Mức độ an toàn vốn ( C Capital Adequacy)

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 39 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.1. Mức độ an toàn vốn ( C Capital Adequacy)

Vốn chủ sở hữu

Bảng 2.1. Vốn chủ sở hữu của VIB các năm 2015-2018

2015 2016 2017 2018

VIB 18,04% 13,25% 13,07% 12,9%

TB ngành 13,32% 12,84% 12,23% 11,1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

GVHD: Ths. Đinh Đức Thịnh

thể thấy nguồn vốn điều lệ của VIB qua các năm đều có mức duy trì và tăng trưởng (tăng 2990 tỷ đồng, tức 62%). VIB nói riêng và các ngân hàng nói chung đều có xu hướng tăng vốn chủ sở hữu một phần thông qua tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm các cổ phiếu mới hoặc thực hiện các nghiệp vụ mua bán - sáp nhật, điều này giúp VIB tăng cường vốn tự có, tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tạo nên một tấm đệm về vốn vững chắc để sẵn sang đối phó với các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, tăng vốn cũng là điều kiện cần nếu ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường với các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng liên doanh nước ngoài.

Đặc biệt, năm 2017 Ban lãnh đạo VIB quyết định bác bỏ toàn bộ kế hoạch tăng vốn trong năm 2017 để mua lại hơn 700 tỷ giá trị cổ phiếu quỹ. Điều này được cho là để duy trì tỷ lệ CAR ở mức an toàn, dẫn đến vốn điều lệ năm 2017 không thay đổi so với năm 2016, nhưng giá trị cổ phiếu quỹ lại tăng gấp hàng nghìn lần. Số cổ phiếu quỹ này một phần được sử dụng để thưởng cho CBNV làm việc theo hợp đồng có thời hạn/ không xác định thời hạn và đã làm việc cho VIB từ 01 năm trở lên, có nhiều đóng góp xuất sắc cho VIB.

Lợi nhuận chưa phân phối của VIB cũng tăng đều qua các năm (tăng 501 tỷ đồng, tức hơn 80%). Một phần trong số lợi nhuận này cũng được trích ra để đóng góp vào các quỹ của ngân hàng, nhất là quỹ đầu tư và phát triển. Có thể thấy rằng VIB luôn chú trọng đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng làm việc ngân hàng để tạo ra một môi trường làm việc và kinh doanh một cách tốt nhất.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

CAR =

Bảng 2.2. Hệ số an toàn vốn tối thiểu của VIB giai đoạn 2015-2018

Tổng tài sản bq (tỷ đồng) 82.485 94.413 113.838 131.163

Vốn CSH bq (tỷ đồng) 8.556 8.677 8.765 9.728

EM 9,64 10,88 12,99 13,48

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Nhìn chung, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VIB trong giai đoạn 2015-2018 có xu hướng giảm dần (giảm 5,14%). Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn cao hơn so với mức trung bình ngành, cao hơn mức 9% - tuân thủ quy định Thông tư 13/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các tổ chức tín dụng. Hệ số CAR liên tục giảm qua các năm do tốc độ tăng trưởng vốn tự có của VIB nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có rủi ro. Bên cạnh việc tạo nguồn bằng cách tăng vốn (tăng vốn điều lệ, tăng lợi nhuận giữ lại,...), VIB cũng chấp nhận tăng tăng trưởng tín dụng, tức tăng quy mô tạo lợi nhuận bằng việc tăng các tài sản có rủi ro (cho vay, đầu tư, góp vốn,.). Đây là một quyết định khá mạo hiểm bởi hệ số an toàn vốn tối thiểu giảm cho thấy khả năng vốn tự có của ngân hàng bù đắp những rủi ro có thể xảy ra giảm. Mặc dù hệ số CAR của VIB vẫn cao, thậm chí cao hơn so với nhiều ngân hàng lớn hoặc cùng quy mô, nhưng ngoài mục tiêu tăng trưởng, VIB cần chú trọng hơn trong công tác quản trị rủi ro và đẩy mạnh triển khai các hoạt động quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro hoạt động, cố gắng duy trì hệ số CAR ở mức ổn định nhất có thể.

Đòn bẩy tài chính

EM = ' _ (= 1 + —7—ɪrɪ--)

Von chủ sở hữu bq Von chủ sở hữu bq

Lợi nhuận giữ lại (tỷ đồng) - 456 -620 842 5 1.87 Vốn CSH bq (tỷ đồng) 8.55 6 8.677 8.765 9.72 8 SCR - 5,3% -7,1% 9,6% 19,3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Qua số liệu có thể thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính của VIB đều tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2015-2018, hệ số này tăng liên tục từ 9,64 lên 13,48 (tức gần 40%), điều này thể hiện mức độ phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài của ngân hàng tăng. Nguyên nhân là do tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng, nhưng mức tăng của tổng nợ nhanh hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu. Chỉ số này của VIB nếu so với các ngân hàng cùng quy mô thì được cho là khá hợp lý, nếu tận dụng được ưu thế của đòn bẩy tài chính thì VIB sẽ tìm kiếm được rất nhiều lợi nhuận, tuy nhiên đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn vì tỷ trọng nợ của VIB còn khá cao, có thể khiến VIB gặp phải rủi ro thanh khoản nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền nhiều và cùng một lúc.

Hệ số tăng trưởng vốn tự có bền vững (SCR)

Lợi nhuận giữ lại Tỷ số tăng trưởng bền vững = 100% x

Vốn chủ sở hữu bq

1 .Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 3.708 5.306 7.257 7.827

Bảo lãnh vay vốn - 25 25 -

Cam kết trong nghiệp vụ L/C 912 1.755 2.569 1.653

Bảo lãnh khác 2.796 3.526 4.663 6.174

2.Các cam kết đưa ra 25.696 26.518 42.515 71.687

Cam kết giao dịch hối đoái 21.459 22.316 33.276 58.922

Cam kết khác 4.237 4.202 9.239 12.765

Tổng TS ngoại bảng 29.404 31.824 49.772 79.514

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Hệ số SCR của VIB thấp nhất là vào hai năm 2015 và 2016, thậm chí là dưới mức 0%, do hai năm này lợi nhuận sau thuế còn ít nhưng VIB lại dành quá nhiều tiền để trả cổ tức cho các cổ đông. Tuy nhiên đến năm 2017, hệ số SCR đã tăng trở lại và năm 2018 đạt đến mức 19,3%. Điều này cho thấy khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận của ngân hàng đang dần diễn biến theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân là do lợi nhuận để lại đã tăng nhanh. VIB trong những năm này đã quyết định trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu và giữ lại nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư cho các đợt tăng vốn. Trong giai đoạn chỉ số CAR của toàn hệ thống ngân hàng đang giảm, quyết định này của VIB có ý nghĩa đề cao yếu tố phòng tránh rủi ro. Điều này vừa giúp VIB tăng được năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong cơ cấu vốn mà còn giúp tăng trưởng tín dụng phục vụ cho nền kinh tế.

Mức độ rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng

Đây là loại rủi ro chủ yếu xuất phát từ các hoạt động cam kết cho vay, cam kết bảo lãnh cho khách hàng và khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính thì VIB sẽ gặp khó khăn và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay. Những năm gần đây, các hoạt động ngoại bảng đã phát triển với tốc độ nhanh chóng so với các hoạt động nội bảng truyền thống, do hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn đi kèm với cạnh tranh cao giữa các ngân hàng.

Bảng 2.5. Các hoạt động ngoại bảng của VIB giai đoạn 2015 - 2018

Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Tiền và tương đương tiền 849 1% 856 0,81% 1.016 0,82% 1.098 0,8% TG tại NHNN 6.892 8,17 % 4.015 3,8% 3.588 2,91% 2.473 1,77% TG và CV các TCTD khác 762 0,9% 9.152 8,81% 510.27 8,34% 8.416 6,05% CK kinh doanh - - - - Các CCTCPS và TSTC khác 76 0,09% 11 0,01% - - - - CV khách hàng 47.025 55,79% 59.164 56,63% 978.91 64,08% 195.26 68,46% HĐ mua nợ - - - - 956 0,78% 418 0,3% CK đầu tư 26.452 %31,3 28.698 27,45% 025.61 20,8% 728.57 20,53%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm VIB)

Nhìn chung, tổng giá trị tài sản ngoại bảng của VIB có xu hướng tăng qua các năm, cao nhất là đạt đến gần 80 nghìn tỷ đồng vào năm 2018, đặc biệt tăng mạnh ở các cam kết đưa ra. Trong đó, tỷ trọng các cam kết giao dịch hối đoái và các cam kết khác chiếm phần lớn tổng tài sản ngoại bảng (khoảng trên 85%). Ngược lại, VIB dường như không chú trọng đẩy mạnh bảo lãnh vay vốn khi tỷ trọng của khoản này gần như không có hoặc chỉ là rất nhỏ.

Cam kết giao dịch hối đoái nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác. Vì vậy mà trong hoạt động ngoại bảng vẫn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là từ nghiệp vụ bảo lãnh. Một điểm đáng lưu ý thêm

là các khoản cam kết ngoại bảng hiện vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, thực tế bấy lâu nay cho thấy vì đây là khoản mục ngoại bảng nên thông tin chi tiết về bản chất và việc trích lập dự phòng cực kỳ không rõ ràng. Điều này càng khiến lo ngại tăng cao trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn có cơ sở.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP quốc tế việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w