8. Kết cấu của khóa luận
3.2.4: Cải thiện nội dung phântích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Chú trọng hơn vào nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Hiện nay trong báo cáo đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh Thành Công chưa thực sự phân tích chuyên sâu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đặc biệt là đối với khách hàng nhập báo cáo tài chính theo thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính. Tuy nhiên, việc phân tích dòng tiền vào - ra của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có một cái nhìn tổng quan hơn về khả năng quản lý chi phí cũng như mục đích sử dụng nguồn tiền của khách hàng. Bằng cách đặt gốc quy chuẩn theo thời gian cho dòng tiền, chuyên viên phân tích có thể xác định biến động của dòng tiền dựa trên 3 yếu tố: dòng tiền lưu chuyển thuần trong kì, tỷ suất an toàn của dòng tiền và tỷ suất dòng tiền tự do. Thêm vào đó, chuyên viên cũng có thể lý giải những biến động trên trong 3 loại dòng tiền được trình bày trong báo cáo.
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chuyên viên cũng có thể đề cập kỹ hơn tới các chỉ tiêu tiền thu từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của khách hàng. Các khoản mục này có thể được kiểm tra tính phù hợp dựa vào thông tin tín dụng của khách hàng kiểm tra trên hệ thống CIC cũng như sao kê các khoản phát sinh tín dụng của doanh nghiệp tại chính Ngân hàng TMCP Quân đội trong trường hợp khách hàng hoàn toàn không phát sinh nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng khác. Đánh giá tiền thu từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay sẽ giúp chuyên viên có góc nhìn tổng quan về tính phù hợp và hiệu quả của các khoản giải ngân cho khách hàng.
Chuyên viên phân tích có thể xem xét việc phân tích thêm về hệ số đòn bẩy tài chính. Đánh giá đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp giúp chuyên viên hiểu rõ hơn về năng lực điều tiết vốn vay của doanh nghiệp là hiệu quả hay không hiệu quả, đồng thời nhận định được những rủ ro trong chiếm dụng vốn của khách hàng..
Chú trọng hơn vào phân tích các chi tiết tài khoản phải thu, phải trả khách hàng và số liệu xuất nhập tồn trong kỳ. Cần đảm bảo số đầu kỳ và cuối kỳ của các bảng chi tiết tài khoản khớp với số liệu trong báo cáo tài chính và phù hợp với năng lực hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Tính phù hợp có thể xác định dựa trên việc liên kết các chi tiết tài khoản trên với các chi tiết khác trong báo cáo tài chính, ví dụ trong kì phát sinh nợ trên tài khoản 131 cao nhưng doanh thu ghi nhận thấp là chưa hợp lý. Dựa trên số liệu đầu kỳ và các khoản phát sinh trong năm của các chi tiết trên, chuyên viên có thể nhận định doanh nghiệp có phát sinh các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi và hàng tồn kho chậm luân chuyển hay không.
Bổ sung công tác so sánh các chỉ số hiệu quả tài chính của khách hàng doanh nghiệp đang phân tích với các chỉ số trung bình ngành. So sánh doanh nghiệp khách hàng với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực sẽ giúp chuyên viên có một góc tổng quan hơn về vị trí và năng lực cạnh tranh của khách hàng trên thị trường, từ đó đánh giá phù hợp, khách quan về tình hinh tài chính của khách hàng. Việc thực hiện phương pháp so sánh trong phạm vi vi mô mới chỉ đem lại hiệu quả trong việc nhìn nhận năng lực tài chính của khách hàng đang được cải thiện lên hay xấu đi theo thời gian chứ chưa đánh giá được một cách tổng quát. Ví dụ, trong trường hợp các chỉ số tài chính của khách hàng có hiện tượng sụt giảm qua các năm tuy nhiên vẫn tương đối cao so với trung bình ngành, nếu chuyên viên chỉ đánh giá về việc hiệu quả hoạt động của khách hàng đang giảm mà không nhìn nhận doanh nghiệp đó đang có năng lực tốt khi so sánh trên phạm vi toàn thị trường thì đó sẽ là một thiếu sót lớn.
Từng bước hoàn thiện phân tích khách hàng theo chuẩn Basel II. Basel II là một bộ các quy định quốc tế cho ngành ngân hàng được đưa ra bởi Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, theo đó quy chuẩn hóa quy định quốc tế với một bộ quy tắc và hướng dẫn thống nhất. Basel II mở rộng các quy tắc về yêu cầu vốn tối thiểu được thiết lập theo Basel I - hiệp định quốc tế đầu tiên, và cung cấp khuôn khổ để xem xét quy định cũng như đặt ra các yêu cầu công khai để đánh giá mức độ an toàn vốn của các ngân hàng. Sự khác biệt chính giữa Basel II và Basel I là Basel II kết hợp rủi ro tín dụng đối với tài sản do các tổ chức tài chính nắm giữ để xác định tỷ lệ vốn pháp định. Thực hiện triển khai Basel II sẽ giúp hoạt động tín dụng tại hệ thống ngân hàng an toàn hơn do khả năng quản trị rủi ro được cải thiện, đồng thời các các biện pháp quản trị rủi ro (đặc biệt là mô hình
đánh giá rủi ro và hệ thống xếp hạng nội bộ) được áp dụng một cách chủ động, hơn nữa nguồn vốn cũng được quản lý hiệu quả.
Năm 2019, Ngân hàng TMCP Quân đội là một trong mười ngân hàng được lựa chọn để thực hiện thí điểm Basel II. Tuy nhiên, hiện Basel II chưa được áp dụng một cách triệt để và hiệu quả trong công tác phân tích và quản lý tại Chi nhánh Thành Công. Việc đưa Basel II vào sử dụng sẽ là một lợi thế rất tốt cho chi nhánh Thành Công nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung, vì vậy việc lên kế hoạch và có hành động cụ thể để đưa bộ quy chuẩn trên vào thực nghiệm là việc chi nhánh nên bắt đầu thực hiện ngay từ bây giờ.