Các nhân tố ảnhhưởng đến công tác phântích tài chính doanh nghiệp trong hoạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP quân đội chi nhánh thành công khoá luận tốt nghiệp 185 (Trang 29)

8. Kết cấu của khóa luận

1.5: Các nhân tố ảnhhưởng đến công tác phântích tài chính doanh nghiệp trong hoạt

nhiều bước được xử lý bởi các bộ phận khác nhau nhằm hoàn thiện bản phân tích một cách tốt nhất, nhưng nếu bất cứ cấp thẩm định nào có sai sót hoặc yếu kém sẽ tác động đến cả quy trình. Hậu quả của việc đó ở mức độ nhẹ là gây mất thời gian và chi phí, nặng là việc đưa ra kết quả sai lệch, tạo nên những rủi ro về nợ xấu không đáng có cho ngân hàng. Chính vì thế, việc trau dồi trình độ, kiến thức về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và cả đạo đức nghề nghiệp của thẩm định các cấp là vô cùng quan trọng.

Mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình tín dụng riêng và phương pháp phântích khác nhau, việc này có thểdẫn đến cùng một doanh nghiệp khi hai ngân hàng độc lập phân tích thì sẽ đưa ra kết quả không giống nhau.

Khả năng quản lý của các lãnh đạo từ cấp chi nhánh đến hội sở hay giám đốc vùng, giám đốc khách hàng doanh nghiệp của toàn ngân hàng cũng có sức ảnhhưởng to lớn đến quá trình phân tích tài chính. Việc đảm bảo công tác tín dụng được thực hiện đúng quy trình, thêm vào đó những khen thưởng khuyến khích hợp lý sẽ giúp việc phân tích tài chính khách hàng được quan tâm đúng mực.

Ngoài ra, thái độ của các ngân hàng đối với những ngành nghề đặc trưng từng thời kì cũng cần được xét đến. Những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành mũi nhọn của nền kinh tế có thể sẽ được tạo điều kiện để kết quả phân tích được tốt hơn và ngược lại, những doanh nghiệp thuộc ngành nghề hạn chế vì rủi ro cao có thể sẽ bị thẩm định một cách khắt khe hơn. Đây cũng là một hiện tượng đáng lưu tâm khi tiềm ẩn không ít rủi ro cho ngân hàng.

1.5.2: Nhân tố ngoại sinh

Trong quá trình tín dụng, tính trung thực của hồ sơ đề nghị cấp tín dụng mà các doanh nghiệp cung cấp có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Trong trường hợp doanh nghiệp đưa ra những hồ sơ tài chính giả mạo, bị chỉnh sửa, quá trình phân tích sẽ bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến việc phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy việc kiểm tra kĩ lưỡng hồ sơ tài chính của khách hàng là việc làm thiết yếu.

Ngoài ra, những chỉ đạo của Bộ Tài chính, Bộ Công thương hay việc một số văn bản pháp luật được ban hành cũng có thể ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính ở hệ thống các ngân hàng nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Hoạt động thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhất trong công tác tín dụng tại các ngân hàng. Công tác thẩm định có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau và các nhà phân tích thông thường sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp trên các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đạt được kết quả khả quan nhất. Từ hệ thống cơ sở lý luận về quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp được đề cập trong chương I trên, có thể rút ra kết luận các nội dung như công tác tổ chức, nguồn thông tin, phương pháp và nội dung phân tích sẽ là những yếu tố quan trọng để đánh giá thực trạng về quá trình này của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÀNH CÔNG

2.1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công2.1.1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển 2.1.1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Từ ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phục vụ doanh nghiệp quân đội trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thời kỳ tiền hội nhập, ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi; năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng. Với những thành quả đã đạt được, năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động. Năm 2018, Ngân hàng TMCP Quân đội theo đuổi phương châm "Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững" và đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh theo kế hoạch đề ra từ đầu năm. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế của năm tài chính đã đạt 7.767 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2017. Đi cùng với việc hoàn thành xuất sắc các kế hoạch về hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã hoàn thành các chỉ tiêu khác bao gồm: triển khai kế hoạch hoạt động 4 năm từ 2017 - 2021; áp dụng cơ sở hạ tầng ngân hàng số với 3,8 triệu tài khoản đang hoạt động, phát triển sản phẩm ứng dụng điện thoại MBBank dành cho khách hàng cá nhân và Biz MB dành cho khách hàng doanh nghiệp; đổi mới hình ảnh cho toàn bộ các điểm giao dịch, triển khai triệt để, quyết liệt các dự án nhằm tăng trưởng đột phá.

Sau hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân đội hiện nay là một trong những ngân hàng lớn và hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Tên viết tắt: Ngân hàng Quân đội (MB)

Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thành Công được thành lập năm 2015, là phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Thăng Long. Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng chi nhánh Thành Công đến nay đã thể hiện được khả năng hoạt động của mình khi đạt danh hiệu chi nhánh xuất sắc nhiều năm liền. Địa chỉ: Số 165 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

2.1.2: Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thành Công hiện nay bao gồm một sàn giao dịch và ba phòng nghiệp vụ, với tổng cộng 35 cán bộ công nhân viên đều có tối thiểu trình độ tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học, ngoại trừ 4 nhân viên tập sự.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công

(Nguồn: Báo cáo tổ chức hoạt động nội bộ của chi nhánh Thành Công)

Ban lãnh đạo chi nhánh được tổ chức đứng đầu là giám đốc chi nhánh, dưới giám đốc chi nhánh là giám đốc dịch vụ và phó giám đốc. Mỗi phòng ban đều có trưởng phòng hoặc người phụ trách chính, nhận chỉ thị trực tiếp của ban lãnh đạo để phổ biến và triển

khai công việc với cán bộ nhân viên. Tất cả các nhân viên của chi nhánh đều tương tác, hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra mối liên kết trong nội bộ phòng và giữa các phòng với nhau để đảm bảo quá trình vận hành được thông suốt và đạt được các chỉ tiêu KPI. Mỗi cấp quản lý hay các phòng ban đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thể:

a. Giám đốc chi nhánh

Giám đốc chi nhánh nhận chỉ thị trực tiếp từ giám đốc vùng để triển khai các hoạt động trọng tâm và mục tiêu đề ra của từng thời kỳ với cấp dưới đồng thời theo dõi, quản lý tình hình thực hiện. Chức vụ giám đốc đảm nhiệm những chức năng sau:

• Tổ chức điều hành, quản lý trực tiếp hay gián tiếp qua phó giám đốc và giám đốc dịch vụ các hoạt động chung của chi nhánh

• Đầu mối triển khai các chỉ đạo từ cấp hội sở, cấp vùng tới chi nhánh, đồng thời kiểm soát các thông tin, báo cáo hoặc đề xuất của chi nhánh lên các cấp trên

• Trực tiếp chỉ đạo một số nghiệp vụ theo chuyên đề, hoặc có thể ủy quyền công việc cho phó giám đốc hoặc giám đốc dịch vụ đảm nhiệm trong những trường hợp

cụ thể

nhất định

• Gặp mặt, liên kết với các đối tác thuộc diện khách hàng tiềm năng, góp phần gây dựng mạng lưới khách hàng cho chi nhánh.

• Phê duyệt các công văn xác nhận cung cấp tín dụng. b. Phó giám đốc

Trong phạm vi được ủy quyền, chức vụ giám đốc dịch vụ và phó giám đốc đảm nhiệm những chức năng sau:

• Thực hiện giám sát, quản lý tình hình hoạt động chung của chi nhánh thông qua các phòng ban và sàn giao dịch

• Triển khai các hoạt động đào tạo, họp nội bộ dựa trên cơ sở kế hoạch đã đề ra của chi nhánh

• Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với giám đốc kết quả thực hiện công việc được giao theo quy chế về chế độ thông tin, báo cáo của MB từng thời kỳ

2018 2019

• Gặp mặt, liên kết với các đối tác thuộc diện khách hàng tiềm năng, góp phần gây dựng mạng lưới khách hàng cho chi nhánh.

• Phê duyệt các công văn xác nhận cung cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền.

• Chỉ đạo công tác tổng kết tình hình hoạt động của cả chi nhánh và từng phòng ban định kỳ.

c. Phòng khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp đều thuộc bộ phận tín dụng của chi nhánh, trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến tín dụng và là lực lượng chính tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho chi nhánh. Trách nhiệm cụ thể:

• Triển khai hoạt động tín dụng dựa trên kế hoạch của giám đốc và phó giám đốc đề ra theo từng thời kỳ

• Tìm kiếm, trực tiếp liên hệ với các đối tượng khách hàng tiềm năng, gây dựng các mối quan hệ tín dụng giữa các tổ chức hoặc cá nhân với Ngân hàng TMCP Quân

đội -

Chi nhánh Thành Công

• Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng tiềm năng hoặc hiện hữu để đưa ra quyết định về việc cung cấp tín dụng. Phân loại khách hàng dựa trên các tiêu chí

như lĩnh

vực kinh doanh, xếp hạng tín nhiệm, quy mô hoạt động

• Chăm sóc, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của MB

• Cung cấp nghiệp vụ tín dụng hoặc phi tín dụng dựa trên nhu cầu và năng lực của khách hàng, đề xuất phương án triển khai tín dụng đến bộ phận hỗ trợ tín dụng

hoặc các

cấp thẩm định

• Kiểm soát quá trình thu nợ gốc và lãi của khách hàng; phân loại nợ, kiểm soát các khoản nợ xấu, nợ quá hạn và đề xuất biện pháp khắc phục.

• Hàng kỳ lập báo cáo về kết quả hoạt động của từng cá nhân và cả phòng để báo cáo với ban lãnh đạo

d. Phòng dịch vụ khách hàng và sàn giao dịch

Giống như tất cả các NHTM khác, các công tác giao dịch trực tiếp bao gồm chuyển tiền và gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công đều diễn

• Sao kê tài khoản theo yêu cầu của khách hàng hoặc phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

• Thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng theo yêu cầu trực tiếp của khách hàng hoặc của phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân

• Thực hiện các nghiệp vụ phi tín dụng như mở tài khoản, cung cấp thẻ giao dịch, dịch vụ Internet Banking.

e. Phòng hỗ trợ tín dụng

Phòng hỗ trợ tín dụng là đầu mối triển khai các chỉ đạo tín dụng từ bộ phận hỗ trợ tín dụng tại hội sở, kiểm soát các hoạt động tín dụng tại chi nhánh và giúp đỡ phòng khách hàng cá nhân/ khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động trên. Ngoài ra, phòng hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ nhập kho tài sản bảo đảm, nhập kho và lưu trữ hồ sơ tín dụng của khách hàng do phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp cung cấp.

2.1.3: Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh

a. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công chủ yếu thông qua tiền khách hàng gửi, chia thành hai loại là tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn:

Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công (đơn vị: tỷ đồng)

Tổng doanh số tiền gửi 879 1175

Tiền gửi không kì hạn 331 469

Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ 901 1456 Dư nợ nhóm 1 880 1442 Dư nợ nhóm 2 5 8 Dư nợ nhóm 3 - 5 16 6 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.30% 0.90% Tỷ lệ nợ xấu 1.76% 0.38%

thể thấy huy động vốn của chi nhánh đạt mức tăng trưởng ổn định qua từng năm khi tiền gửi khách hàng năm 2019 tăng gần 300 tỉ đồng so với 2018, trong đó, tiền gửi có kì hạn thông thường sẽ cao hơn tiền gửi không kì hạn. Điều này thể hiện Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công luôn có thể đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các hoạt động tín dụng, đặc biệt là khi dư nợ tín dụng tại chi nhánh cũng có sự tăng trưởng theo từng năm.

b. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh:

Biểu đồ 2.1: Tổng dư nợ qua các năm (đơn vị: tỉ đồng)

Năm 2018 901

Năm 2019

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

■ Dư nợ

(Nguồn: Báo cáo nội bộ kết quả hoạt động kinh doanh năm MB Thành Công) Trong 2 năm 2018 đến 2019, có thể thấy dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công tăng trưởng mạnh khi tổng dư nợ của năm 2019 tăng 50% so với năm 2018 (từ 901 tỷ đồng lên 1456 tỷ đồng). Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn cao hơn so với dư nợ trung, dài hạn, trong khi dư nợ của khách hàng doanh nghiệp cao hơn dư nợ khách hàng cá nhân. Trên thực tế, khách hàng doanh nghiệp có xu hướng vay nợ ngắn hạn khi các khoản giải ngân doanh nghiệp thông thường sẽ đáo hạn trong vòng 6 tháng, và khách hàng cá nhân có nhu cầu vay nợ trung/ dài hạn để mua tài sản cố định như nhà và xe nhiều hơn.

Ngoài phân loại nợ theo kỳ hạn và nhóm khách hàng, dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công còn được phân chia theo nhóm nợ dựa trên quy chuẩn được công bố bởi Trung tâm Cổng thông tin tín dụng Quốc gia (CIC). Theo đó, nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn (nợ gốc và lãi có thể được trả đúng thời hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày), nợ nhóm 2 là nợ cần chú ý (nợ quá hạn từ trên 10 ngày tới 1 tháng) và nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ trên 30 ngày và được xếp vào nhóm nợ xấu).. Cụ thể phân loại nợ theo nhóm tại chi nhánh như sau:

Bảng 2.2: Phân loại nhóm nợ Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thành Công (đơn vị: tỷ đồng, %)

(Nguồn: Báo cáo nội bộ kết quả hoạt động kinh doanh năm MB Thành Công) về mặt lý thuyết, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu càng thấp thì thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Quản lý và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những mục tiêu chung của tất cả các NHTM, tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, không thể tránh khỏi các nhóm nợ trên do những rủi ro liên quan đến năng lực trả nợ gốc và lãi của doanh ngiệp khách hàng.

Có thể thấy trong 2 năm từ 2018 đến 2019, chất lượng nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thành Công đã được nâng cao đáng kể: nợ nhóm 3 đến nhóm 5 giảm kéo theo tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm theo. Trong năm 2018, nợ trong tiêu chuẩn của chi nhánh chiếm 97.7%, đây là một tỷ lệ tương đối cao và còn

cao hơn trong năm 2019 khi con số này đạt 99.1%. Mặc dù nợ nhóm 2 tăng trong năm 2019, nhưng nợ nhóm 3 - 5 giảm thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu nợ theo hướng tích cực. Điều này chứng tỏ việc phân tích tài chính khách hàng để đề phòng rủi ro liên quan đến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP quân đội chi nhánh thành công khoá luận tốt nghiệp 185 (Trang 29)