lượng và hiệu quả.

VIB cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng với các hình thức, kì hạn, lãi suất cho phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, tạo ra những chương trình ưu đãi đối với khách hàng thân thiết để duy trì mối quan hệ và mở rộng mối quan hệ ra những khách hàng liên quan. Bên cạnh đó, quá trình, tiến độ giải ngân cũng phải được đảm bảo diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng. Từ các quá trình trước khi cho vay (tìm hiểu, tiếp cận, thẩm định khách hàng), đến trong và sau khi cho vay (kiểm tra mục đích sử dụng vốn, thời gian trả nợ của khách hàng,..) cũng cần phải được giám sát một cách chặt chẽ. Bởi rủi ro nguy hiểm và cũng dễ phát sinh nhất là từ hoạt động tín dụng.

Chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy ngân hàng luôn phải chủ động phân tán rủi ro thông qua các hình thức như phân tán dư nợ hoặc đồng tài trợ.

Đội ngũ cán bộ tín dụng phải là những người có năng lực và trung thực trong quá trình làm việc. Điều này được thể hiện từ giai đoạn tạo lập mối quan hệ và bán sản phẩm cho khách hàng, thẩm định khách hàng, xử lý hồ sơ giải ngân và kiểm soát tình trạng sau vay của khách hàng.

Nâng cao khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư, góp vốn

Có thể thấy chứng khoán đầu tư là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng tài sản của VIB, nhưng khả năng sinh lời từ hoạt động này lại chưa cao. VIB cần có chiến lược phân tích, đo lường lợi nhuận và rủi ro của từng loại chứng khoán

đầu tư cũng như của toàn bộ danh mục đầu tư, và tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mình để quyết định lựa chọn danh mục đầu tư cho phù hợp.

VIB có thể nâng cao tỷ trọng khoản mục góp vốn, mua cổ phần bằng cách đầu tư vào các ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định và công ty hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó là tiến hành rút vốn ra khỏi những lĩnh vực có tỷ suất sinh lời thấp và công ty hoạt động kém hiệu quả.

Phát triển dịch vụ ngân hàng, tăng khả năng tạo lợi nhuận

Phát triển dịch vụ thẻ: VIB nên mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ (kể cả thẻ thanh toán và thẻ tín dụng) để chủ thể có thể dễ dàng thanh toán tại các địa điểm rộng khắp trên cả nước. Đặc biệt, dịch vụ thẻ tín dụng VIB hiện nay được đánh giá là đang dẫn đầu thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam. VIB nên biết tận dụng đó làm bàn đạp cho những cơ hội phát triển sản phẩm thẻ sau này.

Phát triển dịch vụ thanh toán: Trước hết, VIB có thể đẩy mạnh dịch vụ tài khoản với thủ tục tiện lợi, an toàn, bảo mật và nhiều tiện ích để huy động nguồn vốn giá rẻ và nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt. Sau đó, cùng với sự phát triển của công nghệ như ngày nay, VIB nên đa dạng hóa và phát triển mạnh hơn các kênh thanh toán trực tuyến như ví điện từ, ứng dụng MyVIB, e-banking,...

Phát triển các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng hơn như thông qua e-banking, ứng dụng MyVIB,.. xuất phát từ sự phổ biến của máy tính, điện thoại thông minh cũng như mạng lưới internet dày đặc, các kênh phân phối này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng.

Hoàn thiện các công tác quản trị rủi ro, dự báo diễn biến thị trường

Quản trị rủi ro tín dụng: đây là nhiệm vụ quản trị rủi ro quan trọng nhất gắn liền với hoạt động kinh doanh của VIB, đặc biệt là trong giai đoạn nợ xấu của VIB có xu hướng tăng lên như những năm gần đây. Nhằm hạn chế rủi ro, ngân hàng nên đảm bảo tính trung thực, chính xác ngay từ bước tiếp nhận hồ sơ vay đến khâu thẩm định, xét duyệt, ra quyết định. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tiến hành phân cấp, quy định rõ

phạm vi trách nhiệm cho từng cấp bậc trong quy trình cấp tín dụng để nâng cao hơn nữa tính trách nhiệm trong công việc của cán bộ nhân viên.

Quản trị rủi ro lãi suất: Quy trình quản trị rủi ro lãi suất phải được đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước như tổ chức quản lý rủi ro lãi suất, nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất, lượng hóa rủi ro lãi suất và phòng ngừa rủi ro lãi suất. VIB cần duy trì cơ cấu, kì hạn Tài sản - Nguồn vốn theo hướng có lợi nhất, phối hợp với tiêu chí hoạt động và diễn biến trên thị trường. VIB có thể nghiên cứu phát triển hệ thống phần mềm Quản lý tài sản nợ - có (ALM) để cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch kì hạn, báo cáo phân tích kịch bản tăng/giảm lãi suất,...

Quản trị rủi ro thanh khoản: VIB nên duy trì khoản mục chứng khoán kinh doanh để cung cấp nguồn thanh khoản bổ sung trong trường hợp ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Ngoài ra, nên chú trọng đầu tư hơn vào các tài sản như tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD khác và giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao để nâng cao tỷ lệ dự trữ thanh khoản. Tiếp đó, xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản với một bộ phận quản trị thanh khoản riêng và có hệ thống thông tin đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một ngân hàng. VIB cần tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên bằng các khóa đào tạo ngắn ngày hoặc liên kết với các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để đảm bảo nhân viên có đủ hiểu biết và trình độ lành nghề cần thiết. Ngoài kỹ năng nghiệp vụ cần nắm vững, trong thời đại hội nhập như ngày nay, VIB có thể tổ chức các khóa học để bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp ứng xử để nâng cao chất lượng và năng lực của nhân viên.

Mặc dù VIB được đánh giá là một trong những ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất cùng các cơ chế đãi ngộ và lương thưởng phù hợp với hiệu quả làm việc của mỗi người, song những điều đó vẫn cần phải được duy trì và phát huy hơn nữa. Bởi khi làm việc trong một môi trường luôn coi trọng và đề cao giá trị con người, thì người lao

động sẽ làm việc với tinh thần cống hiến hết mình với khả năng và trách nhiệm cao nhất.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu ngân hàng

VIB cần sử dụng nhiều biện pháp mở rộng hình ảnh ngân hàng để thu hút khách hàng hơn như thực hiện các chương trình truyền thông, xuất bản những ấn phẩm, phim ảnh quảng bá thương hiệu, tài trợ các buổi hội thảo, hội chợ có ý nghĩa thiết thực,... Các ấn phẩm truyền thông này có thể quảng bá về thương hiệu VIB, những thành tựu VIB đạt được, những sản phẩm nổi bật của VIB,. Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, VIB đã chú trọng đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm thẻ tín dụng với đúng tiêu chí là dòng thẻ dẫn đầu thị trường khi có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi các biển quảng cáo, poster, các bài đăng trên mạng xã hội về thẻ tín dụng VIB.

Tạo dựng thương hiệu trực tiếp bằng cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh, thái độ làm việc với khách hàng chuẩn mực. Không có một biện pháp truyền thông nào hiệu quả bằng việc khách hàng giới thiệu tới khách hàng. Thái độ làm việc của nhân viên với khách hàng thể hiện bộ mặt và uy tín của ngân hàng. Và nếu tạo dựng được bộ mặt, uy tín tốt, thì khách hàng sẽ là những “đại sứ truyền thông” hiệu quả nhất để đem danh tiếng của ngân hàng đi xa hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 81 - 86)