5. Kết cấu khóa luận
2.3.2. Những tồn tại của hoạt động đánh giá
Tồn tại lớn nhất khi áp dụng mô hình CAMELS vẫn là nặng nề về số liệu. Khi có quá nhiều chỉ tiêu cần phải phân tích, việc thu thập, thống kê và xử lý số liệu để ra
được kết quả cũng theo đó mà phức tạp hơn. Chưa kể các số liệu dùng để phân tích được lấy chủ yếu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên.... các năm của VIB, những tài liệu không chính xác. đầy đủ để làm căn cứ đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản của tổ chức tín dụng. Do vậy, áp dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB về mặt khách quan đã không thể cho kết quả đầy đủ để đánh giá “sức khỏe” của một tổ chức tín dụng khi có yêu cầu cao về độ chuẩn xác.
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng thì chỉ tiêu định tính như Năng lực quản lý cũng được đưa vào phân tích. Việc đánh giá yếu tố này dựa trên cảm quan và ý kiến khách quan của người phân tích, do vậy kết quả cho ra sẽ là khác nhau, và trong nhiều trường hợp sẽ không phản ánh đúng đắn thực trạng của ngân hàng.
Mô hình CAMELS cũng chưa thể đáp ứng khi có yêu cầu cao về tính kịp thời tại một thời điểm để đưa ra quyết định. Như ta thấy khi áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích, số liệu cũng phải được lấy ít nhất từ 1 đến 2 năm. sau đó là phân tích. dự báo rủi ro và đưa ra các quyết định trong kinh doanh. Điều này có thể có ích trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, nhất là trong giai đoạn ngành tài chính - ngân hàng nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, thì việc nhìn nhận. đánh giá “sức khỏe” của ngân hàng kịp thời để có những biện pháp ứng phó đúng đắn là một điều vô cùng quan trọng.
Việc phân tích CAMELS còn quá thủ công. các bước tiến hành còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố con người. Người phân tích sẽ phải tự mình làm tất cả các bước từ thu thập số liệu, xử lý thông tin, tính toán các chỉ tiêu tài chính. Các bước này tuy không quá phức tạp nhưng yêu cầu cẩn trọng, với lượng thông tin và số liệu cần xử lý nhiều sẽ gây nên tốn thời gian và sai sót trong quá trình tính toán, kết quả từ đó cũng gây ra sai lệch. Điều này chính bản thân tác giả đã trải nghiệm trong quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính, chỉ cần gõ sai một con số thì sẽ cho ra kết quả hoàn toàn ngược lại. Suy rộng ra. điều này là rất nguy hiểm bởi khi ngân hàng áp dụng mô hình CAMELS để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mình, các nhà quản trị có thể căn cứ
vào kết quả phân tích để đưa ra quyết định kinh doanh. Neu độ chính xác của các kết quả này không cao thì các quyết định, chiến lược kinh doanh cũng bớt phần đúng đắn.