5. Kết cấu khóa luận
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc đánh giá kết quả hoạt động kinh
tại VIB
❖ Đổi mới, hiện đại hóa phương pháp phân tích, bớt tính thủ công
Hiện nay, các phương pháp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Các phương pháp này còn nhiều thủ công và phụ thuộc nhiều vào sức lực của con người. Để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng một cách chính xác, kịp thời, tiết kiệm được thời gian, chi phí, sức lực, VIB nên chuyển hướng sang tự động hóa, đầu tư một hệ thống, phần mềm xử lý dữ liệu thông minh để với các số liệu được nhập trên hệ thống thì sẽ tự động tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho quá trình đánh giá.
❖ Nguồn số liệu chân thật được lấy từ nội bộ ngân hàng
Không một ai khác có thể nắm rõ được những thông tin của VIB bằng VIB. Sự chính xác, trung thực trong nguồn thông tin tiếp cận quyết định phần lớn đến hiệu quả và kết quả của quá trình đánh giá hoạt động ngân hàng. VIB không nên chỉ dựa vào các số liệu công bố ra bên ngoài như trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên.... mà phải đi sâu vào phân tích các số liệu thực chất bên trong của từng phòng ban, từng bộ phận. Đó mới chính xác là những vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết chứ không phải những cái thuộc bề nổi như khi phân tích báo cáo tài chính.
❖ Thực hiện hoạt động phân tích đánh giá thường xuyên
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng phải được thực hiện một cách thường xuyên để ban quản trị VIB nhìn nhận những tồn động. điểm yếu trong hoạt động ngân hàng để có phương hướng xử lý kịp thời, bởi tính kịp thời trong hoạt động kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu trước đây hoạt động đánh giá chỉ được diễn ra sau mỗi năm tài chính thì giờ đây VIB có thể nâng tần suất lên mỗi quý một lần.
❖ Có đội ngũ chuyên gia phân tích đánh giá chuyên nghiệp
Trình độ của người phân tích cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đánh giá. VIB nên thành lập một đội ngũ chuyên gia có khả năng. kinh nghiệm đủ tầm, có sự trung thực, chính trực trong công việc để xử lý các số liệu và đưa ra những đánh giá chính xác nhất. Những đánh giá này sẽ làm cơ sở để ban quản trị hoạch định hướng đi trong ngắn hạn và xa hơn là dài hạn của VIB, vậy nên độ chính xác càng cao thì chiến lược kinh doanh đưa ra càng đúng đắn.
3.3. Đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Vói Ngân hàng Nhà nước
❖ Đảm bảo duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển
NHNN cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ, tiếp tục tạo hàng hoá và phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường;
nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Đây là môi trường kinh doanh để đảm bảo các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nói riêng được hoạt động an toàn và có hiệu quả.
❖ Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, hủy bỏ các văn bản chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không cần thiết đang cản trở quyền tự chủ của các NHTM, tránh gây nhầm lẫn và hiểu lầm trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, cần đổi mới và hoàn thiện hơn các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động NHTM để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, góp phần triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo không kìm hãm sự phát triển và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng. Đặc biệt, chính sách tiền tệ cần phải được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt phù hợp với các biến động của thị trường.
❖ Hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của các NHTM phát triển
NHNN cần phát huy vài trò cầu nối các NHTM với các tổ chức tài chính trong nước, nước ngoài và giữa các NHTM với nhau. Từ đây, các mối quan hệ ngoại giao được mở rộng, các NHTM có thể tranh thủ các nguồn vốn có lãi suất thấp, phát triển quan hệ tín dụng.
Hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, tài chính (thông qua các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,...) trong việc thực hiện các chương trình lớn (như Basel II,...) nhằm nâng cao năng lực quản trị, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lơi cho NHTM áp dụng công nghệ ngân hàng, học hỏi các công nghệ tiên tiến từ các nước trong khu vực và trên thế giới để tạo nên một hệ thống NHTM vững mạnh và phát triển.
❖ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
NHNN cần nghiên cứu ban hành các văn bản đảm bảo hành lang pháp lý vững chắc cho hệ thống NHTM hoạt động an toàn. Bên cạnh đó, các chính sách đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng phải được giám sát thi hành triệt để, đặc biệc là các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, quy định về cấp phép thành lập và hoạt động, mở rộng mạng lưới, quy định về tổ chức quản lý và hoạt động ngân hàng, quy định về sáp nhập, hợp nhất, tái cơ cấu, bảo hiểm tiền gửi.
Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng dựa trên phát hiện rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và mô hình xếp hạng TCTD. Bên cạnh đó cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng và đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng.
3.3.2. Với Ngân hàng TMCP Quốc tê
Thành lập các bộ phận chuyên trách về quản trị từng loại rủi ro với hoạt động chặt chẽ, thường xuyên liên tục, các bộ phận có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Định kỳ hoặc khi có sự thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh, ban lãnh đạo ngân hàng cần kiểm tra, xem xét lại các chính sách quản trị rủi ro đang áp dụng có còn phù hợp hay không. Nếu không thì cần phải bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện để đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả.
Kết hợp các phương pháp khác nhau trong công tác đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài việc áp dụng phương pháp truyền thống là dựa vào các chỉ tiêu tài chính hoặc áp dụng mô hình CAMELS, VIB có thể xem xét đến việc kết hợp thêm mô hình FIRST - hiện là một trong các mô hình phổ biến được các ngân hàng Nhật Bản áp dụng. Với mô hình FIRST, yếu tố quản lý (phi tài chính) được chú ý hơn, và được đánh giá ở các yếu tố như tuân thủ pháp luật, quản lý kinh doanh, quản lý
vốn, quản lý bảo vệ khách hàng,.. .Có thể thấy, trong khi mô hình CAMELS thiên về các yếu tố định lượng thì mô hình FIRST lại là về các yếu tố định tính, nếu kết hợp sử dụng sẽ bù trừ những điểm thiếu sót cho nhau và tạo sự hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠN G 3
Trên cơ sở nội dung và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VIB bằng việc áp dụng mô hình CAMELS, dựa trên những mặt hạn chế, tồn tại đã nêu, chương 3 đã đưa ra những giải pháp cơ bản để ngân hàng có thể khắc phục được những điểm yếu của mình, không chỉ trong hoạt động kinh doanh mà còn ở công tác đánh giá “sức khỏe” của chính ngân hàng mình. Để thực hiện được những giải pháp một cách tốt nhất, ban quản trị ngân hàng phải có những chỉ đạo, hướng đi đúng đắn để xây dựng ngân hàng thêm phát triển, vững mạnh, nâng cao hình ảnh và vị thế cạnh tranh của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHUNG
Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, và hoạt động của hệ thống ngân hàng vững mạnh sẽ là bàn đạp vững chắc cho đà tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng như nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá “sức khỏe” ngân hàng luôn là vấn đề vô cùng thiết yếu và được xem như mối quan tâm hàng đầu, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang dần hội nhập và phát triển như hiện nay.
Trên cơ sở những lý thuyết được học và tự tìm hiểu cùng với quá trình thực tập tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng, bản thân tôi phần nào đã nhận thức và hiểu được để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thì cần xem xét những yếu tố nào, và tầm quan trọng của việc đánh giá đó. Sau phân tích thực trạng và kết quả thu được, bản thân tôi cũng đề xuất một vài giải pháp, kiến nghị với hi vọng có thể hoàn thiện hơn những hạn chế còn tồn tại, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB cũng như hiệu quả của công tác đánh giá hoạt động ngân hàng.
Do hiểu biết còn nhiều hạn chế, thời gian và quy mô nghiên cứu có hạn, bản thân tôi dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn nội dung khóa luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất hi vọng nhận được sự đóng góp từ các thầy cô giáo, các giảng viên Học viện Ngân hàng và các cán bộ của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam để có cơ hội hoàn thiện bài nghiên cứu tốt hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chi tiết, chu đáo và tận tình của thầy giáo - Ths. Đinh Đức Thịnh - Giảng viên trường Học viên Ngân hàng và các cán bộ nhân viên tại VIB - Chi nhánh Hai Bà Trưng đã giúp đỡ tôi hoàn thiện khóa luận này một cách tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
V Giáo trình tại Học viện Ngân hàng
V VIB, báo cáo tài chính giai đoạn 2015 - 2018 V VIB, báo cáo thường niên giai đoạn 2015 - 2018
V Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, 2014 V Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 52/2018/TT-NHNN, 2018 V Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội các năm 2015 - 2018
V Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, “Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam”, 2016
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD,...)
Giảng viên hướng dẫn