Việc số hóa trong ngành ngân hàng là một xu hướng tất yếu đối với vấn đề tồn tại của ngân hàng và có thể phát triển bền vững trong thời đại công nghệ mới trước sự tác động như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vẫn đề cần chú ý là ngày càng có nhiều khách hàng tham gia sử dụng các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp Fintech. Dưới áp lực cấp thiết là phải nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng doanh thu tối đa và cắt giảm chi phí, nhiều ngân hàng đã buộc phải đẩy mạnh đầu tư kinh phí không hề nhỏ để chuyển đổi sang kỹ thuật số và từ cạnh tranh thành tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Fintech để có thể học hỏi và mua lại những kĩ thuật, công nghệ tài chính mới giúp để cải tiến quy trình vận hành sản phẩm dịch vụ.
Cũng theo đó, những ứng dụng dịch vụ mới nhất trong lĩnh vực ngân hàng có thể nhắc đến là: sổ cái phân tán/blockchain, hệ thống định danh điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình (RPA), điện toán đám mây và dữ liệu lớn (big data). Bên cạnh đó, các hành lang pháp lý cũng giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, như Chỉ thị Dịch vụ Thanh toán (PSD2) yêu cầu ngân hàng bắt buộc
phải chia sẻ dữ liệu của mình với bên thứ ba thông qua API mở.
Trong tương lai, những xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh và ngày càng có ảnh hưởng tới hệ sinh thái ngân hàng trên thế giới, chính vì vậy em xin đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng Kiên Long để giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng
a. Đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi hệ thống ngân hàng sang công nghệ số
Các ngân hàng đang chịu áp lực từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh và ngay cả hạn chế nội tại khi muốn chuyển đổi sang công nghệ số. Thứ nhất, khách hàng càng ngày càng hiểu biết và có kiến thức về số hóa và công nghệ, điều này đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ tài chính phải được mang thương hiệu và cá nhân hóa hơn nữa khách hàng cũng đòi hỏi dịch vụ phải dễ dàng sử dụng hơn. Thứ hai, sự xuất hiện và thành công của các FinTech và các ngân hàng phát triển hoàn toàn dựa trên công nghệ số đang tạo áp lực lên các ngân hàng truyền thống. Thứ ba, các ngân hàng định hướng phát triển công nghệ mới đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi vì có hệ thống vận hành lâu đời, trì trệ với các quy trình quản lý phức tạp.
Ngày càng có nhiều ngân hàng đã nhận thức đầy đủ và có kế hoạch đầu tư để chuyển đổi sang kỹ thuật số mạnh mẽ như BNP Paribas (Pháp) với kế hoạch đầu tư 3 tỷ Euro trong giai đoạn 2018-2020 để xây dựng các nền tảng công nghệ và app mới, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng sử dụng dữ liệu về khách hàng; hay DBS (Singapore) với kế hoạch đầu tư 20 triệu SGD trong giai đoạn 2018-2022 vào trí tuệ nhân tạo để đào tạo trực tuyến, tổ chức cuộc thi phát triển phần mềm, cấp các học bổng và trợ cấp để khuyến khích nhân viên ngân hàng đưa ra các sáng kiến mới về ngân hàng số.
b. Ứng dụng công nghệ định danh kỹ thuật số
Quy trình KYC và AML thủ công hiện nay đang gây tốn kém nhân lực và tài chính cho hệ thống ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải áp dụng các giải pháp định danh tự động hóa. Trong khi đó, ngày càng có nhiều các giải pháp định danh nâng cao dựa trên sinh trắc học như vân tay, mống mắt, tĩnh mạch, khuôn mặt, giọng nói,.. có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro an ninh mạng và tiết kiệm chi phí.
Các ngân hàng đang rất tích cực ứng dụng công nghệ mới để định danh khách
hàng nhằm phòng chống gian lận hiệu quả hơn và mang tới cho khách hàng trải nghiệm mới. Ví dụ, đối với hình thức định danh bằng vân tay có Bank of America, Chase, HSBC,... đã áp dụng; định danh bằng mống mắt có Woori Bank (Hàn Quốc);
định danh bằng tĩnh mạch có Barclays, Wells Fargo; định danh bằng khuôn mặt có Wells Fargo, MasterCard; định danh bằng giọng nói có Citibank, Wells Fargo.
c. Hiện thực hóa và ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT)
Do ngân hàng thường tự duy trì cơ sở dữ liệu trung tâm riêng nên các giao dịch liên ngân hàng đều cần tới bên trung gian, bên giám sát và đối chiếu. Trong khi đó, các ngân hàng đang gặp áp lực phải cung cấp các dịch vụ real time, đặc biệt trong hoạt động thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các vụ tấn công mạng ngày càng nguy hiểm, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải thắt chặt vấn đề an ninh mạng.
Việc ứng dụng công nghệ DLT/blockchain vẫn còn tương đối mới mẻ trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, xu thế này sẽ dần trở nên phổ biến hơn để giúp các ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý giao dịch, nâng cao mức độ bảo mật và khả năng lưu trữ tập dữ liệu. Hiện nay, các ngân hàng đã sử dụng blockchain trong việc chia sẻ dữ liệu KYC giữa các tổ chức để phòng chống rửa tiền hiệu quả hơn như BankChain (Ản Độ), Ngân hàng ICICI và Ngân hàng DCB; hay chuyển tiền xuyên biên giới tức thì mà không cần thông qua trung gian thanh toán như OCBC (Singapore), Royal Bank of Canada.
d. Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Tự động hóa quy trình (RPA)
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tập trung vào máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng giọng nói có thể giúp ngân hàng đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng am hiểu kỹ thuật số.
Hiện nay, các ngân hàng đã sử dụng AI và RPA để tạo ra trợ lý ảo trả lời các câu hỏi của khách hàng như tại Bank of America (Mỹ), BBVA (Tây Ban Nha), Credit Suisse, hay phát hiện gian lận qua việc liên kết các thông tin của khách hàng với giao dịch đáng ngờ như tại OCBC (Trung Quốc).
e. Các tổ chức cho vay phi truyền thống sử dụng dữ liệu online của người dùng để mở rộng đối tượng khách hàng cho vay
Các khách hàng có điểm xếp hạng tín dụng thấp hay chưa có lịch sử tín dụng không tiếp cận được với các khoản vay truyền thống của ngân hàng, trong khi họ vẫn có nhu cầu vay vốn. Sự phát triển của công nghệ số trong thời gian vừa qua đã giúp cho những khách hàng này tiếp cận được vốn vay thông qua các kênh phi truyền thống.
Các tổ chức cho vay phi truyền thống sử dụng thuật toán và phần mềm tích hợp để đánh giá hồ sơ tín dụng của khách hàng trên cơ sở các nguồn dữ liệu online như ảnh, check-in mạng xã hội, dữ liệu GPS, thanh toán thương mại điện tử, dữ liệu di động, lịch sử thanh toán hóa đơn. Ngoài ra, hình thức cho vay ngang hàng kết nối người xin vay vốn và nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi cũng rất phát triển trong thời gian vừa qua tại các thị trường Mỹ, Anh, Trung Quốc với một số Fintech nổi bật như Lending Club, Prosper, Zopa, Funding Circle, Lufax,...
g. Ngân hàng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ để phát triển sản phẩm trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm
Ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của Fintech, buộc ngân hàng truyền thống phải hành động nếu không muốn bị loại bỏ khỏi chuỗi dịch vụ. Thêm vào đó, hành lang pháp lý tại một số khu vực (như PSD2 tại châu Âu) thúc đẩy ngân hàng phải chia sẻ dữ liệu với các fintech và các tổ chức không phải là ngân hàng.
Một số ngân hàng toàn cầu đã phát triển hệ sinh thái “ngân hàng mở” dựa trên giao diện lập trình ứng dụng mở (open API) như Citigroup, OCBC, BBVA, Barclays, RBS.