Năng lực quản lý (M Management)

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 52 - 58)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.3. Năng lực quản lý (M Management)

Tổ chức bộ máy quản trị

Mô hình quản trị minh bạch, tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh gọn nhẹ, năng động là những yếu tố then chốt để đạt năng suất cao. Bộ máy quản trị tại VIB được xây dựng một cách nhất quán với sự tách bạch rõ ràng giữa các chức năng quản trị, kiểm soát và điều hành, dựa trên tinh thần trách nhiệm và tính minh bạch của cả tập thể HĐQT, Ban kiểm sát, Ban điều hành. Đội ngũ nhân sự quản trị, điều hành, kiểm soát được tăng cường cả về lượng và về chất, bao gồm những người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý điều hành các tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp trong và ngoài nước và những thành viên là người nước ngoài. Tổ chức vận hành của HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành có hiệu quả cao cùng với sự tham gia của các thành viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế.

42

Ông Micheal John Venter Thành viên HĐQT Ông Micheal John Murphy Thành viên HĐQT Ông Coenraad Johannes Jonker Thành viên HĐQT

Ông Ian Park TV HĐQT độc lập

những thành viên sáng lập Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB). Ông Vỹ được Đại hội đồng Cổ đông bầu làm Chủ tịch HĐQT vào ngày 16/10/2013 và tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐQT khóa VII (2016-2019). Ông Vũ là Tiến sỹ kinh tế và đã có nhiều năm làm việc tại nhiều nước trên thế giới như Nga, Singapore,... Hiện nay ông cũng nắm giữ vị trí Chủ tịch tập đoàn Mare Food Holding Limited - một trong những tập đoàn lớn của người Việt Nam ở nước ngoài, sản phẩm phân phối tại hơn 25 quốc gia Châu Âu và một số quốc gia Châu Á.

- Ông Hàn Ngọc Vũ (Tổng giám đốc - Thành viên HĐQT): ông Hàn Ngọc Vũ có 28 năm kinh nghiệm lành việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã từng đảm nhận

nhiều vị trí công tác trọng yếu trong hệ thống các NHTM trong nước và quốc tế. Ông Vũ được đào tạo với học vị Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại trường Solvay Business School - Vương quốc Bỉ, các bằng Đại học của trường Metropolitan Business College - Australia và của Học viện Quan hệ Quốc tế - Việt Nam.

- Ông Trịnh Thanh Bình (Trưởng Ban kiểm soát): Ông Bình từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của VIB như Phó Tổng giám đốc, Giám đốc khối ngân hàng bán

lẻ, Giám đốc khối kinh doanh thẻ,. Ông Bình có học vị Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) tại học viện Quản lý Châu Á (AIM) - Phillipine, Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh (DBA) của Đại học Quốc gia Vùng Nam Luzon (SLSU) - Phillipine,.

Chính sách quản trị nhân sự

VIB xác định con người là tài sản quý giá nhất, là yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển tổ chức. VIB luôn chú trọng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa năng lực làm việc, khả năng cống hiến, phát triển của người lao động, cùng với đó là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng với lợi ích của người lao động.

Tính đến năm 2018, số lượng cán bộ nhân viên của VIB đạt 5.372 người, tăng 1.488 người so với năm 2015. Trong giai đoạn 2015 - 2018, VIB đã hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Nhà tuyển dụng được lựa chọn” bằng việc tập trung xây dựng thương hiệu truyền thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó đặc biệt chú trọng đến các kênh trực tuyến, các mạng xã hội, nâng cấp trang web tuyển dụng của VIB,. Cơ chế tuyển dụng của VIB luôn đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả các ứng viên.

Chính sách lương, thưởng và phúc lợi

VIB đã tiến hành đổi mới chính sách đãi ngộ nhân sự thông qua áp dụng chi trả lương theo mức độ đóng góp của từng nhân viên. Các chính sách được thiết kế riêng cho từng nhóm vị trí công việc nhằm ghi nhận chính xác mức đóng góp của từng người, tạo động lực để bán bộ nhân viên nỗ lực cao nhất, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của VIB tại từng thời kỳ.

Biểu đồ 2.7. Thu nhập bình quân mỗi nhân viên VIB giai đoạn 2015 - 2018

Thu nhập bình quân (triệu đồng/ người)

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm VIB)

Ngoài chính sách lương được đánh giá là ưu việt, VIB còn xây dựng cơ chế thưởng hàng năm bằng tiền mặt và cổ phiếu với mong muốn mọi cán bộ nhân viên đều trở thành cổ đông của ngân hàng. Tính đến năm 2018, hơn 3.500 cán bộ nhân viên đã được sở hữu cổ phần của VIB và không giới hạn quyền chuyển nhượng. Ngoài ra, VIB còn áp dụng chính sách bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và tai nạn. Theo đó, cán bộ nhân viên sẽ được hỗ trợ tài chính từ các đối tác bảo hiểm đối với quyền lợi bảo hiểm nội trú và ngoại trú, thai sản và nha khoa,... theo quy định tại mỗi gói bảo hiểm.

Hoạt động đào tạo, gắn kết cán bộ nhân viên

VIB chú trọng xây dựng các chương trình phát triển kỹ năng và học tập liên tục để hỗ trợ người lao động đảm bảo có việc làm và phát triển sự nghiệp. Các chương trình đào tạo hàng năm bao gồm các nội dung về Tuân thủ và Quản lý rủi ro, Sản phẩm và các Quy trình, Bán hàng và Dịch vụ khách hàng, Các kỹ năng làm việc hiệu quả, Các kỹ năng lãnh đạo và quản lý con người, Chương trình chuyên biệt đào tạo đội ngũ kế cận (Future Manager),. Đồng thời, VIB chú trọng phát triển và hoàn thiện 5 năng lực cốt lõi cho cán bộ nhân viên, bao gồm:

- Kiến thức về công nghệ

- Năng lực ra quyết định dựa trên số liệu phân tích - Khả năng đáp ứng mọi thay đổi

- Tư duy phát triển - Sự thấu cảm

Những năng lực này giáp cán bộ nhân viên phát triển bản thân, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi nhanh, tương tác nhiều và đang dần được số hóa của thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, gắn kết nhân viên cũng được chọn là một trong những ưu tiên chiến lược của VIB giai đoạn 2015-2018. Ngoài việc tổ chức các sự kiện tại từng địa bàn, VIB lần đầu triển khai hàng loạt hoạt động cộng đồng trực tuyến nhằm đổi mới, phù hợp với bộ phận nhân viên trẻ tuổi của ngân hàng, tiêu biểu như: Chương trình “Góc gắn kết” trên trong tin nội bộ của VIB - nơi các nhân viên có thể gửi lời cảm ơn, chia sẻ với nhau, Cuộc thi ảnh “Mùa hè sôi động”, Cuộc thi “30 ngày sáng tạo”, Cuộc thi “Dịu dàng VIB”,.. .đã thu hút đông đảo sự quan tâm và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các cán bộ nhân viên. Cùng với đó, việc thực hiện khảo sát thường niên trên toàn hệ thống ngân hàng về sự gắn kết giúp ban lãnh đạo ngân hàng có thể xây dựng, triển khai thêm nhiều hoạt động gắn kết nhân viên không chỉ trong khối/ ban mà còn trên toàn hệ thống.

Chính sách quản trị rủi ro

Công tác quản trị rủi ro tại VIB được HĐQT và Ban điều hành đặc biệt quan tâm, được xác định trên nền tảng cho sự thành công với nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngân hàng. Trong giai đoạn 2015-2018, VIB liên tục xây dựng và rà soát các chính sách quy định quản trị rủi ro để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng của các khối kinh doanh một cách thận trọng và bền vững.

- Quản trị rủi ro tín dụng:

Đối với hệ thống phê duyệt tín dụng, VIB sẽ giao thẩm quyền phê duyệt với hạn mức thấp và các sản phẩm ít rủi ro cho các cá nhân thuộc khối NHBL. Với các sản phẩm có thẩm quyền cao hơn và các sản phẩm của khối KHDN, việc phê duyệt sẽ được thực hiện tập trung bởi khối QTRR và Ủy ban tín dụng. Các rủi ro tín dụng sẽ được nhận diện sớm, kiểm soát và xử lý qua các công cụ phân tích dữ liệu trên hệ

2015 2016 2017 2018

thống. VIB cũng đang phát triển và hoàn thiện các mô hình rủi ro tín dụng để sàng lọc được phân khúc khách hàng tốt, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển và mở rộng của khối NHBL.

Quá trình Thu hồi nợ Đầu - Cuối tính đến giai đoạn 2016 - 2017 đã được thiết lập ổn định cho các khối KHDN và NHBL, đảm bảo rằng các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đều được quản lý bởi các Trung tâm quản lý nợ của ngân hàng. Nhờ có quá trình thu hồi nợ tập trung này thì VIB đã hoàn tất việc mua lại dư nợ tại VAMC vào tháng 7 năm 2018 và duy trì tỷ lệ NPL thấp.

- Quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản:

VIB luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro thanh khoản và thị trường lành mạnh dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của Ủy ban Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) để đảm bảo tuân thủ khẩu vị rủi ro. Các chính sách và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản và thị trường liên tục được rà soát, sửa đổi cho phù hợp với chiếc lược kinh doanh của VIB cũng như tuân thủ theo quy định của NHNN.

Trong mục tiêu kinh doanh của mình, VIB luôn hoạt động với quan điểm thận trọng và luôn duy trì khả năng thanh khoản tốt, mức an toàn vốn ở mức cao nhất có thể. VIB cũng thiết lập các mô hình để có thể dự báo về mức ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các nhân tố như lãi suất, tỷ giá,... tới tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của ngân hàng, từ đó đề ra những biện pháp, chính sách phù hợp.

- Quản trị rủi ro hệ thống:

VIB là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng mô hình quản lý rủi ro hoạt động theo 3 tuyến bảo vệ:

Tuyến bảo vệ thứ nhất: các đơn vị kinh doanh, bộ phận hỗ trợ vận hành

Tuyến bảo về thứ hai: các đơn vị quản lý

Tuyến bảo về thứ ba: kiểm toán nội bộ

Bên cạnh đó, VIB cũng chú trọng đầu tư hệ thống thông qua triển khai dự án ORM System nhằm nâng cao tính tự động hóa trong công tác quản trị rủi ro hoạt động. Trong năm 2018, VIB đã xây dựng và ban hành Quy định quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ

GVHD: Ths. Đinh Đức Thịnh

thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, VIB vẫn tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả các yêu cầu của Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ (FATCA) được ký kết liên chính phủ giữa Việt Nam và Mỹ ,...

Nhờ các nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro, VIB đã được được một điểm sáng trong năm 2018 là được thống đốc NHNN trao quyết định áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN kể từ ngày 01/01/2019, sớm hơn 1 năm so với thời hạn quy định. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấy VIB có đủ khả năng hoạt động an toàn theo thông lệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phòng ngừa các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 52 - 58)